Vụ nổ bom nguyên tử có sức hủy diệt khủng khiếp nhất TG

Vụ nổ bom nguyên tử có sức hủy diệt khủng khiếp nhất TG

(Kiến Thức) - Sáng ngày 30/10/1961, vụ nổ bom nguyên tử có sức hủy diệt khủng khiếp nhất được Liên Xô thực hiện. Theo đó, bom Sa hoàng trở thành quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được thử nghiệm trong lịch sử nhân loại.

Xem toàn bộ ảnh
Quả bom nhiệt hạch AN606 có biệt danh Tsar Bomba - bom Sa hoàng được các nhà khoa học Liên Xô thử nghiệm vào sáng ngày 30/10/1961. Đây là quả  bom nguyên tử mạnh nhất từng được con người cho thử nghiệm.
Quả bom nhiệt hạch AN606 có biệt danh Tsar Bomba - bom Sa hoàng được các nhà khoa học Liên Xô thử nghiệm vào sáng ngày 30/10/1961. Đây là quả bom nguyên tử mạnh nhất từng được con người cho thử nghiệm.
Các nhà khoa học Liên Xô đã chế tạo bom Sa hoàng có đương lượng nổ 50 megaton (tức khoảng 50 triệu tấn thuốc nổ TNT).
Các nhà khoa học Liên Xô đã chế tạo bom Sa hoàng có đương lượng nổ 50 megaton (tức khoảng 50 triệu tấn thuốc nổ TNT).
Theo đó, bom Sa hoàng có sức công phá gấp 3.800 quả bom hạt nhân ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến 2.
Theo đó, bom Sa hoàng có sức công phá gấp 3.800 quả bom hạt nhân ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến 2.
Cũng vì vậy mà bom Sa hoàng trở thành quả bom nguyên tử lớn nhất từng được chế tạo từ trước cho đến nay.
Cũng vì vậy mà bom Sa hoàng trở thành quả bom nguyên tử lớn nhất từng được chế tạo từ trước cho đến nay.
Liên Xô đã có thử nghiệm bom Sa hoàng ở độ cao 4.000 m trên một hòn đảo ở Vòng Bắc Cực có tên Novaya Zemlya.
Liên Xô đã có thử nghiệm bom Sa hoàng ở độ cao 4.000 m trên một hòn đảo ở Vòng Bắc Cực có tên Novaya Zemlya.
Oanh tạc cơ Tu-95V của Liên Xô phụ trách chở bom Sa hoàng tới vị trí thử nghiệm và thả nó xuống trước khi diễn ra vụ nổ.
Oanh tạc cơ Tu-95V của Liên Xô phụ trách chở bom Sa hoàng tới vị trí thử nghiệm và thả nó xuống trước khi diễn ra vụ nổ.
Sau 188 giây được thả khỏi oanh tạc cơ Tu-95V, bom Sa hoàng phát nổ tạo ra một quả cầu lửa khổng lồ có đường kính 4,6 km. Người ta có thể nhìn thấy vụ nổ bom Sa hoàng từ khoảng cách 1.000 km.
Sau 188 giây được thả khỏi oanh tạc cơ Tu-95V, bom Sa hoàng phát nổ tạo ra một quả cầu lửa khổng lồ có đường kính 4,6 km. Người ta có thể nhìn thấy vụ nổ bom Sa hoàng từ khoảng cách 1.000 km.
Tiếng nổ từ vụ thử nghiệm bom Sa hoàng đã khiến tín hiệu radio bị nhiễu trong bán kính hàng trăm km trong suốt 1 giờ.
Tiếng nổ từ vụ thử nghiệm bom Sa hoàng đã khiến tín hiệu radio bị nhiễu trong bán kính hàng trăm km trong suốt 1 giờ.
Nhiều cửa kính của người dân và các công trình công cộng bị vỡ do tác động của sóng xung kích phát ra từ vụ nổ bom nguyên tử trên.
Nhiều cửa kính của người dân và các công trình công cộng bị vỡ do tác động của sóng xung kích phát ra từ vụ nổ bom nguyên tử trên.
Theo các chuyên gia, vụ thử bom hạt nhân trên còn có khả năng gây bỏng độ ba ở trong phạm vi bán kính 100 km. Việc Liên Xô thực hiện một vụ nổ bom nguyên tử lớn chưa từng thấy đã khiến Mỹ và nhiều nước trên thế giới bất ngờ, thậm chí là sốc.  Mời quý độc giả xem video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)
Theo các chuyên gia, vụ thử bom hạt nhân trên còn có khả năng gây bỏng độ ba ở trong phạm vi bán kính 100 km. Việc Liên Xô thực hiện một vụ nổ bom nguyên tử lớn chưa từng thấy đã khiến Mỹ và nhiều nước trên thế giới bất ngờ, thậm chí là sốc.
Mời quý độc giả xem video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)

GALLERY MỚI NHẤT