Vụ nổ nồi cơm điện: Nghi ám sát bằng thuốc nổ

(Kiến Thức) - Chồng nạn nhân quả quyết, trong nồi cơm điện này đã được nhồi thuốc nổ, bởi tại thời điểm xảy ra vụ nổ, anh ngửi thấy nồng nặc mùi thuốc súng.

Liên quan đến vụ nổ nồi cơm điện khiến hai mẹ con bị thương nặng xảy ra vào chiều 4/8 ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng, một số người chứng kiến tại hiện trường cho rằng nồi cơm điện này đã bị nhồi thuốc nổ.
Chiều tối cùng ngày, anh Phạm Anh Tuấn, chồng nạn nhân Võ Thị Thí (36 tuổi), ngụ tại đường Ba tháng Tư, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết, sau khi nghe tiếng nổ lớn, tiếng cầu cứu thất thanh của vợ và con gái, anh chạy vào thì căn nhà vẫn đặc khói, mùi thuốc nổ nồng nặc bốc lên.
Hiện trường vụ nổ.
 Hiện trường vụ nổ.
Tại hiện trường, rất nhiều đồ đạc bị sức nổ từ nồi cơm điện phá xé tan tành, trần nhà thủng một lỗ lớn. Đặc biệt, nồi cơm điện tan nát thành nhiều mảnh nhỏ, bắn tứ tung khắp nơi. Anh Tuấn chỉ biết ôm con gái vào lòng nhờ người gọi xe đưa vợ con đi cấp cứu.
Theo anh Tuấn, nồi cơm điện phát nổ khiến vợ con anh bị thương nặng được người chị vợ là Võ Thị Thúy (39 tuổi), ngụ tại đường Đặng Thái Thân, TP Đà Lạt, chủ quán cà phê Đ. V. nhặt được ở cổng quán vào sáng sớm ngày 1/8 vừa qua. Sau 3 ngày để ở vỉa hè của quán không thấy ai tới nhận, chiều ngày 4/8, chị Võ Thị Thúy (39 tuổi) gọi điện cho em gái là Võ Thị Thí tới quán của gia đình mình lấy nồi cơm điện này về nấu cơm. 
Những gì sót lại của nồi cơm điện
 Những gì sót lại của nồi cơm điện
Sau khi vo gạo cho vào nồi cơm, chị Thí để nồi cơm dưới đất, vừa cắm điện thì nồi cơm này bất ngờ phát nổ kinh hoàng. Lúc này con chị Thí là bé Phạm Thị Trang Anh đang đứng kề bên đã bị thương khắp người, nặng nhất là vùng mặt, ngã quỵ bất tỉnh tại chỗ. Chị Thí bị thương ngang vùng bụng trở xuống.
Hiện tại, nhà chức trách địa phương vẫn chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ nổ. Thế nhưng, anh Phạm Văn Tuấn cho rằng, đây là vụ ám sát mà gia đình anh không thù oán gì với ai nhưng lại phải lãnh hậu quả. Anh Tuấn quả quyết, trong nồi cơm điện này đã được nhồi thuốc nổ, bởi tại thời điềm xảy ra vụ nổ, anh ngửi thấy nồng nặc mùi thuốc súng.
Vụ nổ này khiến dư luận tại Lâm Đồng lại nhớ tới vụ nổ đèn pin xảy ra tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) vào ngày 4/4 vừa qua khiến bà Phan Thị Nghĩa (44 tuổi), ngụ tại đường Lý Thường Kệt, thị trấn Di Linh, tan nát bàn tay trái. Theo bà Nghĩa, vào chiều 4/4, bà tình cờ thấy một chiếc đèn pin còn mới để ở trước cửa nhà hàng xóm, bà cầm đèn pin lên xem qua, sau đó dùng tay trái bật công tắc xem đèn pin còn sử dụng được không thì bất ngờ đèn pin phát tiếng nổ khiến bà tan nát bàn tay.
Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, đã xác định được trong chiếc đèn pin phát nổ có chứa thuốc nổ.
Chiều tối ngày 4/8, bé gái Phạm Thị Trang Anh (8 tuổi), con chị Võ Thị Thí, đã được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng tiến hành phẫu thuật các vết thương khắp người, nặng nhất vùng mặt. Sau khi được các bác sĩ tiến hành hành phẫu thuật, sơ cứu các vết thương, bé Trang Anh đã được gia đình chuyển đi TP.HCM điều trị.
Riêng chị Võ Thị Thí, do chỉ bị thương nhẹ, sau khi sơ cứu hiện tại đã có thể đi lại được.

Nguyên nhân khiến nồi cơm điện nấu bị sượng

 

Hỏi: Nồi cơm điện vẫn hoạt động bình thường, nhưng có khi cơm hơi bị sượng, hoặc có chỗ cứng, chỗ nát là do đâu? - Nguyễn Minh Thúy (Trung Yên, Hà Nội).

Chuyên gia Nguyễn Văn Ngọc, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật điện Ngọc Minh cho biết: Nồi cơm điện được cấu tạo bởi một bếp điện và các linh kiện điện tử tự động. Cơm được nấu chín do sức nóng của mâm lửa bên trong nồi. Vì vậy, nếu không bảo quản đúng cách, nồi dễ bị hỏng.

Bạn chú ý lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu lẹt xẹt khi cấp nhiệt. Khi đặt xoong nấu vào nồi bạn không nên dùng một tay, vì có thể làm hỏng rơle chính của nồi. Thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên việc đặt bằng một tay dễ khiến rơle tiếp xúc không đều, dẫn đến cơm bên sống bên chín.

Do vậy, nên đặt xoong bằng hai tay nhẹ nhàng, sau đó bạn xoay xoong nửa vòng qua trái hoặc qua phải để rơle tiếp xúc đều, cơm nấu sẽ không bị sượng. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, bạn cũng nên dàn đều mặt gạo để cơm chín đều.

TIN LIÊN QUAN:

TIN ĐỌC NHIỀU:

Bí mật giám sát CSGT vẫy xe như “quạt vẫy tai voi“

(Kiến Thức) -“Bí mật giám sát CSGT vẫy xe theo kiểu xử lý nội bộ lâu nay mà các cấp các ngành đều làm nhưng hiệu quả rất thấp, chẳng khác gì quạt vẫy tai voi”, PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp nhận định.

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Tiệp, cách làm tốt hơn cả là Cục CSGT đường bộ - đường sắt nên phối hợp với báo chí trung ương và địa phương cho phép nhà báo tác nghiệp nếu phát hiện hiện tượng tiêu cực của CSGT thì thưởng nhà báo thật cao và phạt cảnh sát thật nặng để răn đe
Bí mật giám sát CSGT vẫy xe có mang lại hiệu quả?

Tin mới