Vụ gài bẫy bắt cướp: Trưởng Công an huyện phủ nhận

Trưởng Công an huyện Diên Khánh nói: “Chúng tôi không thực hiện các biện pháp gài bẫy vì luật không cho phép, khi mình gài bẫy là tạo ra một tội phạm".

Vụ gài bẫy bắt cướp: Trưởng Công an huyện phủ nhận
“Nếu hết thời hạn điều tra mà người bị hại vẫn bỏ trốn thì phải tạm đình chỉ điều tra vụ án theo quy định”. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM ngày 8/4 xung quanh vụ “Công an bị tố gài bẫy vụ cướp” mà báo đã phản ánh, Đại tá Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng Công an huyện Diên Khánh, cho biết như trên.
“Có gì khuất tất, người bị hại mới bỏ trốn”
Theo ông Trưởng Công an huyện này, một trong những vấn đề quan trọng khi điều tra lại là làm rõ các lời khai của cháu Nguyễn Thị Bích Vân trước tòa cũng như kiểm chứng lại tất cả lời khai trước đây tại cơ quan điều tra. Tuy nhiên, hiện người bị hại vẫn đang bỏ trốn.
“Công an đã làm rõ có hay không việc cán bộ điều tra đe dọa, xúi người bị hại bỏ trốn?” - PV hỏi. Ông Hồng nói: “CQĐT không thể đi dọa bất kỳ ai về chuyện đó cả. Hơn nữa, cháu Vân là người bị hại. Vì sao chúng tôi phải xúi cháu Vân đi trốn trong khi người bị hại rất quan trọng trong các phiên tòa? Nếu làm như vậy, chúng tôi là người vi phạm, có khi phải đình chỉ vụ án. Như thế là vi phạm vì để xảy ra oan”.
Tuy nhiên, ông Hồng thừa nhận việc người bị hại bỏ trốn là không bình thường. “Có lẽ ai cũng cho là có vấn đề gì đó. Tôi nghĩ rằng giữa người bị hại và bị can có thể có liên quan đến yếu tố gia đình, yếu tố tình cảm hay có gì khuất tất. Chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ vì sao người bị hại bỏ trốn, vì sao không dám ra tòa”.
Vu gai bay bat cuop: Truong Cong an huyen phu nhan
 HĐXX phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại vụ án. Ảnh:Thiều Hoa.
PV hỏi: “Ông nghĩ thế nào khi có ý kiến cho rằng công an đã gài bẫy, thúc đẩy quá trình phạm tội trong vụ án này?”. Đại tá Hồng trả lời: “Chúng tôi khẳng định không thực hiện các biện pháp gài bẫy vì luật không cho phép. Khi mình gài bẫy là tạo ra một tội phạm, còn ở đây khi chúng tôi giữ Phạm Minh Tiến thì tội cướp đã cấu thành rồi. Từ thời điểm Tiến giật điện thoại của cháu Vân thì đã cấu thành hành vi tội phạm. Do đó, chúng tôi không thể đưa tiền cho Vân để giăng bẫy bắt Tiến”.
Tuy nhiên, ông Hồng thừa nhận ngay từ ban đầu, công an đã xác định Tiến và cháu Vân có quan hệ tình cảm với nhau. Song ông Hồng cho rằng Tiến đã lợi dụng tình cảm, sử dụng vũ lực trong hành vi của mình. “cháu Vân chỉ mới hơn 14 tuổi, chúng ta cần bảo vệ. Ngay cả việc Tiến chỉ mới đánh cháu Vân là chúng ta thấy đã đáng lên án rồi, chưa nói là cướp tài sản. Chúng tôi có nguyên tắc là phải luôn bảo vệ trẻ em trước các mối đe dọa, kể cả mối đe dọa nhẹ nhất!” - ông Hồng giải thích.
Tòa trả hồ sơ, VKS tự điều tra
Một trong những lý do mà tòa phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra lại là trước đây tòa sơ thẩm đã hai lần trả hồ sơ để làm rõ vì sao lời khai của người bị hại tại CQĐT và tại tòa hoàn toàn trái ngược nhau nhưng CQĐT không điều tra bổ sung mà vẫn chuyển hồ sơ để xét xử.
Tuy nhiên, Đại tá Hồng khẳng định sau khi bị tòa phúc thẩm hủy án, VKSND huyện Diên Khánh mới chuyển trả hồ sơ (lần đầu) cho CQĐT. khi có tình tiết mới mà không thể làm rõ tại tòa thì VKS phải trả hồ sơ lại cho CQĐT để điều tra bổ sung. Thế nhưng trong các lần tòa sơ thẩm trả hồ sơ, VKSND huyện đều tự tiến hành điều tra bổ sung. Do đó, đến nay công an huyện mới biết việc người bị hại thay đổi hoàn toàn lời khai, việc cháu Vân tố cáo công an đưa tiền gài bẫy bắt Tiến cũng như việc cháu Vân bỏ trốn…
“Những lời khai này đều xuất phát tại tòa chứ không phải có trong hồ sơ mà chúng tôi làm sai lệch. VKS thụ lý những việc đó nhưng họ không chuyển cho chúng tôi. Do đó, đến giờ chúng tôi mới biết” - ông Hồng nói.
Ngoài ra, mẹ của người bị hại cho rằng từ khi sự việc xảy ra đến khi ra tòa, dù bà đang ở địa phương nhưng không được CQĐT mời giám hộ cho con bà mới hơn 14 tuổi khi lấy lời khai. Ông Hồng cho rằng do thời điểm đó không xác định được bà này đang ở đâu nên đã mời đại diện đoàn thể chứng kiến, xác nhận.
Dù bản án phúc thẩm nêu ra hàng loạt vấn đề liên quan đến điều tra viên nhưng ông Hồng cho rằng chưa cần thiết thay điều tra viên khi điều tra lại vụ án do VKS, người bị hại không yêu cầu.

Trưởng công an xã dùng bằng giả bị cảnh cáo

Ngoài việc bị cảnh cáo, ông Nguyễn Tãng, Trưởng công an xã dùng bằng giả ở Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế, sẽ bị giáng chức hoặc điều chuyển.

Trưởng công an xã dùng bằng giả bị cảnh cáo
Ngày 5/9, ông Nguyễn Văn Mạnh, chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế, cho biết về vụ trưởng công an xã dùng bằng giả: Sau khi có đơn tố cáo ông Nguyễn Tãng, trưởng Công an xã Lộc Sơn, sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả, UBND huyện Phú Lộc đã thành lập đoàn thanh tra và kết quả xác minh đơn tố cáo đúng sự thật.

Vụ trưởng Công an TP Phủ Lý bị bắn: Có 2 nghi can

Cơ quan CA kiểm tra toàn bộ camera nhà dân trong khu vực, bước đầu nghi có hai đối tượng liên quan vụ trưởng Công an TP Phủ Lý bị bắn.

Vụ trưởng Công an TP Phủ Lý bị bắn: Có 2 nghi can
Trao đổi với PV về vụ trung tá Lê Đức Tùng - trưởng Công an TP Phủ Lý bị bắn tại nhà riêng đêm 14/12, thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Bộ Công an - cho biết đã cử lực lượng tham gia điều tra vụ án cùng Công an Hà Nam.
Theo trung tá Dương Hồng Quang - trưởng phòng tham mưu Công an Hà Nam, gần 23h ngày 14/12, trung tá Lê Đức Tùng đang xem ti vi ở nhà riêng ở tổ dân phố Bầu Cừu, phường Thanh Châu thì bị đối tượng bắn.
Vu truong Cong an TP. Phu Ly bi ban: Co 2 nghi can

Lực lượng công an khám nghiệm hiện trường vụ trưởng công an TP Phủ Lý bị bắn 

Ông Tùng bị rách da cánh tay, thương tích không đáng kể, tài sản thiệt hại gồm 1 tivi, 1 cửa kính. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an Hà Nam lập tức khám nghiệm hiện trường và truy bắt nghi phạm gây án.

Chân dung Chủ tịch nước Việt Nam qua các thời kỳ

(Kiến Thức) - Chủ tịch nước Việt Nam là Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang của Việt Nam,...

Chân dung Chủ tịch nước Việt Nam qua các thời kỳ
Chan dung Chu tich nuoc Viet Nam qua cac thoi ky
1. Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) là một nhà cách mạng,  một chiến sỹ cộng sản quốc tế, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9 /1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. 
Chan dung Chu tich nuoc Viet Nam qua cac thoi ky-Hinh-2
Người là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969. Là một lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng.
Chan dung Chu tich nuoc Viet Nam qua cac thoi ky-Hinh-3
2. Huỳnh Thúc Kháng
Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876–1947), tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên hay đôi khi được viết là Minh Viên. Nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: cụ Huỳnh. Cụ Huỳnh Thúc Kháng từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ. Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, cụ Huỳnh được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam (31/5/1946 – 21/9/1946).
Chan dung Chu tich nuoc Viet Nam qua cac thoi ky-Hinh-4
3. Tôn Đức Thắng
Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/81888-30/31980) có bí danh Thoại Sơn, từng được gọi là Bác Tôn, là Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Chủ tịch nước đầu tiên của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 22/9/1969 – 2/7/1976. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi là "gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân."
Chan dung Chu tich nuoc Viet Nam qua cac thoi ky-Hinh-5
4. Nguyễn Hữu Thọ
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (10/7/1910–24/12/1996) là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất. Sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng qua đời, ông làm Quyền Chủ tịch nước nhiệm kỳ 30/3/1980 – 4/7/1981
Chan dung Chu tich nuoc Viet Nam qua cac thoi ky-Hinh-6
5. Trường Chinh
Ông Trường Chinh (9/2/1907–30/9/1988) tên thật là Đặng Xuân Khu, ông là một chính khách Việt Nam. Ông đã giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (tương đương với Chủ tịch nước bây giờ, nhiệm kỳ: 7/1981-6/1987) và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam (nhiệm kỳ: 7/1960-7/1981).  
Chan dung Chu tich nuoc Viet Nam qua cac thoi ky-Hinh-7
 6. Võ Chí Công
Ông Võ Chí Công (7/8/1912-8/9/2011) tên thật là Võ Toàn. Ông là một chính khách Việt Nam, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1987 đến năm 1992. Với những đóng góp của mình, ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao vàng năm 1992. Ngày 6/8/2011 Đảng, nhà nước Việt Nam đã mừng Thượng thọ 100 tuổi của ông.
Chan dung Chu tich nuoc Viet Nam qua cac thoi ky-Hinh-8
 6. Lê Đức Anh
Ông Lê Đức Anh (SN 1/12/1920) là Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 đến tháng 9/1997. Ông cũng từng là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam,Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1986-1987), bộ trưởng bộ Quốc phòng Việt Nam, mang quân hàm Đại tướng.
Chan dung Chu tich nuoc Viet Nam qua cac thoi ky-Hinh-9
7. Trần Đức Lương
Ông Trần Đức Lương (SN 5/5/1937) quê quán tại xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông nguyên là Chủ tịch nước Việt Nam hai nhiệm kỳ, từ 24/9/1997 – 26/6/2006. Trước đó, ông từng là Uỷ viên Bộ Chính trị, sau đó Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá VIII; Uỷ viên Bộ Chính trị khoá IX Đại biểu Quốc hội khoá X, khoá XI...
Chan dung Chu tich nuoc Viet Nam qua cac thoi ky-Hinh-10
8. Nguyễn Minh Triết
Ông Nguyễn Minh Triết (SN 1942) là một chính trị gia của Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ 7 của Việt Nam, nhiệm kì từ 27/6/2006 - 25/7/2011. Trước khi trở thành Chủ tịch nước, ông đang là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, một chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị tại Việt Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vào cuối tháng 3/2006, trong danh sách Bộ Chính trị, ông đứng thứ 4 (sau các ông Nông Đức Mạnh, Lê Hồng Anh và Nguyễn Tấn Dũng).
Chan dung Chu tich nuoc Viet Nam qua cac thoi ky-Hinh-11
 9. Trương Tấn Sang
Ông Trương Tấn Sang (SN 21/1/1949), còn gọi là Tư Sang, là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Vào ngày 25/7/2011 ông được Quốc Hội khóa XIII bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 25/7/2011 - đến nay, thay cho ông Nguyễn Minh Triết.
Chan dung Chu tich nuoc Viet Nam qua cac thoi ky-Hinh-12

10. Trần Đại Quang
Ông Trần Đại Quang (SN 12/10/1956, tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là một chính khách, tướng lĩnh Công An Nhân dân Việt Nam với quân hàm Đại tướng; Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên. Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII. Ngày 2/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tin mới