Vua Ả Rập Saudi Abdullah mất, em trai lên kế vị

(Kiến Thức) - Vua Abdullah của Ả Rập Saudi đã qua đời hôm 23/1 và em trai của ông, Salman sẽ là người kế vị.

Vua Ả Rập Saudi Abdullah mất, em trai lên kế vị
Vua Abdullah của Ả Rập Saudi đã qua đời hôm 23/1 và em trai của ông, Salman sẽ là người kế vị, tòa án hoàng gia của cho biết.
Vua Salman đã bổ nhiệm em trai của mình ông Muqrin làm thái tử và là người thừa kế của mình.
“Hoàng thân Salman bin Abdulaziz Al Saud và tất cả các thành viên của gia đình, quốc gia thương tiếc cho sự ra đi của ông Abdullah bin Abdulaziz vào 1 giờ ngày 23/1”, tuyên bố cho biết.
Abdullah, sinh ra năm 1923, đã trị vì Ả Rập Saudi với tư cách là một vị vua từ năm 2006, nhưng thực tế là ngài đã điều hành đất nước một thập kỷ trước đó sau khi người tiền nhiệm của mình là Vua Fahd bị đột qụỵ và không thể điều hành đất nước.
Việc bổ nhiệm ngài Salman là vị vua mới trong thời điểm này là điều đáng chú ý bởi trước đó vua Abdullah đã đóng vai trò hướng dẫn hỗ trợ chính phủ Ai Cập sau khi quân đội can thiệp năm 2012, và cũng cung cấp các hỗ trợ cho quân nổi dậy Syria chống tổng thống Bashar al-Assad.
Vua Salman, 79 tuổi, đã là hoàng tử và bộ trưởng Bộ Quốc phòng kể từ năm 2012. Ông cũng là thống đốc của tỉnh Riyadh trong năm thập kỷ trước đó.
Vua A Rap Saudi Abdullah mat, em trai len ke vi

Vua Abdullah bin Abdulaziz phát biểu tại lễ khai mạc của  Hội nghị Hồi giáo tại Mecca vào 14/8/2012

Thách thức lâu dài của ông Salman.
Ông Abdullah đã thận trọng đưa ra những điều chỉnh trong Vương quốc Hồi giáo bảo thủ bao gồm việc gia tăng quyền lợi của phụ nữ và bãi bỏ một số quy định kinh tế, nhưng đã không chuyển hướng đất nước theo chủ nghĩa dân chủ và có một chính sách cứng rắn với đối thủ Iran.
Vua Salman được cho là sẽ tiếp tục những chính sách chiến lược của người tiền nhiệm vua Abdullah bao gồm việc tiếp tục duy trì liên minh với Mỹ và hướng tới ổn định thị trường năng lượng.
Trong năm thập kỷ là thống đốc huyện Riyadh, ông nổi tiếng là lão luyện trong việc cân bằng lợi ích kinh tế của hoàng thân và quốc gia, điều quyết định lên chính sách của Ả Rập Saudi, trong khi vẫn phải duy trì mối quan hệ tốt với phương Tây.
Về lâu dài, người cai trị Saudi phải tìm cách đáp ứng các nhu cầu của việc gia tăng dân số nhanh chóng, tình trạng thất nghiệp, một nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu từ dầu mỏ và bị suy yếu bởi các khoản trợ cấp xa hoa.
Ả Rập Saudi, nắm giữ hơn một phần năm lượng dầu thô của thế giới, cũng có nhiều ảnh hưởng tới hơn 1.6 tỉ người Hồi giáo trên toàn thế giới vì sự giám hộ đối với Mecca và Medina, hai nơi linh thiêng nhất của những người theo Đạo hồi.
Hầu hết những thành viên cao cấp của gia đình Hoàng gia al-Saud đều có xu hướng thiên về các chính sách năng lượng và ngoại giao, và vị vua sắp tới sẽ có truyền thống chọn để bổ nhiệm các bộ trưởng mới cho các bộ quan trọng như dầu mỏ và kinh tế.

Liệu IS có tấn công Ả Rập vì dầu mỏ?

(Kiến Thức) - Mỏ dầu của Ả Rập là miếng mồi béo bở nhưng hệ thống an ninh chặt chẽ của nước này cũng không dễ dàng khuất phục trước những kẻ có mưu đồ xấu.

Liệu IS có tấn công Ả Rập vì dầu mỏ?
Làm gì để tăng giá dầu?
Các công ty dầu mỏ có lý do để giảm sản lượng do giá dầu thấp khiến doanh thu của họ cũng giảm theo. Điều này còn tệ hơn với các công ty tư nhân (và các nước xuất khẩu dầu mỏ) nếu tiếp tục sản xuất trong khi thị trường bão hòa và ngồi trông chờ đối thủ của mình sẽ đi tìm thị trường khác.

Lo sợ IS, Ả Rập Saudi xây tường biên giới dài 1.000 km

(Kiến Thức) - Chính quyền Ả Rập Saudi đang gấp rút xây dựng bức tường dài gần 1.000 Km cùng hệ thống mương hào dọc biên giới với Iraq để ngăn chặn IS.

Lo sợ IS, Ả Rập Saudi xây tường biên giới dài 1.000 km
Vào hồi tuần trước, lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công vào một tiền đồn của Ả Rập Saudi. Điều này đã làm dấy lên những lo ngại đối với chính quyền nhà nước trên khi mà IS đang lộng hành ở Syria và Iraq, quốc gia láng giềng của Ả Rập Saudi.
Một lính biên phòng Ả Rập Saudi đứng gác gần một hàng rào biên giới ngăn cách với Iraq.
Một lính biên phòng Ả Rập Saudi đứng gác gần một hàng rào biên giới ngăn cách với Iraq.
Vì lẽ đó, chính quyền Trung Đông trên đang gấp rút xây dựng bức tường biên giới dài 900 dặm (gần 1.000 Km) gồm hệ thống hào và mương rãnh.

Ukraine bên bờ vực tuyệt vọng

(Kiến Thức) - Tình hình chính trị bất ổn khiến kinh tế Ukraine chịu thiệt hại nặng nề, đứng bên bờ vực của sự tuyệt vọng.

Ukraine bên bờ vực tuyệt vọng
Ngân sách trống rỗng
Theo ước tính, nền kinh tế quốc gia đã suy giảm hơn 8% so với năm ngoái, 1 phần do sụt giảm doanh thu từ khu vực chiến sự Donbass, nơi đặt các khu công nghiệp than và thép.

Tin mới