Vụ vận chuyển 30 nghìn tỷ đồng qua biên giới: Tiền này là tiền của ai?

Mới đây, VKSND TP Hà Nội ban hành cáo trạng truy tố vụ vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới với số tiền cực lớn, lên tới hơn 30 nghìn tỷ đồng.

 

13 bị can cùng bị truy tố về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, trong đó có Nguyễn Thị Nguyệt (37 tuổi) và chồng là Phạm Anh Tuấn (38 tuổi, cùng trú tại Tây Hồ, Hà Nội).

Theo cáo trạng, từ năm 2016 đến 2020, vợ chồng Nguyệt cấu kết cùng các đồng phạm hợp thức hoá hồ sơ tạm nhập, tái xuất để nhiều lần chuyển trái phép hơn 30 ngàn tỉ đồng ra nước ngoài. Nguyệt còn lôi kéo nhiều người trong gia tộc tham gia đường dây phạm tội.

Vu van chuyen 30 nghin ty dong qua bien gioi: Tien nay la tien cua ai?

Tang vật trong vụ một vận chuyển tiền trái phép bị triệt phá

Tiền của ai, vì sao phải chuyển ra nước ngoài?

Một vấn đề được đặc biệt quan tâm trong vụ án, đó là số tiền hơn 30 ngàn tỉ được vận chuyển trái phép qua biên giới là của ai, vì sao lại chuyển trái phép ra nước ngoài? Tuy nhiên, cáo trạng chưa đưa ra được câu trả lời cho câu hỏi này.

Theo đó, quá trình điều tra, cơ quan tố tụng xác định 11 cá nhân là chủ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM liên quan đến việc chuyển tiền cho Nguyễn Thị Nguyệt.

Tuy nhiên, đến nay, do chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự nhóm trên nên Công an TP Hà Nội đã tách tài liệu vụ án liên quan đến các đối tượng giao tiền, nhận tiền từ khách rồi chuyển cho Nguyệt; đồng thời tách tài liệu liên quan đến các đối tượng là người có tiền chuyển ra nước ngoài để tiếp tục điều tra, xử lý sau.

Nhân viên ngân hàng bị cáo buộc tiếp tay

Kết quả điều tra cho thấy, để chuyển tiền qua biên giới, vợ chồng Nguyệt liên hệ với các ngân hàng ở Quảng Ninh, Lào Cai làm thủ tục thanh toán quốc tế.

Tại một chi nhánh ngân hàng ở chi nhánh Móng Cái, Phan Ngọc Duy là phó giám đốc chi nhánh, còn Nguyễn Ngọc Sơn phụ trách khách hàng doanh nghiệp.

Dù biết rõ Nguyệt sử dụng các công ty "ma" để chuyển tiền ra nước ngoài, nhưng Sơn vẫn đồng ý và thỏa thuận làm các giấy tờ khống, từ đó được hưởng lợi khoảng 70 triệu đồng. Tương tự, dù biết động cơ phạm tội của Nguyệt nhưng Duy vẫn phê duyệt các hồ sơ thanh toán quốc tế, qua đó hưởng lợi khoảng 200 triệu đồng.

Sai phạm của hai cán bộ ngân hàng đã giúp cho Nguyệt chuyển trót lọt hơn 6.400 tỉ đồng ra nước ngoài. Tháng 11-2021, TAND tỉnh Quảng Ninh tuyên phạt Duy bốn năm sáu tháng tù, Sơn năm năm tù cùng về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Tại một chi nhánh ngân hàng khác cũng ở Móng Cái, với vị trí là nhân viên, Phạm Thị Minh Ngân được giao thực hiện thanh toán quốc tế cho sáu công ty do Nguyệt thành lập. Xác định có sai phạm, Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố bị can đối với Ngân về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ngoài ra, Nguyệt và đồng phạm còn nhiều lần chuyển tiền tại một chi nhánh ngân hàng thứ ba ở Móng Cái. Hai nhân viên thuộc ngân hàng này được Nguyệt “bồi dưỡng” tổng cộng 80 triệu đồng. Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định các nhân viên không biết Nguyệt chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, nên không đề cập xử lý.

Từng khai đưa tiền cho công an

Vẫn theo cáo trạng, khi mới bị bắt, vợ chồng Nguyệt từng khai có đưa tiền cho một số cán bộ Công an TP Hà Nội để không bị xử lý, xác minh về hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Nhưng về sau, Nguyệt thay đổi lời khai rằng không đưa tiền cho cán bộ công an, cũng không có chứng cứ về việc đã đưa tiền. Những cán bộ công an được lấy lời khai đều khẳng định không nhận tiền của vợ chồng Nguyệt. Do không có căn cứ chứng minh việc này, cơ quan điều tra không đề cập xử lý.

Tại Hải quan tỉnh Lào Cai, cơ quan tố tụng xác định một số cán bộ tại đơn vị này không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ trong việc giám sát chuyển tải hàng hóa sang xe biên mậu. Đồng phạm của Nguyệt khai rằng nhiều lần đưa tiền cho hải quan, nhưng các cán bộ đều không thừa nhận, nên không có căn cứ xử lý.

Tương tự, tại Hải quan sân bay Nội Bài, một số cán bộ tại đây không thực hiện đầy đủ quyền được giao, dẫn tới không phát hiện được hàng hóa đã bị khai tăng giá trị nhiều lần. Đồng phạm của Nguyệt cũng khai nhiều lần đưa tiền, nhưng các cán bộ hải quan đều phủ nhận nên không có căn cứ xử lý.

Nghi vấn sai phạm ở Viện Đo lường Việt Nam: “Đẻ” 3,5 ngàn máy đo nồng độ cồn lệch chuẩn… rồi “nói mất” hồ sơ?

3,5 ngàn phương tiện đo nồng độ cồn (máy đo nồng độ cồn - PV) được lực lượng Cảnh sát giao thông sử dụng nguy cơ lệch chuẩn liên quan đến Viện Đo lường Việt Nam

Thế nhưng, khi được yêu cầu làm rõ, Lãnh đạo lại “tưng tửng” không có trách nhiệm lưu hồ sơ vụ việc.
Dư luận đặt câu hỏi: Từ năm 2016 đến nay (tức 6 năm trôi qua), có khoảng 3,5 ngàn máy đo nồng độ cồn nguy cơ lệch chuẩn, được lưu hành trên cả nước… Ai phải chịu trách nhiệm? Có tình trạng cố tình “làm chìm” vụ việc hay không?

Lần đầu tiên có giải chạy bộ tri ân tuyến đầu phòng chống COVID-19

(Vietnamdaily) - Khoảng 200 nhân viên y tế, phóng viên, tình nguyện viên từng tham gia chống dịch COVID-19 sẽ tham gia giải chạy Run to Heart năm 2022.

Giải chạy Run to Heart năm 2022 nhằm tri ân đội ngũ y bác sĩ, lực lượng tuyến đầu chống dịch COVID-19 vừa được công bố tại TP HCM ngày 8/6.

Giải chạy Run to Heart năm 2022 nhằm mục tiêu cao nhất là tri ân và khích lệ tinh thần vượt qua gian khó của đội ngũ tuyến đầu đã tham gia chống dịch COVID-19 tại TP HCM cách đây tròn 1 năm. Bên cạnh đó, giải chạy còn đẩy mạnh phong trào tập luyện thể dục, thể thao nói chung và phong trào tập luyện chạy bộ nói riêng.