Vụ Vũ "nhôm": 10 năm thanh tra không ra sai phạm

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, do các bị cáo trong vụ án Vũ "nhôm" - Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) dùng thủ đoạn tinh vi nên dù đã kiểm tra nhiều lần nhưng vẫn không phát hiện sai phạm.
 

Vụ Vũ "nhôm": 10 năm thanh tra không ra sai phạm
18 giờ ngày 4/12, phiên xử vụ thiệt hại 3.608 tỉ đồng tại Ngân hàng (NH) Đông Á (DAB) đã kết thúc phần xét hỏi. Ngày 5 và 6/12, tòa tạm nghỉ để đại diện VKS chuẩn bị phần luận tội. Đáng chú ý là tại phần xét hỏi cuối, nhiều bị cáo và người liên quan trả lời không biết về các nghiệp vụ NH.
Vũ “nhôm” vẫn kêu oan
Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) bị cáo buộc ký khống giấy nộp tiền 600 tỉ đồng để mua cổ phần của DAB nhưng thực chất chỉ nộp 400 tỉ đồng. Sau đó, khi DAB tăng vốn điều lệ bất thành thì Vũ được trả lại số tiền đã nộp 600 tỉ đồng (Vũ chiếm 200 tỉ đồng và 3 tỉ đồng tiền lãi của DAB). Nhưng Vũ kêu oan, nói rằng đây là tiền vay của cựu tổng giám đốc DAB Trần Phương Bình, do tin tưởng nên ông Bình nói ký gì thì Vũ ký...
Vu Vu
 Ông Trần Phương Bình (đeo kính) và các bị cáo bị dẫn giải ra khỏi phòng xử. Ảnh: HOÀNG GIANG
Luật sư (LS) bào chữa cho bị cáo Vũ "nhôm" đã hỏi các bị cáo Trần Phương Bình và Nguyễn Đức Vinh (cựu trưởng phòng Ngân quỹ hội sở DAB). Ông Vinh không thừa nhận việc ông Bình đưa cho mình tờ giấy là bản kê phiếu nộp tiền đã ghi sẵn nội dung và có chữ ký của khách hàng.
Cụ thể, tại phòng làm việc của ông Bình, bị cáo được giới thiệu Vũ “nhôm”. Vinh nhận chỉ đạo từ ông Bình là Vũ muốn mua cổ phiếu và bán ngoại tệ 10 triệu USD tiền mặt. Sau đó, ông Bình chỉ đạo lập phiếu thu khống 200 tỉ đồng nộp vào tài khoản công ty của Vũ. “Những giấy tờ đưa cho Vũ ký là trống trơn. Sau khi hướng dẫn Vũ viết vào và ký thì bị cáo cầm hai chứng từ để đi hạch toán” - Vinh khai.
LS hỏi: “Với một người như Vũ có cần hướng dẫn ghi vào giấy tờ?”. Vinh đáp là cần thiết, vì những khách hàng như giám đốc công ty thì không thường xuyên làm việc với NH mà thông qua nhân viên. LS hỏi tiếp: “Nếu như có tài liệu nào chứng minh rằng bị cáo ghi sẵn hai tờ giấy đó và đưa cho Vũ sao lại thì bị cáo nghĩ sao?”. “Bị cáo hoàn toàn chịu trách nhiệm” - Vinh khẳng định.
Trả lời các câu hỏi của LS, ông Bình xác nhận Vinh khai đúng diễn biến vụ việc. LS hỏi: “Ông chỉ đạo bị cáo Vinh làm thủ tục cho Vũ vay 200 tỉ đồng thì Vũ có biết không?”. Ông Bình đáp Phan Văn Anh Vũ có nghe và biết.
Bị cáo nói tiếp: “Quan hệ giữa bị cáo với Vũ là hoàn toàn từ công việc. Khi DAB nâng vốn điều lệ từ 5.000 tỉ đến 6.000 tỉ thì được một người bạn giới thiệu Vũ. Trong đầu bị cáo nghĩ làm sao để tìm một nhà đầu tư có năng lực, đối tác chiến lược. Bị cáo nghĩ Vũ là người có năng lực trên thị trường bất động sản”.
Bị cáo Bình cũng xác nhận không bàn bạc gì với Vũ mà trao đổi với Vinh, mục đích gián tiếp để Vũ biết thực trạng treo quỹ. Bị cáo nghĩ Vũ có biết việc này. “Trong thâm tâm bị cáo mong muốn Công ty Bắc Nam 79 và Vũ đầu tư mua cổ phần DAB. Do đó bị cáo đã thực hiện các hành vi như vậy” - bị cáo Bình khai.
Ngân hàng Nhà nước nói gì?
Chiều 4/12, HĐXX hỏi đại diện NH Nhà nước và công ty kiểm toán để làm rõ hơn việc 10 năm thanh tra không ra dấu vết sai phạm của DAB.
Trần Phương Bình khai rằng để che giấu các khoản tiền chênh lệch, trước mỗi đợt thanh tra ông làm việc với phòng Ngân quỹ điều chuyển các khoản âm quỹ đó đến các chi nhánh, phòng giao dịch nơi các cơ quan thanh tra không thanh tra nên không bị phát hiện.
Sau cuộc kiểm tra khoảng 10 ngày, các chi nhánh, phòng giao dịch này sẽ chuyển khoản âm quỹ này lại hội sở. Cách thức che giấu này diễn ra được 10 năm thì bị phát hiện. Trước đó, dù thanh tra, kiểm tra đều đặn nhưng NH Nhà nước không đặt nghi vấn gì.
Đại diện Cơ quan Thanh tra giám sát NH Nhà nước trả lời các câu hỏi của đại diện VKS. Vị đại diện này cho biết từ năm 2007 đến 2014 đã tổ chức 11 cuộc thanh tra, kiểm tra. Nội dung thanh tra theo kế hoạch đầu năm, đoàn thanh tra sẽ thông báo cho đơn vị bị thanh tra trước năm ngày để chuẩn bị tài liệu.
Theo vị đại diện, trước năm 2014 đoàn thanh tra không thực hiện thanh tra về quỹ. Tùy theo nội dung thanh tra tại đơn vị nào thì đoàn thanh tra sẽ thực hiện ở đơn vị đó. Người này khẳng định Cơ quan Thanh tra giám sát NH Nhà nước đã thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ theo quyết định và kế hoạch đề ra.
Trước đó, đại diện NH Nhà nước đã trả lời chủ tọa rằng do các bị cáo dùng thủ đoạn tinh vi nên dù kiểm tra nhiều lần nhưng NH Nhà nước vẫn không phát hiện sai phạm. Tuy nhiên, chủ tọa phân tích: Chỉ cần để ý dòng tiền luân chuyển là có thể phát hiện. “Hôm nay rất nhiều người liên quan, cán bộ NH đều trả lời là không biết, không hiểu nghiệp vụ, chứng tỏ đó là ký khống chứ gì” - chủ tọa nói.
Khi HĐXX hỏi có thấy trách nhiệm của NH Nhà nước khi để sai phạm kéo dài 10 năm hay không, đại diện này nói: “Phải rút kinh nghiệm trong hoạt động thanh, kiểm tra để tránh xảy ra sai sót”.

Vũ “nhôm” khắc phục xong 200 tỉ đồng

Chiều 4/12, gia đình Vũ “nhôm” đã đến Cục Thi hành án dân sự TP.HCM nộp 30,195 tỉ đồng. Nội dung nộp là khắc phục hậu quả. Trước đó gia đình bị cáo này đã nộp 173 tỉ đồng trong tổng số 203 tỉ đồng Vũ bị cáo buộc chiếm đoạt của DAB. Như vậy, Vũ đã nộp khắc phục hậu quả xong khoản tiền mà Vũ bị cáo buộc đã chiếm đoạt của DAB.

Khi tòa thông báo đã nhận được biên lai nộp 30,195 tỉ đồng, Vũ trình bày trước tòa rằng hơn 30 tỉ đồng vừa nộp không phải là khắc phục hậu quả mà là tiền trả cho ông Bình. Về vấn đề kê biên căn nhà của vợ, Vũ “nhôm” khẳng định việc kê biên này là không đúng...

Luật sư chỉnh tề trang phục

Phiên xử hôm qua, các LS tham gia phiên tòa đã chỉnh tề trang phục theo quy định của Liên đoàn LS Việt Nam. Trước đó, tại phiên xử ngày 3/12, chủ tọa phiên tòa đã nhắc nhở các LS mặc đồ không đúng quy định và cho biết sẽ xem xét xử lý LS vi phạm.

Tại sao Vũ Nhôm có trong tay tới 3 cuốn hộ chiếu?

(Kiến Thức) - Theo Luật sư Thơm, việc Vũ Nhôm sở hữu 3 hộ chiếu có phạm pháp hay không cần xem lại thông tin hộ chiếu có đúng, có bị làm giả, sửa chữa, tẩy xóa.

Tại sao Vũ Nhôm có trong tay tới 3 cuốn hộ chiếu?
Chiều ngày 4/1, thông tin từ Bộ Công an cho biết, ngày 21/12/2017, khi bỏ trốn Phan Văn Anh Vũ (thường gọi là Vũ Nhôm) đã vi phạm Luật di trú của Singapore và bị trục xuất. Ngày 4/1/2018, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành tiếp nhận bắt bị can Phan Văn Anh Vũ và tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.
Trả lời báo chí Việt Nam, Bộ Nội vụ Singapore cho hay, người mang quốc tịch Việt Nam Phan Van Anh Vu bị tạm giữ ngày 28/12/2017. Ông này từng ra vào Singapore bằng hai cuốn hộ chiếu Việt Nam khác nhau, trong đó có hộ chiếu với nhân dạng không đúng. Ngoài ra, Phan Van Anh Vu còn sở hữu chiếc hộ chiếu thứ ba.

Bắt Vũ Nhôm có thể sẽ tìm được ai lộ tin để bị can bỏ trốn?

(Kiến Thức) - Theo Luật sư Cường, việc bắt và điều tra ông Vũ Nhôm có thể sẽ trả lời được những câu hỏi lớn như ai là người báo tin để ông Vũ bỏ trốn...

Bắt Vũ Nhôm có thể sẽ tìm được ai lộ tin để bị can bỏ trốn?
Ngày 4/1/201, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành tiếp nhận bắt bị can Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm (SN 1975, trú tại số 82, Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng).
Ông Vũ Nhôm bị khởi tố về tội “cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" theo điều 263 Bộ luật hình sự.

Video: Báo quốc tế nói gì về vụ bắt Vũ Nhôm?

Những thông tin về Vũ "nhôm" bị bắt và trục xuất khỏi Singapore vào ngày đã thu hút sự quan tâm của báo chí quốc tế.

Video: Báo quốc tế nói gì về vụ bắt Vũ Nhôm?

Tin mới