Vụ MobiFone - AVG: Ông Phạm Nhật Vũ được đề nghị “chính sách đặc biệt“
(Kiến Thức) - Trong vụ án sai phạm tại MobiFone, do có nhiều đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội, cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội chất độc da cam, bom mìn, mồ côi... nên ông Phạm Nhật Vũ đã được đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt.
Kim Ngưu
Kết luận của Bộ Công an điều tra vụ án MobiFone mua 95% cổ phần AVG vừa được Bộ Công an ban hành trong đó đề nghị truy tố 14 bị can về 3 tội Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, Nhận hối lộ và Đưa hối lộ.
Ngoài việc chỉ ra những sai phạm và các tình tiết giảm nhẹ của những người bị xử lý trong vụ án, cơ quan điều tra cũng nêu quan điểm về việc xem xét xử lý hình sự đối với một số cá nhân nguyên là lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ông Phạm Nhật Vũ cũng được đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt.
Ông Phạm Nhật Vũ cũng được đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt vì thành khẩn khai báo, nhanh chóng khắc phục hậu quả kinh tế, ngoài ra ông còn có nhiều đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội, cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội chất độc da cam, bom mìn, mồ côi.
Kết luận điều tra xác định ông Phạm Nhật Vũ muốn bán cổ phần AVG nên đề nghị các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà và Cao Duy Hải sớm thực hiện dự án đầu tư truyền hình của MobiFone.
Quá trình đàm phán, ông Phạm Nhật Vũ không hứa hẹn đưa tiền cho các cán bộ trên nhưng khi hoàn thành giao dịch đã chi hơn 6 triệu USD để hối lộ. Hành vi này phạm vào tội Đưa hối lộ quy định tại khoản 4 điều 364 Bộ luật hình sự có khung hình phạt 12 đến 20 năm tù.
Tuy nhiên, Bộ Công an đánh giá ông Phạm Nhật Vũ thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra.
Ngoài ra, ông Phạm Nhật Vũ đã chủ động huỷ bỏ thoả thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, tự nguyện trả lại MobiFone toàn bộ số tiền đã nhận từ MobiFone tính cả lãi và chi phí dự án góp phần làm giảm tối đa thiệt hại cho nhà nước. Gia đình ông Phạm Nhật Vũ có công với cách mạng, ngoài ra ông Phạm Nhật Vũ cũng có nhiều đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội chất độc da cam, bom mìn, mồ côi, các hoạt động an sinh xã hội…
Do đó, cơ quan điều tra đề nghị quá trình truy tố, xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ, áp dụng chính sách hình sự đặc biệt phù hợp khi lượng hình với bị can.
Kết luận điều tra cũng hé lộ nhiều tình tiết trong lời khai của ông Phạm Nhật Vũ. Theo đó, năm 2014, AVG đã thống nhất với đối tác nước ngoài là Công ty 8206 về việc AVG sẽ bán ít nhất 49% tỷ lệ cổ phần. Người môi giới của ông Phạm Nhật Vũ là Tào Nhân Siêu tại Hồng Kông. Tuy nhiên, người này không xác minh được nhân thân, lai lịch. Theo lời khai của ông Phạm Nhật Vũ, Tào Nhân Siêu đã nhận đặt cọc 10 triệu USD trước khi ký hợp đồng bán cổ phần cho đối tác nước ngoài.
Do bản thân nhận thấy lĩnh vực truyền hình nhạy cảm nên ông Phạm Nhật Vũ đã ký văn bản số 517 gửi cho Bộ Thông tin truyền thông và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hỏi về việc AVG bán cổ phần cho đối tác nước ngoài.
Trước đó, AVG đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thì cả hai đơn vị đều trả lời AVG có thể bán 49% cho nước ngoài theo Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán. Tuy nhiên, Bộ Thông tin và Truyền thông không có văn bản trả lời cho AVG.
Việc thoả thuận bán cổ phần với Công ty 8206 Hồng Kông cũng không có tài liệu và nhận tiền cọc 10 triệu USD chỉ là dự kiến, chưa nhận số tiền này.
Đầu tháng 3/2015, ông Nguyễn Bảo Long, Phó tổng giám đốc MobiFone gọi điện cho ông Phạm Nhật Vũ hỏi về việc AVG bán cổ phần, sau khi AVG muốn bán nên MobiFone đã cho người sang tìm hiểu, đánh giá hiện trạng AVG. Đến ngày 20/3/2015, MobiFone và AVG đã ký Bản ghi nhớ, mua bán cổ phần.
Sau 5 buổi đàm phán, đến ngày 2/10/2015, ông Phạm Nhật Vũ đại diện của AVG cùng đại diện MobiFone dưới sự chủ trì của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đã họp, thống nhất mức giá mua 95% cổ phần là 8.898 tỷ đồng, bao gồm cả phần vốn góp của AVG tại Công ty Cổ phần An Viên B.P và Công ty Cổ phần Giống tằm Mai Lĩnh (AVG đầu tư ngoài ngành vào hai công ty này nhưng không tính tiền).
Sau khi có sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền, MobiFone và AVG đã đàm phán thoả thuận hợp đồng chuyển nhượng. Đến ngày 25/12/2015 Phạm Nhật Vũ đã ký thoả thuận bán cổ phần và từng cổ đông AVG ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cho MobiFone.
Tính đến ngày 15/1/2016, MobiFone đã thanh toán 95% giá trị hợp đồng tương ứng 8.445 tỷ đồng cho 8 cổ đông của AVG. Sau khi thanh tra Chính phủ làm việc, ngày 12/3/2018, nhóm cổ đông AVG đã thống nhất huỷ bỏ toàn bộ thoả thuận chuyển nhượng cổ phần. Theo đó, AVG đã thanh toán trả 8.774 tỷ đồng trong đó gồm 8.445 tỷ đồng MobiFone đã thanh toán cho 8 cổ đông và 329 tỷ đồng cho các chi phí và lãi.
"Chính sách hình sự đặc biệt" còn được cơ quan điều tra đề nghị áp dụng với cựu bộ trưởng Tuấn, ông Trà cùng Phạm Đình Trọng (cựu vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông), Phan Thị Mai Hoa (thành viên Hội đồng thành viên MobiFone), Hồ Tuấn (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Phạm Thị Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Bảo Long (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Đăng Nguyên (cựu phó tổng giám đốc phụ trách MobiFone), Nguyễn Mạnh Hùng (cựu phó tổng giám đốc MobiFone).
>>> Xem thêm video: Vai trò của ông Nguyễn Bắc Son trong sai phạm MobiFone
(Kiến Thức) - Ngày 12/3, Mobifone và các cổ đông chuyển nhượng đã thống nhất hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần mua bán AVG.
Cụ thể, ngày 12/3/2018, tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông, Nhóm cổ đông và Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc Mobifone đã họp, trao đổi về việc chấm dứt Hợp đồng và thống nhất nguyên tắc:
- Nhóm cổ đông và Mobifone thống nhất việc chấm dứt Hợp đồng;
Nhận hối lộ 3 triệu USD, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son hưởng tình tiết giảm nhẹ gì?
(Kiến Thức) - Dù phạm hai tội "Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và nhận hối lộ nhưng hai cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, có nhiều thành tích nên được xem xét tình tiết giảm nhẹ.
Trong bản kết luận điều tra số 73/C03-P14, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố 14 bị can trong vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (viết tắt là MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).