Vụ sinh viên Bách khoa ăn cơm canh thừa: Nhiều mối nguy tiềm ẩn

Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội bị ăn cơm, canh thừa, thậm chí có cả dị vật.... có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Sau vụ việc sinh viên Đại học Bách khoa ăn cơm, canh thừa gây xôn xao, PGS.TS Huỳnh Đăng Chính, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội nhìn nhận, việc đơn vị cung cấp suất ăn dồn canh thừa, cho vào các suất ăn của sinh viên đến sau là không thể chấp nhận. Nhà trường đã dừng hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn. Đại học Bách khoa Hà Nội nhận trách nhiệm và sẽ xử lý nghiêm các cá nhân để xảy ra vụ việc.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lo ngại, suất ăn không đảm bảo vệ sinh như thế sẽ ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ của sinh viên?

Theo BS Vi Thị Tươi, Viện Nghiên cứu và tư vấn Dinh dưỡng, thức ăn thừa, nếu để lâu mà không bảo quản kỹ lưỡng, rất dễ trở thành ổ vi khuẩn, virus và đủ thứ tác nhân gây bệnh. Việc ăn phải thức ăn thừa nhiễm khuẩn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Có thể kể đến là nguy hại do virus từ nước bọt gây ra vì trong nước bọt có thể chứa virus cảm cúm, virus viêm gan A... Nếu thức ăn thừa bị dính nước bọt của người bệnh, người ăn sau có thể bị lây. Hậu quả có thể nhẹ như cảm cúm thông thường, nhưng cũng có thể nặng như viêm gan. Các triệu chứng thường gặp là sốt, đau mỏi người, mệt mỏi, buồn nôn, và đôi khi còn có biến chứng nguy hiểm hơn.

Ngoài ra ăn thức ăn thừa, chứa “dị vật” sẽ đối mặt với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E. coli. Đây đều là các vi khuẩn có khả năng sinh sôi nảy nở nhanh và rất “khoái” đồ ăn để ở nhiệt độ phòng. Khi con người ăn phải thức ăn đã nhiễm khuẩn này, có thể đối mặt với tình trạng tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng sốt, nặng hơn có thể bị mất nước, suy thận, thậm chí tử vong.

Một nguy cơ khác, dù ít gặp hơn vi khuẩn chính là ký sinh trùng, thường thấy ở rau sống và thịt chưa chín kỹ, có thể gây tiêu chảy kéo dài, đau bụng, sụt cân và rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh đó, thức ăn thừa không bảo quản đúng cách cũng rất dễ tạo môi trường cho nấm mốc phát triển. Trong đó có một số loại nấm mốc sinh ra độc tố rất hại cho gan, thận, hệ thần kinh và có thể gây ung thư.

Chưa kể, khi thức ăn bị hỏng, vi sinh vật gây hại phân hủy thức ăn tạo ra các chất độc hại. Ăn phải đồ ăn bị hỏng có thể gây ngộ độc với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau đầu.

Cũng theo BS Vi Thị Tươi, với những thực phẩm có dị vật như phân chuột, phân gián, hay ruồi, trứng ruồi… trong cơm, canh, thực phẩm sẽ gây nguy hiểm cho người ăn. Đơn cử như trong phân chuột chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm như hantavirus, bệnh xoắn khuẩn, hay các vi khuẩn salmonella, E.coli, viêm màng não - não… Bạn có thể bị lây bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với phân chuột, hít phải bụi có phân chuột khô, hoặc ăn thức ăn bị nhiễm phân chuột. Phân gián cũng mang theo nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ngoài phân gián, thì xác gián, thậm chí cả chân, râu gián cũng có thể gây dị ứng, đặc biệt là hen suyễn và viêm mũi dị ứng.

Cũng theo vị bác sĩ này, ngay cả khi thực phẩm có ruồi đậu vào cũng có thể mang theo vô số vi khuẩn lây lan bệnh tật. Khi đậu lên thức ăn ruồi có thể thải phân, nước bọt chứa vi khuẩn, làm ô nhiễm thức ăn. Chưa kể, nếu ăn phải ấu trùng ruồi, chúng có thể nở ra trong ruột, gây ra bệnh giòi ruồi, làm đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.

Vu sinh vien Bach khoa an com canh thua: Nhieu moi nguy tiem an
 Hình ảnh bữa ăn trong quá trình học giáo dục quốc phòng và an ninh do sinh viên ghi lại. Ảnh: VTV24.

Vụ SV ĐHBK Hà Nội ăn cơm canh thừa, trách nhiệm của ai?

Đại học Bách khoa Hà Nội đã công nhận thông tin phản ánh về việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa từ bữa trước dồn lại... là có thật và đã xin lỗi học sinh, phụ huynh...

Tối 7/10, mạng xã hội xôn xao trước một phóng sự của VTV24 phản ánh về chất lượng bữa ăn trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng của nhiều sinh viên năm nhất Đại học Bách khoa Hà Nội. Theo đó, tất cả sinh viên năm nhất của Đại học Bách Khoa Hà Nội đều phải học giáo dục quốc phòng và phải nộp 1.630.000 đồng chi phí ăn ở tập trung trong vòng 2 tuần.
Vu SV DHBK Ha Noi an com canh thua, trach nhiem cua ai?
Những sinh viên được giao nhiệm vụ chia cơm, phải thu gom cơm thừa trong bát của từng bàn, trộn đều, đổ vào khay, sau đó nhân viên của nhà ăn đổ số cơm thừa này vào thùng đựng cơm chung và tiếp tục chia cho các đơn vị đến ăn sau. Hình ảnh nhà ăn A15 ngày 30/9 (Ảnh: VTV24) 
Đều đặn ngày 3 bữa, các đơn vị hành quân từ khu nhà ở đến nhà ăn A15, nơi tầng 2 của khu nhà này dành riêng cho sinh viên học giáo dục quốc phòng. Trung bình 1 ngày, nhà ăn của Khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại học Bách Khoa Hà Nội phục vụ khoảng gần 2.000 suất ăn cho sinh viên học giáo dục quốc phòng với mức giá 85.000 đồng/ngày cho 3 bữa.
Tuy nhiên, những sinh viên được giao nhiệm vụ chia cơm thông tin với Chuyển động 24h, phần lớn các suất cơm đã được chuẩn bị sẵn trên bàn là cơm thừa từ các bữa ăn của một trung đội đã ăn trước đó khoảng 1 giờ. Các sinh viên này có nhiệm vụ thu gom cơm thừa trong bát của từng bàn, trộn đều, đổ vào khay, sau đó nhân viên của nhà ăn đổ số cơm thừa này vào thùng đựng cơm chung và tiếp tục chia cho các đơn vị đến ăn sau.
Vu SV DHBK Ha Noi an com canh thua, trach nhiem cua ai?-Hinh-2
Nhiều bạn sinh viên còn phát hiện dị vật trong các suất ăn (Ảnh: VTV24) 
Không chỉ cơm thừa được tái sử dụng, những bát canh ăn dở của mỗi bàn cũng được một nhân viên của bếp ăn thu gom lại, đổ vào nồi. Chưa hết, ngoài cơm và canh bị quay vòng, bữa trước ăn thừa dùng cho bữa sau, các sinh viên còn phát hiện có nhiều dị vật bất thường trong thức ăn.
Sự việc khiến cả mạng xã hội dậy sóng, ai nấy đều cảm thấy bức xúc trước việc một đơn vị lớn như Đại học Bách khoa lại để chuyện này xảy ra. Các phụ huynh có con em đang theo học tại trường cũng tỏ ra hết sức bất bình và đau xót khi con em mình phải ăn cơm thừa canh cặn như vậy.
Trước sự việc trên, ngay trong đêm 7/10, Đại học Bách khoa Hà Nội đã có thông tin chính thức phản hồi nội dung này.
Sáng 8/10, đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, ban lãnh đạo đã kiểm tra công tác tổ chức ăn, nghỉ tập trung của tân sinh viên đang học quốc phòng, đồng thời họp các bên liên quan để làm rõ thông tin.
“Qua kiểm tra, đoàn công tác ghi nhận một số phản ánh là đúng sự thật. Đơn vị cung cấp suất ăn tại nhà ăn A15 của khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh đưa ra các giải thích nhưng chưa đủ thuyết phục như chưa nhận được phản ánh trực tiếp của các sinh viên đang học tập tại đây về vệ sinh thực phẩm; chưa có ca ngộ độc thức ăn nào; nhân viên mới không nắm được quy định...”, đại diện trường thông tin.
Đại học Bách khoa Hà Nội đã dừng hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn, chuyển sang đơn vị khác đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn định lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vị đại diện cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi và mong muốn nhận được sự cảm thông, chia sẻ của các bậc phụ huynh, các em sinh viên”. Nhà trường sẽ tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát số lượng và chất lượng thực phẩm sử dụng theo tiêu chuẩn quy định và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời trường sẽ tiếp tục làm rõ và xử lý triệt để việc sinh viên phản ánh.
Sáng nay (8/10), Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng cơ quan y tế địa phương đã đến kiểm tra, làm việc với Trường. Kết quả chưa được công bố. Trong khi đó, các sinh viên cho biết buổi học diễn ra bình thường, từ chối chia sẻ thêm về các suất ăn.
Nói về trách nhiệm trong vụ việc này, Luật sư - ThS Nguyễn Duy Hoàn, Trung tâm Tư vấn Pháp luật, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, để xảy ra việc này, trước hết là trách nhiệm của đơn vị cung cấp suất ăn đã không bảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng khẩu phần ăn của sinh viên. Đồng thời, phía nhà trường cũng có lỗi đã không chọn được đơn vị có uy tín để đảm bảo suất ăn cho học sinh của mình. Nhà trường đã không thường xuyên giám sát, kiểm tra việc triển khai cung cấp suất ăn đảm bảo chất lượng. Để xử lý trách nhiệm của các bên liên quan, đơn vị chức năng cần xác minh sự việc, kiểm tra suất ăn xem có đảm bảo chất lượng hay mất vệ sinh, an toàn thực phẩm hay không? Và căn cứ vào hậu quả của việc vi phạm về an toàn thực phẩm (số người ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất...) để xử lý. Trước mắt, dựa trên các kết quả kiểm tra, có thể xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh, an toàn thực phẩm... 

Thấy gì từ việc sinh viên Bách khoa ăn cơm thừa, có dị vật?

Vụ việc nhiều tân sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phản ánh phải ăn cơm canh thừa... là bài học lớn khi lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ suất ăn tại trường học.

Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp khi nêu góc nhìn về việc tân sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phải ăn suất cơm thừa, có dị vật khi học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho rằng, dịch vụ cung cấp bữa ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không đảm bảo sức khỏe cho sinh viên nên Đại học Bách khoa Hà Nội dừng hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn và nhận trách nhiệm là cần thiết.
Thay gi tu viec sinh vien Bach khoa an com thua, co di vat?
 Nhiều tân sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phản ánh phải ăn cơm canh thừa, có nhiều "dị vật" 

Tin mới