Trong nhiều năm, vũ khí Nga, Mỹ luôn bán chạy nhất thế giới nhưng những năm gần đây, 2 "ông lớn" đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc.
Với ưu điểm giá rẻ, sở hữu nhiều tính năng "khủng", vũ khí Trung Quốc được nhiều quốc gia ưa chuộng, tập trung ở những nước châu Phi và Trung Đông.
Một ví dụ điển hình là máy bay không người lái của Trung Quốc được biết đến với hiệu suất và độ tin cậy cao nhưng có giá rẻ hơn so với thiết kế của các nước phương Tây.
Với ưu điểm giá rẻ, sở hữu nhiều tính năng "khủng", vũ khí Trung Quốc được nhiều quốc gia ưa chuộng, tập trung ở những nước châu Phi và Trung Đông.
Một ví dụ điển hình là máy bay không người lái của Trung Quốc được biết đến với hiệu suất và độ tin cậy cao nhưng có giá rẻ hơn so với thiết kế của các nước phương Tây.
Máy bay chiến đấu J-10B của Trung Quốc. |
Báo cáo của RAND viết rằng, khinh hạm Type 053 của Trung Quốc có giá khoảng 50 triệu USD. Trong khi các chiến hạm tương đương của phương Tây có giá gấp 3-4 lần. Vì lẽ đó, Type 053 được khá nhiều quốc gia ưa thích nhập khẩu (như Thái Lan, Myanmar, Bangladesh, Ai Cập).
Ngoài ra, vũ khí Trung Quốc dễ dàng vận hành và bảo dưỡng. Nhờ vậy, vũ khí Trung Quốc sẽ thích hợp với các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước ở châu Phi với lực lượng quân đội thường thiếu các chuyên gia. Trong khi đó, vũ khí của phương Tây thường có giá đắt và đòi hỏi quy trình bảo dưỡng nghiêm ngặt.
Không những vậy, nhiều vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc cũng phù hợp với linh kiện từ phương Tây nên dễ dàng thay thế trong nhiều trường hợp.
Khinh hạm Type 053 của Hải quân Trung Quốc. |
China Defence Mashup viết, yếu tố làm vũ khí Trung Quốc ngày càng được "ưa chuộng" còn vì nước này không coi việc bán vũ khí là công cụ chính trị (Mỹ chỉ bán vũ khí cho đối tác "thân thiện").
Trung Quốc bán vũ khí nhằm 3 mục tiêu: nâng cao khả năng tự vệ của khách hàng; tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề khu vực; không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.