Vụ tử vong sau tiêm ở Bạc Liêu: 40 triệu đồng “mua” sự im lặng

Gia đình cháu bé tử vong sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem đã đồng ý nhận 40 triệu đồng hỗ trợ mai táng với điều kiện:“không đưa ra pháp luật, không mổ tử thi, không khiếu nại về sau…”

Vụ tử vong sau tiêm ở Bạc Liêu: 40 triệu đồng “mua” sự im lặng
Ngày 26/11, Chương trình tiêm chủng mở rộng khu vực phía Nam đã phối hợp với Sở Y tế Bạc Liêu điều tra nguyên nhân tử vong của bé gái 5 tháng tuổi sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem.
Dùng tiền để thỏa thuận
Theo báo cáo ban đầu của Sở Y tế Bạc Liêu, bé Trần Mỹ Ngọc (5 tháng tuổi, ngụ ấp Vĩnh Tường, xã Hưng Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) được tiêm vắc-xin Quinvaxem mũi 1 vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 24-11, tại trạm y tế xã Hưng Phú. Bốn giờ sau khi tiêm, bé bị tím tái, được gia đình đưa đến trạm y tế xã Vĩnh Thanh (huyện Phước Long), sau đó chuyển ngay đến Bệnh viện Đa khoa Phước Long. Mặc dù được các bác sĩ tại bệnh viện này tích cực cứu chữa nhưng bé Ngọc không qua khỏi, tử vong lúc 15 giờ 30 phút cùng ngày.
Vợ chồng ông Đây đau đớn sau cái chết đột ngột của con gái
 Vợ chồng ông Đây đau đớn sau cái chết đột ngột của con gái
Sau khi sự việc xảy ra, ông Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu cùng đại diện Trung tâm Y tế dự phòng Bạc Liêu, Công an huyện Phước Long, UBND xã Hưng Phú… đã có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Phước Long để làm việc với gia đình cháu Ngọc. Biên bản làm việc được lập lúc 15 giờ 45 phút ngày 24-11, giải thích cho người nhà biết nguyên nhân tử vong của cháu Ngọc là do “shock thuốc tiêm ngừa 5 trong 1”.
Sau khi giải thích nguyên nhân cái chết của cháu Ngọc, các ngành chức năng gợi ý hỗ trợ tiền mai táng cho bé hoặc đưa vấn đề ra pháp luật. Cuối cùng, các bên đi đến thống nhất gia đình nhận hỗ trợ tiền mai táng 40 triệu đồng với điều kiện: “không đưa ra pháp luật, không mổ tử thi, không khiếu nại về sau…”.
“Không nhận tiền lấy gì mai táng?”
Ngày 26-11, phóng viên Báo Người Lao Động đã tìm đến gia đình nạn nhân ở ấp Vĩnh Tường. Gia đình ông Trần Văn Đây (SN 1970), bà Đặng Thị Hai (SN 1979) - cha mẹ cháu Ngọc- thuộc diện nghèo nhất ở địa phương. Hai vợ chồng không có nghề nghiệp ổn định. Cách nay 7 năm, khi đang đi làm thuê ở Đồng Nai, ông Đây bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não nhưng may mắn thoát chết. Sau đó, hai vợ chồng bồng bế đứa con trai 2 tuổi về quê, xin một miếng đất của cha mẹ dựng căn chòi để ở. Vợ chồng ông được anh em họ hàng gom góp cho tiền mua chiếc xe máy Trung Quốc để chạy xe ôm kiếm sống.
Nhà quá nghèo nên ông Đây chấp nhận lấy 40 triệu đồng, không thưa kiện
 Nhà quá nghèo nên ông Đây chấp nhận lấy 40 triệu đồng, không thưa kiện
Ngôi nhà rộng chưa đầy 20m2, vách lá rách bươm, nền đất nứt nẻ. Không có bàn ghế để tiếp khách, ông Đây mời chúng tôi ngồi tạm trên chiếc giường cũng là chỗ ngủ của cả nhà. Ông chia sẻ về nguyên nhân chấp nhận lấy 40 triệu đồng: “Nếu làm lớn chuyện, đưa ra pháp luật thì tôi cũng không biết lấy đâu ra tiền để mai táng cho con. Anh em, hàng xóm thì động viên, dẫu sao con tôi cũng đã chết rồi, mổ xẻ chỉ thêm tội nghiệp cháu”.
Theo ông Đây, thật ra cháu Ngọc tử vong lúc hơn 14 giờ chứ không phải 15 giờ 30 phút như báo cáo của Sở Y tế. Ông kể: “Sáng sớm 24-11, vợ chồng tôi chở con ra trạm y tế xã Hưng Phú. Hơn 7 giờ thì cháu được tiêm mũi 5 trong 1. Nhân viên y tế có thái độ hằn học, khó chịu. Sau khi tiêm xong, chúng tôi ngồi chờ khoảng 30 phút, thấy con không có biểu hiện gì nên đưa về. Khoảng 10 giờ cùng ngày thì cháu bỗng dưng bị co giật, tím tái, khó thở. Tôi lập tức đưa ra trạm y tế xã Vĩnh Thanh gần nhà nhưng trạm y tế yêu cầu đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu. Mặc dù các y bác sỹ ở Bệnh viện Đa khoa Phước Long đã điều trị nhiệt tình nhưng cháu không qua khỏi. Sau khi cháu tử vong, tôi phát hiện tại vị trí tiêm vắc-xin có một vết tím bầm rất lớn”.
Cũng theo ông Đây, cháu Ngọc từ khi sinh ra vốn khỏe mạnh, chưa từng mắc bất cứ một chứng bệnh gì.
Được biết, trong 5 ngày vừa qua, từ 20 đến 25-11, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Y tế, ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành cho tiêm lại vắc-xin Quinvaxem tại tất cả các trạm y tế trong toàn tỉnh cho hàng ngàn trẻ em dưới 1 tuổi. Riêng Trạm Y tế xã Hưng Phú đã tiêm vắc xin Quinvaxem cho 78 cháu và trong ngày 24-11-2013 đã tiêm cho 18 cháu. Ngoài sự cố cháu Ngọc tử vong, tất cả các cháu khác được tiêm đều bình thường.
Né báo chí
Sáng 26-11, phóng viên Báo Người Lao Động đã điện thoại cho ông Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu để nắm thông tin vụ việc bé Ngọc tử vong sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem nhưng ông Nam cáo bận họp, không tiếp xúc. Chiều cùng ngày, phóng viên đến Sở Y tế nhưng không gặp ông Nam, điện thoại nhiều cuộc nhưng ông Nam không nghe máy.

Bé 16 tháng tuổi chết: Bác sĩ Sơn bị tù 10 năm?

(Kiến Thức) - Với bé 16 tháng tuổi chết, kết hợp nếu trước đây, bác sĩ Sơn làm chết một người vì lý do vi phạm quy định về khám, chữa bệnh thì mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù.

Bé 16 tháng tuổi chết: Bác sĩ Sơn bị tù 10 năm?
Vụ cháu bé 16 tháng tuổi chết tức tưởi sau mũi tiêm của bác sĩ Phạm Văn Sơn, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Thường Tín tại phòng khám tư không phép của ông này, đã khiến dư luận vô cùng bức xúc, nhất là trước đó từng có bé tử vong với lý do tương tự. Vậy, trách nhiệm của những người liên quan trong vụ việc này đến đâu, từ bác sĩ trực tiếp tiêm thuốc cho cháu bé, tới những cơ quan, cá nhân liên quan?
Theo Luật sư Hoàng Văn Thạch, Đoàn Luật sư Hà Nội, Văn phòng Luật sư Trí Minh, hành vi sai phạm có thể nhìn thấy ngay của bác sĩ Phạm Văn Sơn là khám chữa bênh khi chưa có giấy phép. Điều này vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều 11 Luật doanh nghiệp, vi phạm Khoản 2 Điều 6 Luật khám chữa bệnh.

Bé 16 tháng tuổi chết: Bác sĩ đã tiêm thuốc gì?

(Kiến Thức) - Cả hai trường hợp tử vong ở phòng khám Hương Sơn (Thường Tín - Hà Nội) bác sĩ Phạm Anh Sơn đều dùng chung một loại thuốc.

Bé 16 tháng tuổi chết: Bác sĩ đã tiêm thuốc gì?
Chiều 25/11, Sở Y tế Hà Nội có buổi làm việc chính thức với báo chí về vụ việc cháu bé 16 tháng tuổi (Thường Tín, Hà Nội) tử vong tại phòng khám Hương Sơn do bác sĩ Phạm Anh Sơn, đang là Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Thường Tín làm chủ.
Về sai phạm tại phòng khám Hương Sơn này, bà Trần Thị Nhị Hà, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) khẳng định với báo giới: “Ngay cả trong trường hợp phòng khám Hương Sơn đã được cấp giấy phép hoạt động thì bác sĩ Phạm Anh Sơn cũng đã vi phạm vì bác sĩ Sơn hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn. Theo quy định hiện hành, phòng khám chuyên khoa Nhi chỉ được khám các bệnh thông thường, bác sĩ kê đơn không được bán thuốc cũng không được tiêm cho bệnh nhân (trừ trường hợp cấp cứu)”.

Niêm phong lô vắc xin bé gái tử vong sau tiêm

(Kiến Thức) - Sau sự việc một bé gái tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) chính thức có văn bản chỉ đạo điều tra về nguyên nhân cái chết.

Niêm phong lô vắc xin bé gái tử vong sau tiêm
Ngày 26/11, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã chính thức xác nhận đã nhận được báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu về trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem là bé gái 5 tháng tuổi (trú tại Hưng Phú, Phước Long, Bạc Liêu).
Theo báo cáo ban đầu của Sở Y tế Bạc Liêu gửi về Cục Y tế dự phòng, sự việc xảy ra tại điểm tiêm chủng tại xã Hưng Phú, đây cũng là điểm tiêm chủng đáp ứng đầy các quy trình chuyên môn về công tác an toàn tiêm chủng như vấn đề khám sàng lọc, tư vấn trước và theo dõi trẻ 30 phút sau tiêm chủng tại cơ sở y tế, vắc xin được bảo quản đúng quy định.

Tin mới