TS Vũ Thành Tự Anh giải thích gì về 'dự báo Fulbright' ở TP HCM?

(Vietnamdaily) - Mới đây, tiến sĩ kinh tế Vũ Thành Tự Anh đã đưa ra những lời giải thích của mình về "Dự báo Fulbright" trước đó.

Theo thông tin trước đó, nhóm nghiên cứu Đại học Fulbright đã đưa ra phân tích về việc áp dụng Chỉ thị 10 của UBND TP HCM cho thấy xu hướng dịch đã gần đạt đỉnh vào cuối tháng 6/2021 và đầu tháng 7/2021.

Bên cạnh đó, nhóm cũng đưa ra 4 kịch bản về áp dụng chính sách kiểm soát dịch, trong đó có 2 kịch bản áp dụng Chỉ thị 10 của TP và Chỉ thị 16 của Chính phủ và từ đó kết luận dịch bệnh sẽ suy giảm và kết thúc vào tháng 8/2021.

Nhóm này khuyến nghị áp dụng Chỉ thị 10 trong 2 tuần đầu tháng 7, sau đó nới lỏng dần sẽ giúp kiểm soát dịch hoàn toàn vào cuối tháng 8/2021 và dịch không bùng phát trở lại.

Để giúp dịch giảm nhanh hơn, nhóm khuyến cáo kiểm soát việc đi lại vào ngày giữa tuần chặt chẽ hơn, hỗ trợ kinh tế cho người dân để giúp họ tuân thủ được Chỉ thị 10, xét nghiệm rộng và nhanh hơn…

Tuy nhiên, sau khi dự báo này được đăng tải so với tình hình thực tế lại gây ra rất nhiều tranh cãi của dư luận.

TS Vu Thanh Tu Anh giai thich gi ve 'du bao Fulbright' o TP HCM?
 Bài viết chia sẻ về Fulbright trên trang cá nhân của ông Vũ Thành Tự Anh nhận được nhiều sự quan tâm và bình luận của khán giả.

Sau đó, TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, làm trưởng nhóm đã lên tiếng giải thích về những dự báo trên.

Cụ thể, trên trang cá nhân ông đã viết: "Cuối tháng 6 vừa qua, UBND TP và Sở TTTT cần dự báo dịch bệnh và nhờ tôi giúp. Do Fulbright không có chuyên môn này nên tôi đã giới thiệu 2 nhóm nghiên cứu độc lập ở hai ĐH của Úc giúp cung cấp kết quả dự báo. 

Nhưng khi Sở TTTT báo cáo BCĐ thì Sở gọi đó là "Nhóm nghiên cứu Fulbright" mặc dù trước đó Sở đã được giới thiệu đầy đủ về cả 2 nhóm, và hiển nhiên vì các bạn ấy ở 2 ĐH của Úc nên không thể thuộc về ĐH Fulbright.

Cũng cần ghi chú thêm là khi họp với Sở TTTT, cả 2 nhóm đều cảnh báo là kết quả dự báo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng dữ liệu đầu vào. 

Xin không đi sâu vào kỹ thuật dự báo, nhưng lấy một ví dụ đơn giản, chẳng hạn như nếu số ca ghi nhận chính thức chỉ bằng 1/2 số ca thực tế thì hiển nhiên kết quả dự báo sẽ bị thiên lệch đáng kể.

Hoặc nếu ca F0 sau khi xét nghiệm mà được công bố ngay thì kết quả dự báo cũng sẽ rất khác so với việc vài ngày sau mới được công bố".

TS Vu Thanh Tu Anh giai thich gi ve 'du bao Fulbright' o TP HCM?-Hinh-2
 Dịch COVID-19 vẫn còn đang diễn biến rất phức tạp tại Việt Nam

Ông cũng chia sẻ thêm và gửi lời cảm ơn đến 2 nhóm bạn đồng nghiệp đã làm việc không kể ngày đêm giúp TP dự báo dịch, rất tiếc là vì việc này mà các bạn bị liên lụy. 

Một cách công tâm và khoa học, rất khó tìm được dự báo chính xác, nhất là đối với các sự kiện có độ bất trắc cao và luôn biến động như đại dịch lần này. 

Dự báo không phải là chiêm tinh hay tử vi, được làm một lần cho mãi mãi. Trái lại, cách duy nhất để các mô hình dự báo hữu ích là là phải cập nhật dự báo liên tục (bạn nào còn nghi ngờ điều này thì hãy xem dự báo của các tổ chức lớn nhất như WB, IMF, UNDP, UNCTAD về kinh tế, hay của rất nhiều tổ chức dự báo về đại dịch).

Tuy nhiên, dự báo chỉ là tham khảo, quyết định vẫn phải là do người có thẩm quyền. Về "Dự báo Fulbright", ông cũng xin chịu trách nhiệm cá nhân chứ Fulbright không hề liên quan. 

Hòa Bình hoang sơ đầy bình dị của năm 1992

Cảnh sắc hấp dẫn của ruộng bậc thang, những ngôi nhà sàn truyền thống ở bản Giang Mỗ, nụ cười của các bé gái địa phương... là những khung hình khó quên về tỉnh Hòa Bình năm 1992 được phóng viên Đức Wolfgang Kaehler ghi lại.

Hoa Binh hoang so day binh di cua nam 1992
Các quầy bán gà tại một khu chợ ở tỉnh Hòa Bình năm 1992. Ảnh: Wolfgang Kaehler/ Getty Images.

Bầu Chủ tịch UBND TP HCM mới vào ngày 24/8

Ngày 22/8, Thường trực HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã có văn bản triệu tập các đại biểu tham dự kỳ họp chuyên đề khai mạc vào sáng 24/8 tới tại Hội trường Thành ủy TP HCM theo hình thức họp trực tiếp, thời lượng kỳ họp chỉ diễn ra trong một buổi.

Tại kỳ họp này, HĐND TPHCM sẽ xem xét một số tờ trình, trong đó nội dung trọng tâm của kỳ họp là thực hiện công tác nhân sự. Cụ thể, HĐND TPHCM sẽ tiến hành các thủ tục miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Thành Phong, đồng thời giới thiệu và bầu nhân sự mới thay ông Phong.

Theo Quyết định của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Thành Phong thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Phó Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025, Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021 – 2026.