Vụ “vong báo oán” chùa Ba Vàng: Đòi ly hôn sau màn thỉnh vong

Đơn ly hôn đã viết sẵn, cả 2 cũng cùng ký vào. Chỉ chậm một chút nữa, gia đình anh Nguyễn Minh T và chị Nguyễn Thị S (Hải Dương) đã có kết cục khác. Tất cả đều do những mâu thuẫn sau cuộc thỉnh vong tại chùa Ba Vàng...

Vụ “vong báo oán” chùa Ba Vàng: Đòi ly hôn sau màn thỉnh vong
Anh Nguyễn Minh T (Hải Dương) đi khám tại nhiều bệnh viện lớn tại Hà Nội và được chẩn đoán mắc chứng teo thuỳ não phải, ảnh hưởng rất nhiều đến hệ vận động. Như một cứu cánh trong tâm trạng đi “vái tứ phương”, hai vợ chồng tìm đến thỉnh “vong” ở chùa Ba Vàng. Những video được quảng cáo có thể chữa bách bệnh của trụ trì Thích Trúc Thái Minh và bà Phạm Thị Yến trên Youtube khiến họ mang nhiều hy vọng.
Vu “vong bao oan” chua Ba Vang: Doi ly hon sau man thinh vong
 
Có mặt tại chùa Ba Vàng từ 4h sáng, trải qua hàng loạt các bước từ xếp số, xem video đến kiểm soát thiết bị, mất tới 5 - 6 tiếng đồng hồ, hai vợ chồng vẫn kiên nhẫn chờ đợi. "Trước lúc đi đã cẩn thận cúng dường 7 ngày rồi nên lúc ấy nghĩ không thể để lỡ dịp này, lâu mấy cũng phải đợi" - anh T nói.
Dù con số trên tay vẫn còn là rất nhỏ so với cả ngàn lượt người đến thỉnh "vong" đợt này, cũng phải tới quá trưa, anh T mới được gọi vào.
Nhớ lại màn thỉnh "vong" trong căn phòng cuối, anh T cho biết: “Lần đầu thỉnh tôi cũng không biết, chỉ thấy "vong" nhập vào một phật tử đã ngồi sẵn trong phòng. Tôi bị phán 84 kiếp trước làm cai ngục, chuyên tra tấn phạm nhân. Còn 20 kiếp trước đi bán thuốc Nam giả. Giờ “vong” theo nên làm cho bệnh tình ngày một nặng hơn. Muốn giải nghiệp phải cúng dường 7 triệu 100 nghìn đồng. Nếu không đóng đủ thì làm công quả 56 ngày…”.
Chị S ngồi đợi ở ngoài, nghe chồng bước ra bảo phải cúng dường mới “tiêu” được “nghiệp”, chị S cắn răng móc sạch tiền trong ví để cúng cho “vong”.
“Tôi còn nhớ rõ lúc ấy rút ra là 14 tờ 500 ngàn, cộng với 100 ngàn của chồng nữa mới đủ tiền. Sau đó cho vào phong bì, ghi họ tên, địa chỉ nhưng được dặn không ghi số tiền, rồi bỏ vào hòm công đức” – chị S cho hay.
Trở về sau cuộc thỉnh "vong", tiền thì mất mà tật vẫn mang, tranh cãi nảy lửa xảy ra giữa hai vợ chồng. Chị S than thở rằng bỏ ra gần chục triệu đồng mà không mang lại bất cứ hiệu quả nào. Còn anh T vẫn khăng khăng cứ phải thành tâm, đóng dường tu tập đầy đủ sẽ có ngày “chuyển nghiệp”.
Khuyên răn có, to tiếng có, rồi gọi cả anh chị bên nội ngoại can thiệp, chị S vẫn không sao xoay chuyển ý định lên chùa thỉnh tiếp của anh T.
Đỉnh điểm xảy đến, chị S buộc phải viết đơn ly hôn. "Lúc ấy thấy chồng ký ngay, không cần vợ con thế này là mình biết đã mê muội lắm rồi!" - chị S kể.
Ngày 20.3, khi những hình ảnh về hoạt động thỉnh vong, gọi hồn tại chùa Ba Vàng được phản ánh rõ nét trên báo Lao Động, câu chuyện của gia đình chị S mới thực sự tìm thấy lối ra.
"Chỉ khi xem xong bài báo, chồng tôi mới nhận ra cái sự gọi là thỉnh "vong" ấy chỉ toàn là bịa đặt để trục lợi, kiếm tiền. Lúc đó anh ấy mới thôi hẳn ý định lên chùa để chữa bệnh. Quả thật nếu không có loạt phóng sự của Báo Lao Động thì gia đình tôi không biết xoay sở thế nào" - chị T xúc động nói.
Đây chỉ là một trường hợp trong số rất nhiều nạn nhân đang lên tiếng về hoạt động truyền bá "vong báo oán" tại chùa Ba Vàng. Có người bị vong đòi từ vài triệu đến cả chục triệu đồng, thậm chí Báo Lao Động đã nhận được phản ánh về việc có người bị "vong" đòi tới 2 tỉ đồng(!?)
Liên quan đến hoạt động thỉnh "vong", gọi hồn tại chùa Ba Vàng, chỉ trong ngày 20.3, Bộ Văn hoá Thể Thao và Du lịch đã ra liên tiếp 3 văn bản gửi Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Ninh và chỉ đạo Thanh tra Bộ làm rõ, xác minh, đề nghị xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra sai phạm.
Trong khi đó, Thượng toạ Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ có hình thức kỷ luật, kiểm điểm trụ trì và các cá nhân liên quan đến việc "thỉnh vong báo oán”, thuyết giảng những thứ không đúng với giáo lý nhà Phật tại chùa Ba Vàng.

Những đôi chân trần trên đỉnh Ba Vàng

Trên con đường làm phước cho chúng sinh, những đôi chân trần của tăng, ni, phật tử chùa Ba Vàng luôn nhẫn chịu giá rét hành hạnh độc cư làm bạn với sương gió,...

Những đôi chân trần trên đỉnh Ba Vàng
Miệt mài trên con đường làm phước cho chúng sinh, những đôi chân trần của tăng, ni, phật tử chùa Ba Vàng luôn nhẫn chịu giá rét hành hạnh độc cư làm bạn với sương gió, cỏ cây, sống cuộc đời tĩnh giác, an vui với hạnh pháp tu hành.
Nhung doi chan tran tren dinh Ba Vang
 Một buổi giảng pháp tại đại điện chùa Ba Vàng.
Vào rừng thiền tu
Không phải ngẫu nhiên mà chùa Ba Vàng, TP Uông Bí (Quảng Ninh) được nhiều người biết đến và dành nhiều sự quan tâm, lòng kính tín. Bởi nơi đây, ngoài cảnh trí trang nghiêm, hữu tình, còn có chư tăng, ni, phật tử đang hằng ngày nghiêm túc tu hành theo lời Phật dạy.
Toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, chùa còn có tên gọi là Bảo Quang tự, tên dân gian thường gọi là Ba Vàng. Chùa nằm ở một vị trí đắc địa trên độ cao 340m phía tây thành phố Uông Bí. Trước mặt là Bạch Đằng giang uốn lượn bên bạt ngàn đảo đá vịnh Hạ Long hùng vĩ. Bên trái là dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là dãy núi Bạch Hổ uy nghi phục xuống.
Hằng năm, chư tăng trong chùa sẽ chia làm 2 nhóm, một nhóm chuyên chính lo việc nhà chùa, nhóm còn lại sẽ vào rừng mật thực hành pháp không kể ngày đêm. Sống cuộc sống cách biệt, chỉ làm bạn với cỏ cây, chuyên tâm tu hành.
Những chư tăng vào rừng, mỗi ngày chỉ ăn cơm một bữa, phải nhẫn chịu giá rét, gió sương, sống cuộc đời tỉnh giác, an vui với sự thực hành giáo pháp. Không kể ngày đêm, những đôi chân trần luôn mang một niềm tin hạnh pháp cứu độ chúng sinh. Đêm xuống, gốc cây là giường, cỏ cây là chiếu, côn trùng là bạn, rèn luyện tâm tịnh đạt độ thiền không.
Mỗi đợt tu tập có khi kéo dài đến vài tháng, luôn luân phiên nhau giữa hai nhóm dưới sự chỉ dạy của sư thầy. Bước chân vào rừng cũng đồng nghĩa là bước chân sang một thế giới khác. “Hiện chùa Ba Vàng có hơn 100 chư tăng, luân phiên nhau vào rừng mật thực hành pháp. Ba Vàng luôn được coi là ngôi chùa nghiêm túc tu hành theo lời Phật dạy” - Sư thầy Thích Trúc Bảo Tiến, chùa Ba Vàng cho biết.
Ngôi chùa “free”
Chùa Ba Vàng là sơn môn thuộc Trúc Lâm Yên Tử. Ngôi chùa Ba Vàng khang trang, có chính điện tráng lệ và gắn liền với nhiều câu chuyện kỳ lạ, khá huyền bí mang cả yếu tố tâm linh. Chùa có nét đặc trưng của các ngôi chùa Bắc bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Toà “Đại hùng bảo điện” (chùa chính) có quy mô nhất với kiến trúc 2 tầng.
Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam. Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ cũng có kích thước lớn như tượng Tam thế, Quan Âm, ông Thiện, ông Ác… đều cao từ trên 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà là một trong những tượng Phật bằng gỗ vào loại lớn nhất miền Bắc.
Du khách, phật tử sẽ được đắm chìm trong khung cảnh nên thơ, trữ tình mà vẫn cảm nhận được không khí linh thiêng của chốn đạo thiền nhà Phật. Đây không chỉ là nơi để tu tập cho những người đến để học Phật, hiểu Phật và tu Phật, chùa Ba Vàng còn hội đủ các yếu tố của một điểm du lịch sinh thái, văn hoá -lịch sử và là điểm đến của tăng, ni, phật tử, khách thập phương trong và ngoài nước.
Điều đặc biệt ở ngôi chùa này là tất cả mọi thứ đều “Free” (miễn phí). Chùa Ba Vàng xây dựng những bãi đỗ xe miễn phí cho du khách, xung quanh chùa không xuất hiện những hàng quán, nháo nhác mời chào, chèo kéo du khách như một số địa điểm du lịch tâm linh khác.
Dọc theo hành lang từ cổng chính đi vào, những bình nước uống được đặt ngay ngắn cạnh lối đi cho du khách và phật tử. Sau khi chiêm bái, lễ phật, du khách, phật tử đều được dùng cơm chay miễn phí của nhà chùa với đủ các “món ngon, vật lạ”.
Trong chùa còn có một giếng cổ nước không bao giờ cạn. Tương truyền, ai mà uống được nước lấy từ giếng sẽ khỏe mạnh và khỏi bách bệnh. Bởi vậy, nhiều phật tử, du khách thập phương tới đây đều muốn được uống nước lấy từ giếng lên. Cạnh giếng, nhà chùa để hẳn 1 bàn thưởng trà có người phục vụ rót nước giếng thần cho du khách thập phương.
“Hiện nhà chùa có 3 chiếc ô tô, chuyên dùng để đưa đón miễn phí du khách phật tử từ ngoài đường lớn vào chiêm bái cảnh chùa. Thỉnh thoảng nhà chùa cũng dùng xe này để đi làm lễ cho những gia đình phật tử ở xa không có điều kiện đưa đón các sư thầy” - Sư thầy Thích Trúc Bảo Tiến chia sẻ.

“Mỗi khóa tu trong rừng sẽ giúp cho chư tăng vững chắc được tri kiến, tăng trưởng được niềm tin vào phật pháp, càng lớn mạnh thêm tâm bồ đề, vững bước trên con đường tu tập như chí nguyện xuất trần của mình”

Đại Đức Thích Trúc Thái Minh, Trụ trì chùa Ba Vàng

Nghi vấn chùa Ba Vàng truyền bá vong báo oán, thu trăm tỷ đồng: Trụ trì lên tiếng

(Kiến Thức) - Đại Đức Thích Trúc Thái Minh – Trụ trì chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, tới đây nhà chùa sẽ tổ chức họp báo và sẽ có hàng nghìn các nhân chứng về minh chứng cho việc sau khi thỉnh vong vái chùa họ được chuyển nghiệp như thế nào.

Nghi vấn chùa Ba Vàng truyền bá vong báo oán, thu trăm tỷ đồng: Trụ trì lên tiếng
Sáng ngày 20/3, dư luận xôn xao thông tin thông tin chùa Ba Vàng truyền bá chuyện vong báo oán, thu mỗi năm thu trăm tỷ đồng.

Thượng tọa Thích Đức Thiện: Không thể chấp nhận việc thỉnh vong ở chùa Ba Vàng

(Kiến Thức)  - Thượng tọa Thích Đức Thiện - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định không có việc thỉnh vong mà hóa giải oan nghiệp và không thể chấp nhận việc thỉnh vong ở chùa Ba Vàng.

Thượng tọa Thích Đức Thiện: Không thể chấp nhận việc thỉnh vong ở chùa Ba Vàng
Những thông tin về việc một nhóm người là tăng ni, phật tử tại chùa Bà Vàng (TP Uông Bí, Quảng Ninh) truyền bá chuyện vong báo oán, thu số tiền khổng lồ, đi ngược triết lý Phật giáo đang khiến dư luận giật mình.

Tin mới