Vũ khí lợi hại của bọ xịt hơi cay

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã khám phá ra cơ chế sản sinh "bom hóa học" lợi hại của bọ xịt hơi cay (Bombardier beetle), loài sinh vật tồn tại ở hầu hết các lục địa trên Trái đất, ngoại trừ Nam cực.

Cuộc sống của bọ xịt hơi cay được đánh giá là tương đối dễ dàng. Loài sinh vật này hầu như không bị các động vật khác săn bắt và ăn thịt nhờ sở hữu một cơ chế phòng vệ đặc biệt hiệu quả: Khi bị quấy rầy hoặc tấn công, chúng sản sinh ra một loại chất nổ hóa học bên trong bụng của mình, rồi bắn luồng chất nổ nóng chảy đó về phía kẻ thù.
Cho tới gần đây, các nhà khoa học vẫn chưa rõ khả năng tạo ra chất độc hại trên, mà vẫn tránh được mọi tổn thương thể chất của bọ xịt hơi cay. Tuy nhiên, bí ẩn này đã được giải mã nhờ nghiên cứu của một nhóm chuyên gia thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Arizona và Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven của Mỹ.
Bọ xịt hơi cay.
 Bọ xịt hơi cay.
Theo nhà nghiên cứu Eric Arndt, chất lỏng mà bọ xịt hơi cay bắn ra để chống kẻ tấn công là benzoquinone. Đây là một chất phòng vệ tương đối phổ biến trong thế giới côn trùng, nhưng ở bọ xịt hơi cay là độc nhất vô nhị vì chúng có thể đun sôi chất lỏng đó và phóng nó ra ngoài với tốc độ cao hơn.
Điểm mấu chốt của cơ chế trên là bọ xịt hơi cay tổng hợp chất hóa học để sử dụng ngay lập tức, trộn lẫn 2 thành phần hóa học trong một buồng bảo vệ ở phần thân sau của chúng. Khi các vật liệu kết hợp tạo thành chất lỏng độc hại, chúng cũng tỏa lượng nhiệt rất lớn, khiến hỗn hợp gần đạt mức sôi. Quá trình này cũng sản sinh ra áp suất cần thiết để bọ xịt hơi cay bắn chất lỏng thành luồng ra ngoài.
Kỹ thuật chụp X-quang synchrotron tốc độ cao đã hé lộ các đặc điểm động lực học bên trong bụng của bọ xịt hơi cay. Quá trình phun xịt chất độc chịu sự kiểm soát của một lối đi giữa 2 buồng (một buồng chứa chất lỏng tiền thân và một buồng nổ) bên trong bụng của chúng. Hai cấu trúc điều khiển quá trình này là một màng mềm dẻo và một van.
Việc mở và đóng lối đi giữa 2 buồng dường như xảy ra thụ động. Việc tăng áp suất trong quá trình nổ làm giãn rộng màng dẻo, đóng chặt van. Sau khi áp lực được giải phóng lúc chất lỏng được bắn ra ngoài, màng dẻo co trở lại vị trí ban đầu và lối đi tái mở, hình thành xung bắn chất lỏng tiếp theo. Tất cả các bước này xảy ra nhanh đến mức, chúng ta chưa bao giờ quan sát trực tiếp được chúng.
Nhóm nghiên cứu cho biết, cơ chế trên giúp bọ xịt hơi cay bắn ra luồng chất nổ không những nóng hơn rất nhiều, mà còn nhanh gấp 5 lần so với sản phẩm tự vệ sử dụng cùng thành phần hóa học của các côn trùng khác. Cả tốc độ và sức nóng đã khiến chất xịt của loài sinh vật này trở thành vũ khí chống kẻ thù hiệu quả hơn.
Các chuyên gia nhận định, hiểu rõ khả năng độc nhất vô nhị của bọ xịt hơi cay có thể giúp chúng ta thiết kế và chế tạo các hệ thống phát nổ phòng vệ tốt hơn.

Những loài vật sống sót nhờ... mùi hôi kinh dị

(Kiến Thức) - Không chỉ khiến kẻ thù ngột ngạt, khó thở, mùi thối kinh dị của các loài này còn gây cháy da, đau đớn.

Chồn hôi có lẽ là động vật biết dùng mùi hương kinh dị làm vũ khí nổi tiếng nhất. Loài này tiết ra mùi thối từ hai tuyến ở mỗi bên hậu môn. Mùi của nó khó chịu đến nỗi hầu hết các động vật ăn thịt không thèm coi nó là con mồi dù rất đói khát.
Chồn hôi có lẽ là động vật biết dùng mùi hương kinh dị làm vũ khí nổi tiếng nhất. Loài này tiết ra mùi thối từ hai tuyến ở mỗi bên hậu môn. Mùi của nó khó chịu đến nỗi hầu hết các động vật ăn thịt không thèm coi nó là con mồi dù rất đói khát. 
Bọ xịt hơi cay (Bombardier Beetle) là một trong những loài động vật hôi thối đáng sợ nhất. Khi bị quấy rầy, nó có thể phun ra hóa chất có mùi hôi nồng nặc. Và không chỉ bốc mùi, hơi cay của nó còn gây đau đớn như phải bỏng nước sôi, ăn mòn da.
Bọ xịt hơi cay (Bombardier Beetle) là một trong những loài động vật hôi thối đáng sợ nhất. Khi bị quấy rầy, nó có thể phun ra hóa chất có mùi hôi nồng nặc. Và không chỉ bốc mùi, hơi cay của nó còn gây đau đớn như phải bỏng nước sôi, ăn mòn da. 
Chim woodhoopoe sống ở phía nam sa mạc Sahara cũng có thể sản xuất ra vũ khí là mùi hôi thối khi bị đe dọa. Mùi của loài chim châu Phi này được miêu tả đậm đặc, khó thở khi ngửi phải.
Chim woodhoopoe sống ở phía nam sa mạc Sahara cũng có thể sản xuất ra vũ khí là mùi hôi thối khi bị đe dọa. Mùi của loài chim châu Phi này được miêu tả đậm đặc, khó thở khi ngửi phải. 
Chồn sọc Sahara có bề ngoài khiến nhiều người lầm tưởng là chồn hôi. Loài động vật ăn thịt này tdùng màu lông giống như chồn hôi để trốn tránh kẻ săn mồi. Khí thải qua đường hậu môn của loài này có thể khiến động vật ăn thịt tạm thời bị mù nếu trúng mắt, và gây ra cảm giác nóng rát đau đớn trên da.
Chồn sọc Sahara có bề ngoài khiến nhiều người lầm tưởng là chồn hôi. Loài động vật ăn thịt này tdùng màu lông giống như chồn hôi để trốn tránh kẻ săn mồi. Khí thải qua đường hậu môn của loài này có thể khiến động vật ăn thịt tạm thời bị mù nếu trúng mắt, và gây ra cảm giác nóng rát đau đớn trên da. 
Bọ xít (stink bug) có hai tuyến trên ngực giúp tiết mùi, ngăn chặn những kẻ săn mồi.
Bọ xít (stink bug) có hai tuyến trên ngực giúp tiết mùi, ngăn chặn những kẻ săn mồi.  
Loài rắn Elaphe carinata còn được gọi là "rắn bốc mùi" hay "nữ thần hôi thối. Tuyến sau hậu môn của con vật sản xuất một mùi hăng mạnh để bảo vệ cơ thể khi bị đe dọa.
Loài rắn Elaphe carinata còn được gọi là "rắn bốc mùi" hay "nữ thần hôi thối. Tuyến sau hậu môn của con vật sản xuất một mùi hăng mạnh để bảo vệ cơ thể khi bị đe dọa. 
Kền kền Thổ Nhĩ Kỳ không có tuyến tiết ra chất lỏng hôi thối. Thay vào đó, loài này nôn ra thức ăn trong dạ dày (đang tiêu hóa, tiết mùi khó chịu) để tự vệ. Bởi vì kền kền thường tiêu thụ thức ăn thối rữa nên những bãi nôn mửa của chúng khá kinh dị.
Kền kền Thổ Nhĩ Kỳ không có tuyến tiết ra chất lỏng hôi thối. Thay vào đó, loài này nôn ra thức ăn trong dạ dày (đang tiêu hóa, tiết mùi khó chịu) để tự vệ. Bởi vì kền kền thường tiêu thụ thức ăn thối rữa nên những bãi nôn mửa của chúng khá kinh dị. 
Sâu tai (Earwig) có thể phun ra nước tiểu màu có mùi hương hôi thối khi bị đe dọa.
Sâu tai (Earwig) có thể phun ra nước tiểu màu có mùi hương hôi thối
khi bị đe dọa.  
Lửng mật là loài động vật ăn thịt hung dữ, có thể lộn úi hậu môn của nó từ trong ra ngoài, tiết ra một mùi hôi thối ngột ngạt.
Lửng mật là loài động vật ăn thịt hung dữ, có thể lộn úi hậu môn của nó từ trong ra ngoài, tiết ra một mùi hôi thối ngột ngạt.  
Cuốn chiếu có thể phát ra chất lỏng hôi thông qua các lỗ nhỏ được gọi là ozopores dọc theo hai bên của cơ thể. Chất lỏng tiết ra có thể đốt cháy da kẻ thù khi tiếp xúc phải.
Cuốn chiếu có thể phát ra chất lỏng hôi thông qua các lỗ nhỏ được gọi là ozopores dọc theo hai bên của cơ thể. Chất lỏng tiết ra có thể đốt cháy da kẻ thù khi tiếp xúc phải.

Chân dung những động vật “bốc mùi” nhất quả đất

(Kiến Thức) - Những động vật “bốc mùi” này sử dụng mùi hương khó chịu của mình như là một vũ khí đầy sức mạnh để chống lại kẻ thù.
 

Chan dung nhung dong vat “boc mui” nhat qua dat

10. Rắn Elaphe carinata. Rắn rắn Elaphe carinata còn được gọi là rắn bốc mùi hay “nữ thần hôi thối”, thường được tìm thấy trong các khu rừng, khu vực đồng cỏ Trung Quốc và miền nam Việt Nam. Khi bị đe dọa, tuyến hậu môn của loài động vật "bốc mùi" này sẽ tiết ra thứ mùi kinh khủng, phát tán rất rộng. Nguồn: Mysterious World

Chan dung nhung dong vat “boc mui” nhat qua dat-Hinh-2
 9. Sâu tai. Sâu tai là loài côn trùng nhỏ, có màu tối thường được tìm thấy ở khắp các nước châu Mỹ, châu Phi, châu Á và châu Úc. Nếu bị đe dọa bởi kẻ thù như ếch, bọ cánh cứng và cóc, sâu tai sẽ phun ra một thứ chất lỏng có màu vàng, mùi hôi thối để tự vệ. Nguồn: Mysterious World
Chan dung nhung dong vat “boc mui” nhat qua dat-Hinh-3

8. Chim Woodhoopoe. Chim Woodhoopoe là loài chim có kích thước trung bình thường được tìm thấy khu vực châu Phi hạ Sahara. Bộ lông tuyệt đẹp của chúng có màu xanh lá cây, xanh da trời hoặc màu tím. Tuy nhiên, trái với bộ cánh mỹ miều này, chim Woodhoopoe nổi tiếng với thứ chất lỏng có mùi kinh khủng như mùi trứng thối mà nó tiết ra mỗi khi bị đe dọa. Nguồn: Mysterious World

Tin mới