Vụ quên trẻ trên ô tô ở Thái Bình, quy trình đưa đón chắp vá

Vụ việc bé trai bị bỏ quên trên ô tô ở Thái Bình làm lộ ra quy trình đưa đón trẻ chắp vá, thiếu trách nhiệm từ người đưa đón, tài xế cho đến giáo viên.

Chia sẻ với PV, ông Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, điểm a, khoản 2, điều 11, Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định: Đơn vị kinh doanh vận tải phải theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải.
Đặc biệt, Nghị định 10 cũng quy định đơn vị kinh doanh vận tải phải có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách).
Vu quen tre tren o to o Thai Binh, quy trinh dua don chap va
 Chiếc xe đưa đón trẻ mầm non từ nhà đến Trường Mầm non Hồng Nhung 2 (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình).
Ngoài ra, điểm b, khoản 6, điều 4, Thông tư 12/2020/TT-BGTVT cũng quy định: Sau khi kết thúc hành trình hoặc kết thúc ca làm việc, trước khi rời khỏi xe, người lái xe phải kiểm tra khoang hành khách để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách).
Như vậy, dù không nêu cụ thể xe chở học sinh nhưng rõ ràng hoạt động dịch vụ đưa đón học sinh đã được quy định trong các thông tư, nghị định về kinh doanh vận tải hành khách.
Ông Minh nhấn mạnh: “Thực ra quy định đều có rồi, vấn đề mấu chốt theo tôi là tổ chức thực hiện tại địa phương. Địa phương phải tăng cường thanh kiểm tra, đôn đốc, phát hiện và xử lý vi phạm đối với công tác tổ chức thực hiện của doanh nghiệp vận tải, cơ sở giáo dục trong dịch vụ đưa đón học sinh".
Đồng tình với quan điểm trên, TS. nhà giáo Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, việc đưa đón học sinh đặc biệt là ở những trường tư tại các thành phố lớn được thực hiện bài bản. Hầu hết các trường đều coi đó là sự sống còn của nhà trường.
“Ở trường chúng tôi, việc tổ chức đưa đón học sinh phải thực hiện theo quy trình chặt chẽ. Trường có bộ phận chỉ đạo trực tiếp việc đưa đón học sinh hằng ngày, trên xe ngoài lái xe còn có monitor (người giám sát việc đưa đón học sinh).
Lái xe phải được tập huấn về những nguyên tắc đưa đón học sinh với tần suất 2 lần/năm. Với những nhân viên đưa đón học sinh, trường cũng ưu tiên sử dụng cán bộ trường, bởi họ nắm được văn hóa, học sinh của trường…”, thầy Hòa nói.
Quy trình thiếu chặt chẽ gây hậu quả đáng tiếc
Vụ việc bé trai bị bỏ quên trên ô tô ở Thái Bình hiện đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Tuy nhiên thầy Hòa cho rằng, hoạt động đưa đón học sinh ở trường này chắp vá, không bài bản, bộc lộ nhiều lỗ hổng.
“Có lẽ trường mầm non này thấy các trường làm thì cũng triển khai mà không lường trước được những rủi ro, khó khăn mà dịch vụ đưa đón trẻ sẽ gặp phải”, thầy Hòa nói.
Chị Nguyễn Thanh Hương (Hà Nội) cho biết, chị có 3 cô con gái, các con chị đều đi học bằng xe đưa đón của trường mỗi ngày.
“Hàng ngày tôi đưa con đến điểm xe đón. Ngày nào đến muộn cô monitor (giám sát) sẽ gọi cho “cháy máy” đến khi xác minh được chính xác con đi học hay nghỉ mới thôi.
Lúc đón cô luôn đứng ở cửa xe, khi học sinh xuống xe cô lại đứng ở cửa xe để điểm danh học sinh. Sau đó, cô sẽ lên xe kiểm tra lần nữa, tiếp đến tài xế kiểm tra, chỉ đến khi không còn học sinh nào trên xe thì bác tài mới được đưa xe về gara.
Trên xe các con được quy định chỗ ngồi nên cô monitor chỉ cần nhìn ghế trống là biết đang thiếu ai. Ngoài ra, trường học có app (ứng dụng) luồng tuyến xe đưa đón học sinh nên xe di chuyển đến điểm nào phụ huynh đều có thể nắm được.
Vào giờ học, trên nhóm lớp học, cô giáo tiết 1 sẽ thông báo các học sinh chưa có mặt”, chị Hương chia sẻ.
Chị Hương cho rằng, nếu trường mầm non ở Thái Bình có quy trình đưa đón học sinh chặt chẽ như trường con chị đang theo học thì chắc chắn sự việc đau lòng không xảy ra. Nhưng ở đây dường như cả một chuỗi hành động từ người đưa đón, tài xế cho đến giáo viên đều không chuyên nghiệp, thiếu trách nhiệm.
Trước đó, như VietNamNet đưa tin, khoảng 6h20 ngày 29/5, lái xe N.V.L. và cô giáo P.Q.A. có nhiệm vụ đón trẻ mầm non từ nhà đến Trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Bé T.G.H. (SN 2019, trú tại xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) được đón lên xe cùng các bạn.
Đến 17h cùng ngày, người thân của bé H. đến đón, do không thấy cháu nên đã báo cho nhà trường. Mọi người tổ chức tìm kiếm, phát hiện bé vẫn ở trong xe đỗ bên ngoài. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng bé đã tử vong.

Bật khóc trước hiện vật vô giá của chiến dịch Điện Biên Phủ

Tận mắt thấy những chứng tích, hiện vật vô giá của chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều du khách đã nghẹn ngào, bật khóc.

Nữ giảng viên từ chối  trả lời phỏng vấn vì... quá xúc động

Vĩnh biệt người thầy yêu quý, tác giả ca khúc “Cô giáo bản Mèo”

Trái tim thầy Trần Phú Thế Cường, tác giả ca khúc “Cô giáo Bản Mèo” – người thầy yêu quý của bao thế hệ học sinh, sinh viên đã ngừng đập vào hồi 5h50 phút ngày 14/5/2024.

Mời quý độc giả xem video: Ca khúc "Cô giáo bản Mèo" do Kiều Oanh hát. Video được trình chiếu trực tuyến tại Lễ kỷ niệm 70 thành lập Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (năm 2021), gây xúc động tới nhiều thế hệ sinh viên cả trong và ngoài nước (do COVID-19 chỉ có thể dự trực tuyến Lễ Kỷ niệm). Nguồn: Youtube.

Sau nửa thế kỷ ra đời, “Cô giáo Bản Mèo” vẫn có sức sống mãnh liệt, là ca khúc được yêu thích, truyền cảm hứng cho bao thế hệ các thầy cô giáo, các em học sinh. Nhưng điều lạ lùng, trong các bản ca sĩ hát trên mạng, hầu như “vắng bóng”, không thấy ghi tên tác giả ca khúc.
Thầy giáo Trần Phú Thế Cường chia sẻ, nhiều người cũng hỏi thầy về việc tại sao không đăng ký bản quyền tác giả “Cô giáo Bản Mèo”. Nhưng với thầy, điều đó không quan trọng, mà điều quan trọng là nhiều người biết đến bài hát, truyền được tình yêu đối với nghề giáo và sự tri ân với những thầy cô hết lòng vì học sinh.

PGS.TS Trần Mạnh Trí: Từ định học hết cấp 3 tới giải Tạ Quang Bửu

PGS.TS Trần Mạnh Trí, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, anh từng chỉ định học hết cấp 3, không thi đại học. Những gì anh đạt được đến nay thực sự là một hành trình kỳ diệu.

Đưa tay chỉ sang phía giảng đường đối diện khoa Hóa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cơ sở 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội, PGS.TS Trần Mạnh Trí chia sẻ, một trong những niềm hạnh phúc nhất của anh là được học tập ở giảng đường này, rồi lại trở thành giảng viên, nối nghiệp những người thầy của mình giảng dạy tại đây. Từ lúc không hề có ý nghĩ đi học đại học, cho đến lúc trở thành giảng viên, rồi gặt hái được những thành quả đến giờ phút này, với anh, đó là một hành trình kỳ diệu.
PGS.TS Trần Mạnh Trí gây ấn tượng ngay từ phút đầu gặp gỡ với sự cởi mở, gần gũi, giản dị, chân thành và câu chuyện truyền cảm hứng.

Tin mới