Vụ đánh bom làm hơn 180 người chết: Lính Mỹ giết dân thường Afghanistan?

Ngày 8/2, CNN đăng bài báo “Nỗi kinh hoàng trước cánh cổng Kabul dẫn đến tự do: Bên trong khoảnh khắc chết chóc cuối cùng của cuộc chiến kéo dài nhất của Mỹ”

Máu nhuộm kênh nước thải

Ngày 26/8/2021, một vụ nổ xé toạc đám đông tuyệt vọng bên ngoài sân bay Kabul, biến con kênh dẫn nước thải mà họ đang đứng thành màu đỏ với máu và các bộ phận cơ thể.

Shogofa Hamidi mở mắt ra và thấy bầu không khí dày đặc khói, cô kể. Các thi thể chồng chất lên nhau, máu và thịt người bắn tung tóe lên mặt và vào miệng cô. Giấy tờ tùy thân và thông hành mà cô cầm đã biến thành tro bụi. Xung quanh cô, mọi người đang la hét, than khóc.

Trong vòng vài phút, vụ nổ súng bắt đầu, Shogofa nói. Những gì xảy ra tiếp theo là một phần của câu chuyện chưa được kể - và vẫn còn đang tranh cãi - về cuộc tấn công vào cổng Abbey của sân bay Kabul.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?

Một người đàn ông bị thương đến bệnh viện ở Kabul sau vụ nổ. Ảnh: The New York Times.

Lầu Năm Góc khẳng định, có 170 người Afghanistan và 13 quân nhân Mỹ thiệt mạng trong vụ nổ hôm đó. Một cuộc điều tra quân sự kéo dài 3 tháng rưỡi của quân đội Mỹ, bao gồm các cuộc phỏng vấn với 139 người, kết luận rằng, tuy Thủy quân lục chiến Mỹ nổ súng hai lần sau vụ nổ, nhưng không ai bị trúng đạn, nhóm điều tra công bố trong một cuộc họp báo ngày hôm 4/2/2022.

Quân đội Anh nói rằng, binh sĩ của họ đã bắn chỉ thiên để giải tỏa đám đông, không ai bị trúng đạn. ISIS-K đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ đánh bom khiến Mỹ có số người thiệt mạng cao nhất trong một vụ việc riêng lẻ ở Afghanistan trong hơn một thập kỷ. Nhưng một cuộc điều tra kéo dài 4 tháng của CNN đặt ra câu hỏi hóc búa về những gì thực sự xảy ra vào ngày hôm đó - và có bao nhiêu người chết.

CNN đã nói chuyện với hơn 70 nhân chứng và gia đình của những người thiệt mạng, xem xét hồ sơ y tế và phân tích video, hình ảnh, âm thanh ghi tại hiện trường. Các nhân viên y tế và quản trị viên tại 5 bệnh viện tiếp nhận nạn nhân của vụ nổ đã ghi nhận sự hiện diện của các vết đạn, và một bác sĩ nói rằng tự mình gắp đầu đạn ra. Những người sống sót và gia đình một số nạn nhân khẳng định, một số người chết hoặc bị thương vì trúng đạn, không phải do bom nổ.

Hai nhà phân tích vụ nổ cho rằng, không có khả năng có quá nhiều người chết trong một vụ nổ do một người gây ra. Tuy nhiên, một số chuyên gia khác nói với CNN rằng điều đó là hoàn toàn có thể.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-2

Vị trí vụ nổ. Nguồn: CNN.

Việc khám nghiệm tử thi không phổ biến ở Afghanistan, nên các đánh giá y tế không đầy đủ. Cuộc điều tra của quân đội Mỹ cũng có những giới hạn. Các nhà điều tra không nói chuyện với bất kỳ nhân viên nào tại các bệnh viện Afghanistan hoặc nhân viên y tế bên ngoài quân đội Mỹ. Họ cũng không phỏng vấn bất kỳ thường dân Afghanistan nào.

Tuy nhiên, thông tin mà CNN có được làm dấy lên khả năng rằng, việc nổ súng có thể đóng vai trò gây thương vong trong ngày khủng khiếp đó, bất chấp sự phủ nhận của quân đội Mỹ và Anh.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-3

Những người phụ nữ bị thương trong vụ nổ bên ngoài sân bay Kabul đến bệnh viện. Ảnh: Getty Images.

Vụ nổ xảy ra như thế nào?

Những ngày trước khi vụ nổ xảy ra, nhiều người Afghanistan tập trung xung quanh sân bay Kabul, mong lên được chuyến bay ra khỏi thành phố. Lực lượng Taliban chiếm thủ đô Kubul ngày 15/8/2021. Đến ngày 26/8/2021, sự tuyệt vọng bên ngoài các bức tường của sân bay lên đến đỉnh điểm.

Binh sĩ Mỹ chỉ còn 5 ngày nữa là đến thời hạn xuất cảnh và nguy cơ bị ISIS-K tấn công ngày càng gia tăng. Đại sứ quán Mỹ tại Kabul cảnh báo người dân tránh xa sân bay, trừ khi có lời mời đặc biệt của đại diện Mỹ. Nhưng đám đông vẫn tìm đến sân bay.

Một số người Afghanistan đến sân bay cầm theo visa hoặc hộ chiếu của các quốc gia khác. Những người khác chỉ hy vọng rằng, bằng cách nào đó, họ sẽ được dẫn qua cổng sân bay.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-4

Nhiều người tập trung gần một trạm kiểm soát sơ tán sát sân bay Kabul vào ngày 26/8/2021. Ảnh: AP.

Sau khi thủ đô thất thủ, ngày nào cũng có hàng nghìn người Afghanistan tập trung tại sân bay quốc tế Hamid Karzai. Đó là con đường di tản chính của người Mỹ ra khỏi Afghanistan và là nơi cuối cùng ở Kabul vẫn nằm trong sự kiểm soát của Mỹ.

Nhưng vào sân bay - và ra khỏi Afghanistan - không hề dễ dàng. Người Afghanistan cần phải đi qua một trong các cổng sân bay - và đối với nhiều người, điều đó có nghĩa là phải đi qua cổng Abbey.

Một số người di tản đứng trong kênh dẫn nước thải chạy vòng quanh sân bay, cầm giấy tờ tùy thân, thông hành vẫy vẫy. Sau đó, người di tản cần phải vượt qua các lực lượng đồng minh đang quản lý lối vào.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-5

Quần áo và vết máu trên bờ kè kênh dẫn nước thải sau vụ nổ. Ảnh: Getty Images.

Vài giờ trước vụ nổ ngày 26/8/2021, video cho thấy mọi người tập trung gần hàng rào thép gai nơi quân đội đồng minh ngăn cách họ với sân bay.

Shogofa và em gái Morsal hòa trong đám đông người dân Afghanistan đứng trong dòng nước thải bẩn thỉu, với hy vọng được đưa giấy thông hành của họ cho những người lính Pháp. Morsal, khi đó 17 tuổi, đã được nhận vào một trường đại học của Pháp; chị gái và cha mẹ của cô đã được thông báo rằng họ có thể di tản cùng cô.

Gần đó, Ahmad (người không muốn sử dụng tên thật của mình vì lý do an toàn) đang đứng cùng với hơn chục thành viên trong gia đình anh, bao gồm phụ nữ và trẻ em. Một số túi được nhét đầy quần áo và đồ đạc cho cuộc hành trình.

Không giống như hàng nghìn người khác, họ có giấy tờ thông hành hợp lệ: một người là công dân Mỹ, một số có thẻ xanh, và một người khác có được thị thực sau khi làm việc cho người Mỹ. Không lâu trước khi vụ nổ xảy ra, hầu hết thành viên gia đình Ahmad đã băng qua kênh nước thải để đến khu vực gần nơi lính Mỹ đang kiểm tra giấy tờ. Cánh đàn ông đang chuyển những hành lý cuối cùng sau lưng họ. Sau đó, quả bom phát nổ...

Một số người Afghanistan tử vong ngay lập tức. Nhiều người khác bị sức ép vụ nổ quăng xuống đất. Theo các nhân chứng, ở phía sân bay bên con kênh, binh sĩ nước ngoài đã chết hoặc bị thương. Những người khác vẫn đang chặn cổng vào sân bay khi những người Afghanistan bàng hoàng tìm cách đứng dậy.

Nạn nhân được đưa đến bệnh viện sau vụ tấn công. Video: Asvaka News Agency.

Khi nằm trong đống thi thể, Shogofa nhìn thấy những người lính trong quân phục Mỹ vội vàng kéo đồng đội bị thương đến nơi an toàn. Sau đó, Shogofa nhìn thấy binh sĩ bắn vào những người Afghanistan bị thương, cô kể.

“Tôi thấy những người bị thương trong vụ nổ cố gắng đứng dậy nhưng họ (binh sĩ) đã bắn vào những người này”, cô nói. Shogofa cảm thấy ai đó đang kéo đầu mình. Đó là em gái Morsal của cô - người đang chảy máu và mấp máy môi như thể gọi tên chị gái, nhưng không thể nói được.

“Mặt em ấy đầy máu, giống như vòi nước chảy ra máu vậy”, Shogofa kể. Morsal bị mảnh bom găm vào vai trong vụ nổ nhưng vẫn có thể đứng vững. Không lâu sau vụ nổ, Morsal cũng nhìn thấy binh lính bắn vào những người đang đứng, cô nói. Sau đó, một viên đạn găm vào quai hàm Morsal và đi ra bên phải cổ cô ấy.

Một báo cáo y tế từ Trung tâm phẫu thuật khẩn cấp do Ý điều hành ở Kabul (CNN đã xem báo cáo này) xác nhận cô đã bị trúng đạn. Mười chín nhân chứng nói rằng, họ đã nhìn thấy người khác bị trúng đạn hoặc chính họ bị trúng đạn.

Mặc dù CNN chưa thể xác thực lời kể của từng nhân chứng, nhưng điều này càng làm tăng thêm tính cấp bách mà quân đội Mỹ phải đối mặt về vụ việc.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-6

Ba lô và đồ đạc của những người Afghanistan chờ được sơ tán. Ảnh: Getty Images.

Sau vụ nổ, Ahmad nhảy xuống kênh - nơi anh tìm thấy em họ Mohammad bị thương nhưng còn tỉnh. Anh kéo cậu đến bên dòng nước hôi thối. Khi đang cố gắng giúp đỡ những người thân khác của mình, Ahmad thấy một viên đạn găm vào trán Mohammad, giết chết cậu ngay lập tức.

Lúc đó, Nazir, 16 tuổi, đang ở sân bay cùng anh trai, vợ của anh trai và con của họ. Cậu nói rằng, vụ nổ súng dường như bắt đầu ngay sau vụ nổ. “Không có chuyện bắn lên trời. Họ nhắm vào mọi người. Đó là cố ý. Trước mặt cháu, mọi người đang bị bắn vào và ngã xuống”, Nazir nói.

Một người sống sót khác, Noorullah Zakhel, cũng đang đứng trong kênh khi vụ nổ xảy ra. Anh quay sang anh họ Suhail - người dường như không bị thương trong vụ nổ. “Chạy đi”, anh nói.

Noorullah nói anh nghe thấy tiếng súng khi trèo lên bờ kênh. Vì vậy, anh lại tụt xuống và trốn giữa những xác chết. Noorullah lưu ý rằng, những viên đạn dường như bắn trúng những người cố gắng chạy trốn. Vì vậy, anh quay sang một gia đình nằm bên cạnh và nói: “Đừng chạy, họ bắn đấy”.

Noorullah nhớ lại về những người lính lúc đó đứng trước mặt anh. “Họ không nói gì, họ chỉ bắn người”, anh kể. Hôm sau, gia đình của Noorullah nói rằng Suhail đã chết sau khi trúng đạn.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-7

Những người Afghanistan cố gắng chạy trốn khỏi đất nước cố gắng tiếp cận các lực lượng nước ngoài bên ngoài sân bay Kabul vào ngày 26/8/2021. Ảnh: EPA-EFE.

Ai đã bắn?

Quân đội Mỹ xác nhận chỉ có lính Mỹ và Anh ở trong khu vực vào thời điểm đó. Các nhân chứng tuyên bố đã nhìn thấy người bị bắn là nhầm lẫn do quá chấn động, Đại úy Bill Urban, phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy Trung tâm (CENTCOM), một bộ phận của quân đội Mỹ phụ trách Afghanistan cùng các quốc gia khác, nói.

“Lời khai của những người bị bắn không được hỗ trợ bởi bất kỳ sự kiện nào khác mà chúng tôi biết”, ông Urban nói.

Một trong những nhà điều tra Mỹ, Đại tá CJ Douglas, nói với các phóng viên cuối tuần trước rằng, sau vụ nổ trên kênh dẫn nước thải, Thủy quân lục chiến Mỹ và lính Anh đã nổ súng vào hai “nam giới trong độ tuổi quân nhân”, nhưng không có viên đạn nào trúng mục tiêu hoặc bất kỳ người Afghanistan nào.

Thủy quân lục chiến “bắn bốn phát súng cảnh cáo phía trên đầu một cá nhân có hành vi đáng lo ngại và có vẻ như đang quan sát địa điểm thương vong”, ông Douglas nói. “Cá nhân này cuối cùng đã bỏ chạy mà không hề hấn gì”, ông nói thêm.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-8

Một lính thủy đánh bộ Mỹ tại Sân bay Quốc tế Hamid Karzai vào ngày 26/8/2021. Ảnh: Reuters.

Hôm đó, lính Mỹ hoặc Anh kiểm soát tất cả các khu vực chính xung quanh địa điểm vụ nổ. An ninh sân bay được điều hành bởi quân đội Mỹ, mặc dù binh sĩ đồng minh cũng tham gia gác cổng trong những ngày trước vụ nổ. Quân Anh chủ yếu kiểm soát phía bên kia của con kênh.

Tổ hợp khách sạn Làng Zohak - nơi có sân bay trực thăng - đã được phía Anh và Mỹ sử dụng không liên tục. Khách sạn Baron gần đó được người Anh sử dụng để xử lý các đơn xin thị thực. Lúc đó, lính Anh đã bắn một loạt đạn chỉ thiên để cảnh cáo từ một tòa tháp bên trong khu phức hợp Làng Zohak nhằm ngăn chặn “đám đông gia tăng”, một phát ngôn viên quốc phòng Anh nói. Họ không bắn trúng ai, vị phát ngôn viên nói.

Một điều tra viên của Mỹ, Thiếu tướng Lance Curtis, hôm thứ Sáu tuần trước nói rằng, người Anh đã bắn 25-35 viên đạn phía trên đám đông.

Trong một vụ việc khác, một đơn vị lính thủy đánh bộ ngay phía trong tường ngoài của sân bay đã nổ súng vào một người đàn ông đang cầm khẩu AK-47, phát ngôn viên CENTCOM, ông Urban, nói với CNN.

Không rõ có bao nhiêu viên đạn được bắn ra, nhưng có lẽ ít hơn một băng đạn - 30 viên - vì không thấy thay băng đạn, ông Urban nói. Ông nói thêm: “Họ không xem đạn có bắn trúng người đàn ông đó hay không, nhưng họ cũng không gặp lại anh ta”.

Nhưng một quan chức quân đội cấp cao biết về cuộc điều tra phủ nhận việc có người dính đạn. “Chúng tôi đã phỏng vấn tất cả lính thủy đánh bộ. Không có gì trong cuộc điều tra khiến chúng tôi kết luận rằng đạn đã bắn trúng dân thường theo bất kỳ cách nào. Tất cả thương vong dân sự đều do chính vụ nổ gây ra”, vị quan chức nói.

“Những phát súng cảnh cáo được bắn bởi cả người Anh và những người khác đã bị hiểu nhầm là một cuộc tấn công phối hợp”, vị quan chức này nói, sử dụng thuật ngữ ám chỉ một cuộc tấn công bằng nhiều ít nhất hai loại vũ khí hoặc có ít nhất hai kẻ tấn công. Ông nói thêm rằng, nếu có thương vong dân sự do súng đạn, nhân viên tại hiện trường sẽ báo cáo theo đạo đức quân sự của Mỹ. “Không một lính thủy đánh bộ nào trong tất cả các cuộc phỏng vấn của chúng tôi báo cáo vụ việc”.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-9

Tình nguyện viên và nhân viên y tế giúp đỡ một người đàn ông bị thương. Ảnh: Getty Images.

Bên trong bệnh viện

Các tài liệu y tế và các cuộc phỏng vấn với bác sĩ đã hỗ trợ tuyên bố của những người sống sót rằng, họ đã nhìn thấy người bị bắn. Trong 14 trường hợp, các báo cáo y tế cho thấy bệnh nhân hoặc nạn nhân bị trúng đạn.

Ba người sống sót đã cung cấp các báo cáo y tế xác nhận có vết thương do đạn bắn, trong đó có một người từ Trung tâm Y tế Quân sự Quốc gia Walter Reed của quân đội Mỹ ở bang Maryland. Báo cáo đó được một người sống sót (đã được sơ tán đến Mỹ) cung cấp với điều kiện giấu tên. Theo báo cáo, ngoài vết thương do vụ nổ gây ra, người này bị một vết thương do súng bắn vào ngực

Báo cáo của Morsal Hamidi từ Trung tâm Phẫu thuật khẩn cấp do Ý điều hành ở Kabul cho thấy cô bị bắn vào mặt. Một người đàn ông đã cung cấp một báo cáo xác nhận vết thương do đạn bắn ở cánh tay.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-10

Có thể là vết máu trên bờ kè mương dẫn nước thải. Ảnh: CNN.

CNN cũng thu được các tài liệu y tế và thông báo của bệnh viện xác nhận rằng, 11 người trong số những người thiệt mạng đã trúng đạn. Ahmad, người mất ba thân nhân trong vụ nổ, đã cho CNN xem hai báo cáo riêng biệt từ Bệnh viện Quân đội Daoud Khan viết rằng anh trai và em họ của anh chết “do bị thương vì trúng đạn và do vụ nổ”.

Trung tâm Phẫu thuật khẩn cấp do Ý điều hành cũng tuyên bố rằng, trong một giờ sau vụ nổ, họ tiếp nhận 9 thi thể với vết thương do đạn bắn. Người phát ngôn của Trung tâm cho biết, bảy người bị thương do đạn bắn vào đầu, và hai người bị thương ở ngực.

CNN đã nói chuyện với các nhân viên y tế tại 5 bệnh viện ở Kabul - nơi các bệnh nhân được điều trị vào đêm hôm đó. Họ cho biết, một số người đã bị trúng đạn, cho thấy tổng số người trúng đạn có thể cao hơn nhiều.

CNN không thể tiếp cận các thi thể hoặc đánh giá kết luận của các bác sĩ và nhân viên bệnh viện, và việc khám nghiệm tử thi là rất hiếm ở Afghanistan. Mặc dù không thể kết luận, nhưng nội dung lời khai từ các nhân viên trong các cơ sở riêng biệt này làm tăng sự nghi ngờ về việc liệu có đúng 183 người bị giết bởi một quả bom như Lầu Năm Góc khẳng định hay không.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-11

Báo cáo y tế này từ Trung tâm Phẫu thuật khẩn cấp do Ý điều hành ở Kabul chẩn đoán Morsal có “B.I.” - vết thương do đạn bắn - ở bên trái khuôn mặt cô ấy. Ảnh: Trung tâm cung cấp.

Bệnh viện Wazir Akbar Khan đã tiếp nhận khoảng 60 người bị thương và 145 xác chết, theo một bác sĩ ở khu cấp cứu (ông yêu cầu giấu tên vì lo ngại về an toàn). Bác sĩ nói rằng, ông đã khám nghiệm các thi thể cả đêm để tìm kiếm bất kỳ ai có thể còn sống cũng như xem xét bản chất của các vết thương.

“Có hai loại chấn thương. Người bị bỏng do vụ nổ có rất nhiều lỗ thủng trên cơ thể. Nhưng với đạn bắn, bạn chỉ có thể nhìn thấy một hoặc hai lỗ - trong miệng, trong đầu, trong mắt, trong ngực. Tôi đã gắp đạn cho bốn hoặc năm người bị thương”, ông nói.

Một bác sĩ khác tại cùng khu cấp cứu của Bệnh viện Wazir Akbar Khan cho biết, ông đã tìm kiếm người thân của mình và bất kỳ người nào sống sót trong số thi thể được đưa đến. Ông yêu cầu không được tiết lộ danh tính vì sự an toàn của bản thân và nói rằng ông đã nhìn thấy nhiều vết thương do đạn bắn. “Tôi có thể dễ dàng nhận ra những vết thương do súng bắn vì chúng tôi đã xử lý chúng trong bệnh viện từ lâu”, vị bác sĩ nói.

Theo các nguồn tin y tế, hai bệnh viện khác đã tiếp nhận tổng cộng 7 xác chết mà các bác sĩ đánh giá là có vết đạn trên người. Người phát ngôn của CENTCOM, ông Urban, nói với CNN rằng các nhân viên y tế đã đánh giá các vết thương không chính xác.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-12

Giấy chứng tử này ghi rằng Mohammad chết do "vết thương vì đạn bắn và vết thương do vụ nổ" Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Các nhà giám định quân y Mỹ nhận thấy không có cách nào xác định một cách khách quan và khoa học nguyên nhân cái chết là do một viên bi tròn (nhồi trong quả bom) hoặc viên đạn có kích thước tương tự mà không nghiên cứu kỹ vết thương bên trong và tìm ra viên đạn gây ra vết thương, ông Urban nói.

Bác sĩ loại bỏ đạn cho bệnh nhân tại Bệnh viện Wazir Akbar Khan không đồng ý và nói rằng ông có thể xác định các vết thương khác nhau. Ông nói: “Theo 15 năm phẫu thuật của tôi ở Afghanistan, các vết thương do bom và đạn rất khác nhau. Khi một viên bi đi vào cơ thể, nó sẽ tạo ra một lỗ lớn - khác với một viên đạn sắc nhọn. Khi một viên đạn đi vào, nó tạo ra một lỗ nhỏ với một đường viền cụ thể và khi rời khỏi cơ thể, nó tạo ra một lỗ lớn”.

Các nhà điều tra Mỹ hôm thứ Sáu công nhận rằng, họ chỉ lấy được lời khai từ các nhân viên Mỹ và liên quân. “Trong quá trình điều tra, chúng tôi không có cơ hội nói chuyện với những người Afghanistan trên thực địa,” một trong những điều tra viên, Thiếu tướng Curtis, nói.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-13

Báo cáo y tế này nói rằng bệnh nhân bị thương do đạn bắn vào cánh tay phải. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Chứng cứ video

Mặc dù có một số lượng lớn camera an ninh xung quanh sân bay Kabul và nhiều người Afghanistan đăng video lên mạng xã hội từ hiện trường, nhưng chỉ có một số ít cảnh quay về các vụ nổ súng sau vụ nổ bom ngày 26/8. Hình ảnh và âm thanh một số video ghi lại đường dường như trái ngược với tuyên bố của phía Mỹ.

Một đoạn video dài 33 giây được quay lúc 5h40 chiều, khoảng ba phút sau vụ nổ. Nó cho thấy những người sống sót sau vụ nổ điên cuồng chạy trốn khỏi hiện trường. Có thể nghe thấy tiếng súng nổ. Đoạn video cũng chứng thực một số lời khai của nhân chứng, vì nó cho thấy những gì có vẻ là lính Mỹ bên bức tường sân bay và lính Anh trên tòa tháp gần đó.

Vị quan chức quân đội cấp cao nắm rõ cuộc điều tra nói rằng, ba phút sau vụ nổ, một máy bay không người lái (drone) quay được một đoạn video dài năm phút, nhưng trong suốt năm phút, không có tiếng súng nào.

Thứ Sáu tuần trước, Lầu Năm Góc công bố đoạn phim do drone quay. Đoạn phim không cung cấp cảnh quay ổn định, liên tục về hậu quả của vụ nổ và nó không hỗ trợ một cách rõ ràng cho khẳng định của Mỹ rằng không có tiếng súng. Không có đoạn phim nào do CNN hoặc Lầu Năm Góc có được cho thấy lính Mỹ bắn vào dân thường. Quan chức Mỹ cho biết, các nhà điều tra chưa thu được video giám sát về vụ việc cũng như hậu quả.

Đoạn video dài 33 giây được quay lúc 5h40 chiều, khoảng ba phút sau vụ nổ. Trong video có tiếng súng. Nguồn: CNN.

Các chuyên gia nói gì?

Vị quan chức quân sự cấp cao của Mỹ quen thuộc với cuộc điều tra nói với CNN trong cuộc họp giao ban kéo dài 3 tiếng rưỡi tại Lầu Năm Góc hồi tháng trước rằng, tất cả những người thiệt mạng trong vụ tấn công ngày 26/8/2021 đều thiệt mạng trong vụ nổ.

Vị quan chức Mỹ cho biết, các chuyên gia của họ ước tính quả bom nặng khoảng 9 kg. Tuy nhiên, vị quan chức này lưu ý rằng, các chuyên gia chất nổ của họ chỉ có thể tiếp cận hiện trường 13 giờ sau vụ nổ. “Việc thu thập pháp y của họ đã thực sự bị gián đoạn. Họ nhặt được một số mảnh ba lô, những thứ mà họ nghĩ có thể là một phần của áo vest. Không ai tìm được bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào”, ông nói.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-14

Ảnh vệ tinh cho thấy đám đông tụ tập gần điểm kiểm soát bên ngoài sân bay Kabul hôm 25/8/2021 - một ngày trước khi vụ kích bom liều chết xảy ra. Nguồn: CNN.

Các chuyên gia ước tính kích thước của quả bom bằng cách so sánh nó với các vụ nổ trước đó được thực hiện trong các cuộc thử nghiệm, vị quan chức nói. Người phát ngôn CENTCOM, ông Urban, cho biết ngoài 13 quân nhân Mỹ thiệt mạng, có 45 người bị thương mặc dù mặc áo giáp.

Ông Urban nói: “Thiết bị nổ có thể gây ra thương tích thảm khốc cho phần lớn dân thường Afghanistan trong con kênh. Con số thương vong do vụ nổ gây ra “và phân tích của các chuyên gia của chúng tôi đã chứng minh rằng một thiết bị như vậy có thể đã giết chết tổng cộng 160-170 dân thường Afghanistan”.

Ông Pete Norton, một nhà điều tra hiện trường vụ đánh bom và là cựu sĩ quan kỹ thuật đạn dược của Quân đội Anh với 30 năm kinh nghiệm, nhận định, một quả bom nặng 9kg có thể gây ra cái chết cho hơn 180 người trong những điều kiện hết sức cụ thể.

Tuy nhiên, một số chuyên gia khác bày tỏ với CNN rằng, một thiết bị nổ nặng 9kg khó gây ra con số thương vong lớn như vậy. Họ nói rằng, tình trạng tổn hại của các bức tường xung quanh Cổng Abbey cho thấy quả bom có thể không mạnh đến mức đó.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-15

Có thể đây là dấu vết mảnh kim loại găm vào sau vụ nổ. Ảnh: CNN.

Khi CNN đến thăm địa điểm này vào tháng 11/2021, các bức tường đá có nhiều vết rỗ và vết máu, nhưng không có thiệt hại đáng kể nào đối với các bức tường và cơ sở hạ tầng xung quanh. Điều đó cho thấy thiết bị có thể nhẹ hơn 9kg, theo ông Chris Cobb-Smith, một nhà điều tra tội phạm chiến tranh và nhà phân tích pháp y vụ nổ và đạn đạo với 38 năm kinh nghiệm trong quân đội.

Ông Cobb-Smith, cũng là một cựu thanh tra vũ khí của Liên Hợp Quốc, được CNN thuê và bay đến Kabul để thực hiện khảo sát hiện trường. Ông viết: “Con số thương vong cả người chết và bị thương là chưa từng có đối với kích thước được cho là của thiết bị nổ được sử dụng trong vụ việc này”.

Bà Rachel Lance, trợ lý giáo sư tại Đại học Duke (Mỹ), người chuyên về cơ sinh học chấn thương và mô hình chấn thương do các vụ nổ, cũng nhận định rằng, số người chết (hơn 180) không phù hợp với kích thước của quả bom. Dựa trên các hình ảnh do CNN cung cấp từ hiện trường, bà nhận định: “Số người chết này hoàn toàn không phù hợp so với tất cả các báo cáo từng ghi nhận về một quả bom được mang bởi một người ở ngoài trời”.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-16

Hiện trường vụ nổ khi CNN đến thăm vào tháng 11/2021. Ảnh: CNN.

Tuyên bố của Lầu Năm Góc

Các lời kể của nhân chứng, báo cáo y tế và bằng chứng chuyên gia đều làm dấy lên nghi ngờ về các tuyên bố của phía Mỹ, vốn đã thay đổi trong những tháng sau vụ nổ.

Trong cuộc họp báo ngày 27/8/2021, Thiếu tướng Hank Taylor, Phó chỉ huy tham mưu liên hợp các hoạt động khu vực, nói rằng, một kẻ đánh bom liều chết được các tay súng hậu thuẫn. “Những gì chúng tôi biết, đã có những kẻ xả súng”, ông nói với các phóng viên.

“Chúng tôi không biết con số chính xác, nhưng một trong những kẻ đó mặc áo tự sát”, ông Taylor nói. Ông không nói rõ vị trí của họ, chỉ nói rằng những kẻ bắn súng đang ở “vị trí của kẻ thù” “ngay phía bắc của khu vực cổng đó”.

Trong một cuộc phỏng vấn được công bố ngày 15/9/2021, chỉ huy mặt đất của đơn vị Cổng Abbey, Thiếu tá Thủy quân lục chiến Mỹ Ben Sutphen, nói với CBS News rằng, ông đã đứng cách vụ nổ 4,5 mét và chứng kiến một người lính thủy đánh bộ Mỹ bị bắn vào vai. Người lính đã tìm cách lấy lại vũ khí của mình và “hạ gục tay súng đối phương”, ông Sutphen nói.

Sau cuộc điều tra, quân đội Mỹ kết luận rằng chỉ có lính Mỹ và Anh bắn súng gần Cổng Abbey vào ngày hôm đó, vị quan chức quân sự cấp cao nói. Taliban không nổ súng tại hiện trường trong thời gian sau vụ nổ, và không có tay súng nào khác có mặt, vị quan chức này cho biết.

Lầu Năm Góc kể từ đó đánh giá rằng tuyên bố của ông Sutphen là sai lầm, là dựa trên những gì ông nghe từ đồng đội, chứ không phải tận mắt nhìn thấy, vị quan chức nói. Phát ngôn viên của CENTCOM nói rằng, các nhân chứng không cố ý nói dối các nhà điều tra mà trí nhớ của họ có thể không tốt do hậu quả của vụ nổ.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-17

Các khu vực do lực lượng Mỹ và Anh kiểm soát sát sân bay Kabul. Nguồn: CNN.

Các gia đình bị bỏ lại phía sau

Đối với thân nhân những người thiệt mạng và bị thương, bằng chứng đặt ra những câu hỏi cần có câu trả lời.

Ngày 26/8/2021, họ hy vọng chạy trốn khỏi chế độ Taliban. Giờ đây, nhiều người bị mắc kẹt trong tình trạng tồi tệ hơn. Một số gia đình vẫn đang tiếc thương những người thân yêu bị giết.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-18

Noorullah nói rằng em họ của mình đã bị trúng đạn. Ảnh: CNN.

Những người khác bị chia cách bởi khoảng cách địa lý. Ahmad đã đến sân bay để giúp các thành viên trong gia đình xuất cảnh. Giờ gia đình anh tan nát. Một số người thân của anh đến khu vực Mỹ đang xử lý thị thực trước khi vụ nổ xảy ra sau đó đã lên được máy bay và được trị thương tại Mỹ. Nhưng ba người thân của anh, những người cố gắng chạy trốn khỏi Afghanistan, đã chết trong nỗ lực này.

Trước khi vụ tấn công xảy ra, Noorullah muốn ở Mỹ cùng với em họ Suhail, hướng tới một cuộc sống mới. Sau vụ nổ, anh đến thăm mộ của Suhail mỗi ngày, nơi anh ta tưởng nhớ em họ và giấc mơ đã mất. Hiện nay, anh đang ở Pakistan để điều trị vết thương do mảnh kim loại găm vào đầu.

Morsal, người bị bắn vào hàm, vẫn đang hồi phục vết thương. Cô và gia đình đã tìm cách trốn sang Pháp, nhưng nỗi kinh hoàng của vụ tấn công vẫn đeo bám cô. “Mỗi đêm đều như là ác mộng với tôi. Tôi không ngủ được”, cô nói.

Vu danh bom lam hon 180 nguoi chet: Linh My giet dan thuong Afghanistan?-Hinh-19

Sau khi được một trường đại học Pháp tiếp nhận, Morsal cố gắng rời khỏi Afghanistan. Ảnh: CNN.

Nổ ở thủ đô Afghanistan: Ít nhất 49 người thương vong

Ít nhất 15 người đã thiệt mạng và 34 người khác bị thương trong hai vụ nổ xảy ra tại bệnh viện quân y lớn nhất nước này ở thủ đô Kabul.

Bệnh viện này đã từng bị tấn công vào năm 2017. Khi đó các tay súng cải trang thành nhân viên y tế đã sát hại khoảng 30 người.

Đòn tự sát tập thể kinh hoàng của quân Nhật thời Thế chiến II

Vụ nổ tự sát biến một vùng rộng lớn thành bình địa. Xác chết nằm la liệt khắp nơi. Ngoài hàng trăm lính Nhật, còn có 52 lính Mỹ thiệt mạng do bị "vạ lây".

Don tu sat tap the kinh hoang cua quan Nhat thoi The chien II
Ngày 26/2/1945, khi tái chiếm đảo Corregidor của Philippines từ tay quân Nhật, người Mỹ đã hứng chịu thiệt hại nặng nề khi một kho đạn trên đảo đã bị tàn binh Nhật cho nổ tung trong một hành động được coi là tự sát tập thể.
Don tu sat tap the kinh hoang cua quan Nhat thoi The chien II-Hinh-2
Corregidor là một hòn đảo cửa vịnh Manila, án ngữ lối vào thủ đô Philippines bằng đường biển. Tháng 2/1945, sau trận Luzon, lính dù Mỹ đã ồ ạt đổ bộ vào Corregidor nhằm chiếm hòn đảo này.

Tin mới