Vũ khí đáng sợ của quân đội TQ

Vũ khí đáng sợ của quân đội TQ

Xem toàn bộ ảnh
Quân đoàn Pháo binh số 2 (SAC) biên chế 6 lữ đoàn tên lửa đạn đạo chiến lược (với chừng 1.800-3.000 đầu đạn hạt nhân), quân số thường trực 90.000-120.000 người.
Quân đoàn Pháo binh số 2 (SAC) biên chế 6 lữ đoàn tên lửa đạn đạo chiến lược (với chừng 1.800-3.000 đầu đạn hạt nhân), quân số thường trực 90.000-120.000 người.
Các lữ đoàn SAC được trang bị tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật tới cấp chiến lược, từ tầm ngắn tới tầm xa, số lượng từ vài chục tới vài trăm quả. Trong ảnh là tầm bao quát mục tiêu các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Quân đoàn Pháo binh số 2.
Các lữ đoàn SAC được trang bị tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật tới cấp chiến lược, từ tầm ngắn tới tầm xa, số lượng từ vài chục tới vài trăm quả. Trong ảnh là tầm bao quát mục tiêu các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Quân đoàn Pháo binh số 2.
Hiện nay, SAC trang bị 3 loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn. Trong ảnh là xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15 (định danh NATO là CSS-6), SAC hiện có chừng hơn 300 quả loại này.
Hiện nay, SAC trang bị 3 loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn. Trong ảnh là xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15 (định danh NATO là CSS-6), SAC hiện có chừng hơn 300 quả loại này.
Tên lửa đạn đạo DF-15 đạt tầm bắn 600km, mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 350-500 kiloton, hệ thống dẫn đường kết hợp (hệ định vị quán tính, con quay hồi chuyển laser vòng, hệ định vị toàn cầu) cho phép đạt độ chính xác cao. Trong ảnh là tên lửa DF-15 đang rời bệ phóng.
Tên lửa đạn đạo DF-15 đạt tầm bắn 600km, mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 350-500 kiloton, hệ thống dẫn đường kết hợp (hệ định vị quán tính, con quay hồi chuyển laser vòng, hệ định vị toàn cầu) cho phép đạt độ chính xác cao. Trong ảnh là tên lửa DF-15 đang rời bệ phóng.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-11 (định danh NATO là CSS-7) ra đời từ cuối những năm 1970. Hiện, SAC duy trì 500-600 quả DF-11.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-11 (định danh NATO là CSS-7) ra đời từ cuối những năm 1970. Hiện, SAC duy trì 500-600 quả DF-11.
Tên lửa DF-11 đạt tầm bắn 300km, lắp đầu đạn nặng 800kg. Trong ảnh là vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo DF-11.
Tên lửa DF-11 đạt tầm bắn 300km, lắp đầu đạn nặng 800kg. Trong ảnh là vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo DF-11.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới nhất trong kho vũ khí chiến lược Trung Quốc, B-611 được đưa vào phục vụ năm 1998. Tên lửa B-611 đạt tầm bắn từ 80-400km, đầu đạn nặng 480kg. Trong ảnh là xe mang phóng B-611 lắp 2 container chứa đạn tên lửa.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới nhất trong kho vũ khí chiến lược Trung Quốc, B-611 được đưa vào phục vụ năm 1998. Tên lửa B-611 đạt tầm bắn từ 80-400km, đầu đạn nặng 480kg. Trong ảnh là xe mang phóng B-611 lắp 2 container chứa đạn tên lửa.
Tầm bao quát mục tiêu toàn cầu của các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và liên lục địa thuộc Quân đoàn Pháo binh số 2.
Tầm bao quát mục tiêu toàn cầu của các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và liên lục địa thuộc Quân đoàn Pháo binh số 2.
Trong ảnh là xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21A (định danh NATO là CSS-5 Mod-2) đạt tầm bắn tối đa 2.700km, mang phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 5-6 đầu đạn hạt nhân).
Trong ảnh là xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21A (định danh NATO là CSS-5 Mod-2) đạt tầm bắn tối đa 2.700km, mang phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 5-6 đầu đạn hạt nhân).
Đội hình xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C (định danh NATO là CSS-5 Mod-3) đạt tầm bắn tối đa 1.700km.
Đội hình xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C (định danh NATO là CSS-5 Mod-3) đạt tầm bắn tối đa 1.700km.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3A (định danh NATO là CSS-2) được đưa vào sử dụng từ những năm 1970. Theo một số nguồn tin, năm 1987, Trung Quốc đã xuất khẩu 36-60 quả DF-3A cho Arập Saudi.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3A (định danh NATO là CSS-2) được đưa vào sử dụng từ những năm 1970. Theo một số nguồn tin, năm 1987, Trung Quốc đã xuất khẩu 36-60 quả DF-3A cho Arập Saudi.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3A đạt tầm bắn tối đa khoảng 2.800km, mang một đầu đạn hạt nhân 3,3 Megaton. Theo một số nguồn tin, năm 2002, Trung Quốc đã loại biên chế toàn bộ tên lửa DF-3A.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3A đạt tầm bắn tối đa khoảng 2.800km, mang một đầu đạn hạt nhân 3,3 Megaton. Theo một số nguồn tin, năm 2002, Trung Quốc đã loại biên chế toàn bộ tên lửa DF-3A.
Kho tên lửa đạn đạo liên lục địa của Quân đoàn Pháo binh số 2 có chừng vài trăm quả, có khả năng “đe dọa” nước Mỹ. Trong ảnh là tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-4 (định danh NATO là CSS-3) có tầm bắn tới 7.000km, mang đầu đạn hạt nhân 3,3 Megaton.
Kho tên lửa đạn đạo liên lục địa của Quân đoàn Pháo binh số 2 có chừng vài trăm quả, có khả năng “đe dọa” nước Mỹ. Trong ảnh là tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-4 (định danh NATO là CSS-3) có tầm bắn tới 7.000km, mang đầu đạn hạt nhân 3,3 Megaton.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 (định danh NATO là CSS-4) đạt tầm bắn xa tới 12.000-15.000km. DF-5 được thiết kế để phóng từ các giếng phóng mặt đất, thời gian chuẩn bị nhiên liệu phóng mất từ 30-60 phút. Theo một số nguồn tin, hiện kho tên lửa Trung Quốc còn duy trì chừng 20 đạn tên lửa DF-5.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 (định danh NATO là CSS-4) đạt tầm bắn xa tới 12.000-15.000km. DF-5 được thiết kế để phóng từ các giếng phóng mặt đất, thời gian chuẩn bị nhiên liệu phóng mất từ 30-60 phút. Theo một số nguồn tin, hiện kho tên lửa Trung Quốc còn duy trì chừng 20 đạn tên lửa DF-5.
Năm 2006-2007, Quân đoàn Pháo binh số 2 đã tiếp nhận tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới DF-31/31A có khả năng đạt tầm bắn 8.000-12.000km. Trong ảnh là đội hình xe mang phóng tự hành tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31 trong cuộc duyệt binh của quân đội Trung Quốc.
Năm 2006-2007, Quân đoàn Pháo binh số 2 đã tiếp nhận tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới DF-31/31A có khả năng đạt tầm bắn 8.000-12.000km. Trong ảnh là đội hình xe mang phóng tự hành tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31 trong cuộc duyệt binh của quân đội Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo DF-31/31A có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân đơn khối hoặc phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 3 đầu đạn hạt nhân). Trong ảnh là đầu đạn hạt nhân tên lửa DF-31.
Tên lửa đạn đạo DF-31/31A có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân đơn khối hoặc phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 3 đầu đạn hạt nhân). Trong ảnh là đầu đạn hạt nhân tên lửa DF-31.
Trong tương lai gần, Quân đoàn Pháo binh số 2 sẽ trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 có khả năng bao quát mọi mục tiêu trong lãnh thổ Mỹ (tầm bắn 12.000-14.000km), mang phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 10 đầu đạn hạt nhân 20, 90, 150, 250 kiloton). Trong ảnh là xe mang phóng tên lửa DF-41 di chuyển trên đường.
Trong tương lai gần, Quân đoàn Pháo binh số 2 sẽ trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 có khả năng bao quát mọi mục tiêu trong lãnh thổ Mỹ (tầm bắn 12.000-14.000km), mang phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 10 đầu đạn hạt nhân 20, 90, 150, 250 kiloton). Trong ảnh là xe mang phóng tên lửa DF-41 di chuyển trên đường.

GALLERY MỚI NHẤT