Vụ ngộ độc bánh mì Phượng: Người nhà chủ tiệm lên tiếng

Con trai chủ tiệm bánh mì Phượng cho hay gia đình rất buồn và lo lắng trước sự cố khiến hàng trăm người ngộ độc. Người nhà chia nhau đi thăm và xin trả viện phí cho thực khách bị ngộ độc.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, con trai bà Trương Thị Phượng, chủ tiệm bánh mì Phượng ở Hội An, cho hay người nhà đang chia nhau đi thăm các bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm này, đang điều trị tại các cơ sở y tế.
Vu ngo doc banh mi Phuong: Nguoi nha chu tiem len tieng
Tiệm bánh mì Phượng tạm đóng cửa từ ngày 13/9 (Ảnh: Công Bính). 
Theo con trai bà Phượng, sự việc xảy ra là sự cố đáng tiếc, không ai mong muốn, gia đình đang rất buồn và lo lắng.
Con trai chủ tiệm bánh mì Phượng cho biết từ khi xảy ra sự việc, mẹ anh rất mệt mỏi, đang được người nhà chăm sóc sức khỏe.
Trước mắt, gia đình liên hệ xin trả viện phí cho bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm.
Vu ngo doc banh mi Phuong: Nguoi nha chu tiem len tieng-Hinh-2
Bà Phượng (bên trái) làm việc với cơ quan chức năng về vụ ngộ độc (Ảnh: Sở Y tế Quảng Nam). 
Bác sĩ Trần Công Ân - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, thị xã Điện Bàn - cho biết hôm qua (14/9), người nhà tiệm bánh mì Phượng có đến thăm các bệnh nhân ngộ độc sau khi ăn bánh mì, đang được theo dõi điều trị tại đây.
Theo số liệu cập nhật đến 17h chiều 14/9, cơ quan chức năng ghi nhận 141 trường hợp ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng. Những thực khách có dấu hiệu ngộ độc, phải đến phòng khám đầu tiên được ghi nhận từ trưa 11/9. Đa số bệnh nhân đã ổn định sức khỏe, chưa ghi nhận trường hợp nguy kịch.
Liên quan đến vụ ngộ độc bánh mì Phượng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam Mai Văn Mười cho hay đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Trung tâm y tế TP Hội An khẩn trương phối hợp điều tra, rà soát tất cả trường hợp liên quan tới vụ ngộ độc thực phẩm này; tổng hợp thông tin ca bệnh đang điều trị tại các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh.
"Sở chỉ đạo giám sát việc dừng hoạt động của cơ sở bánh mì Phượng cho đến khi có kết luận vụ ngộ độc của cơ quan có thẩm quyền. Kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với cơ sở gây ngộ độc thực phẩm khi có kết luận", Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam nói.
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nằm trong khu vực phố cổ Hội An, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đề nghị UBND TP Hội An xem xét về điều kiện cơ sở vật chất khi cơ sở vật chất (nền, tường…) xuống cấp, không đủ điều kiện mà không được phép sửa sang, cải tạo mới để đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm.

Chàng trai trẻ mất mạng sau khi uống rượu giải sầu

Một mình uống hết 750 ml rượu 42% cồn để giải sầu, chàng trai trẻ người Trung Quốc ngộ độc rượu rồi qua đời trong yên lặng.

Thực phẩm “vàng” nên ăn sau ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân nên ưu tiên bù nước bằng đường uống. Cơ thể phục hồi hơn, bạn có thể tăng cường các món dễ tiêu, nhạt, ít béo, ít chất xơ...

Thuc pham “vang” nen an sau ngo doc thuc pham
 Những ngày gần đây, báo chí đưa tin nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, nguy kịch phải thở máy, thậm chí có trường hợp tử vong. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm chủ yếu xảy ra khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc chưa nấu chín, chứa vi sinh như Campylobacter, E.coli, norovirus, Salmonella hoặc Vibrio,... (Ảnh minh họa)

Tin mới