“Vua hủi” mù và chiến thắng kinh điển trước kẻ chinh phục vĩ đại

Ở tuổi 16, Baldwin IV lãnh đạo 600 quân cảm tử đánh bại 26.000 lính tinh nhuệ của người được mệnh danh kẻ chinh phục vĩ đại.

Baldwin IV (1161-1185) được biết đến với biệt danh vua hủi, là hoàng đế của Jerusalem.
Nhiều tài liệu lịch sử ghi lại rằng dù bị mù, vua Baldwin IV vẫn xuất hiện nơi chiến trường và là nỗi khiếp sợ của kẻ thù trong thế kỷ XII.
Bi kịch của một thiên tài
Năm 1161, hoàng tử Baldwin, con trai vua Amalric và nữ hoàng Agnes, chào đời trong niềm vui sướng của vương quốc Jerusalem.
Từ nhỏ, Baldwin IV được nhà sử học William dạy dỗ cẩn thận. Theo mô tả của người thầy, cậu học trò này có "trí nhớ xuất sắc, học hỏi nhanh và cưỡi ngựa rất giỏi”.
"Vua hủi" Baldwin IV được tái hiện qua tranh vẽ.
"Vua hủi" Baldwin IV được tái hiện qua tranh vẽ. 
Một ngày, William phát hiện nhà vua tương lai không cảm nhận được sự đau đớn. Cậu bé không hề khóc dù bị những đứa trẻ khác cào cấu vào tay.
Ban đầu, William chỉ nghĩ cậu bé đang cố tỏ ra mình cứng rắn. Nhưng khi kiểm tra kỹ, ông phát hiện Baldwin IV mắc bệnh hủi quái ác (bệnh phong cùi).
Với trình độ y học sơ khai thời đó, người ta hoàn toàn bất lực và khiếp sợ căn bệnh này. Nó sẽ là bản án tử hình với những ai không may mắc phải.
Năm 1174, dù mới 13 tuổi, Baldwin IV chính thức trở thành vua của Jerusalem do cha ông bị đầu độc. Lúc đầu, Baldwin IV còn nhỏ, được người họ hàng nhiếp chính. Ngay sau đó, người này bị giết chết và Raymond of Tripoli thay thế.
Năm 1176, vị vua trẻ chính thức nắm toàn bộ quyền hành ở vương quốc Jerusalem. Đây cũng là giai đoạn căn bệnh hủi quái ác tăng cường tàn phá cơ thể ông.
Tuy nhiên, bệnh tật không ngăn ông trở nên vĩ đại. Ngay sau khi nắm quyền, Baldwin IV từ chối hòa ước với Saladin - vua của Ai Cập và Sirya, người sáng lập ra triều đại Ayyub.
Baldwin IV quyết định tấn công vùng lân cận Damascus, buộc Saladin phải rút quân khỏi Aleppo. Sau đó, ông thân chinh đem quân chinh phục các vùng đất xung quanh Damascus. Cũng trong năm 1176, Baldwin IV đánh tan quân đội của cháu trai Saladin tại Lebanon và Syria.
Trên đà thắng lợi, "vua hủi" tính tấn công thẳng vào Ai Cập của Saladin, nhưng phải hủy bỏ kế hoạch sau cái chết của người chú, dẫn đến liên minh quân sự bị phá vỡ.
Trận đánh kinh điển của vị vua 16 tuổi: Tử chiến thành Jerusalem
Trong cuộc đời chinh chiến của mình, trận đánh nổi tiếng Montgisard của nhà vua mới chỉ 16 tuổi khi ấy đã nổi tiếng trong lịch sử. 600 quân cảm tử của ông đã đánh bại 26.000 người của Saladin. Chiến thắng này giúp ông sống mãi với thời gian và trở thành một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử.
"Vua hủi" trực tiếp ra trận chiến đấu cùng binh sĩ và giành chiến thắng trong trận đánh ở Montgisard. Ảnh: Wikipedia.
"Vua hủi" trực tiếp ra trận chiến đấu cùng binh sĩ và giành chiến thắng trong trận đánh ở Montgisard. Ảnh: Wikipedia. 
Sau khi chiến dịch Ai Cập bị hủy bỏ, căn bệnh hủi quái ác tiếp tục tàn phá cơ thể Baldwin IV, nhiều quân lính bỏ đi. Saladin không thể bỏ lỡ cơ hội, đưa 26.000 quân tinh nhuệ cùng đội hộ vệ Ai Cập Khassaki rầm rộ tiến về Jerusalem.
Theo sách Baldwin IV - vị vua hủi và những kẻ thừa kế, trên giường bệnh, Baldwin IV truyền gọi 600 hiệp sĩ và một số lính địa phương nhằm chống cự Saladin.
Nhận thấy ưu thế về số đông, "kẻ chinh phục vĩ đại" Saladin tiến thẳng về Jerusalem. Trên đường đi, Saladin tấn công Ramla, Lydda, Arsuf và cho quân tản ra một vùng rất rộng, mặc sức cướp bóc. Bất ngờ, đội quân của Saladin chạm trán đội quân Thiên chúa của Baldwin tại Mons Gisardi, gần Ramla.
Vua Baldwin IV ra lệnh đặt cây thánh giá khổng lồ trước giờ xuất trận. Ông xuống ngựa, quỳ trước cây thánh giá, cầu chúa ban cho chiến thắng và đứng thẳng người hô hào binh lính.
Khi quân đội của Saladin vội vàng chuẩn bị chiến đấu, Baldwin IV cho phi ngựa tấn công trên mặt cát. Nhà vua chiến đấu với hai bàn tay băng bó để che giấu vết thương do bệnh hủi gây ra.
Tranh mô phỏng lại trận đánh ở Montgisard gắn liền chiến công lừng lẫy của "vua hủi". Ảnh: Wikipedia.Tranh mô phỏng lại trận đánh ở Montgisard gắn liền chiến công lừng lẫy của "vua hủi". Ảnh: Wikipedia.
Tranh mô phỏng lại trận đánh ở Montgisard gắn liền chiến công lừng lẫy của "vua hủi". Ảnh: Wikipedia.Tranh mô phỏng lại trận đánh ở Montgisard gắn liền chiến công lừng lẫy của "vua hủi". Ảnh: Wikipedia. 
Sử gia Stephen Howarth chép rằng: “Có tới 26.000 kỵ binh Saracen và vài trăm quân Thiên chúa, nhưng quân Saracen đã thảm hại hoàn toàn. Saladin thoát được nhờ cưỡi con lạc đà đua nhanh nhất. Đội quân tinh nhuệ của ông bị đánh tan tành. Đội hộ vệ Khassaki lừng danh bị giết gần hết. Cháu trai của Saladin cũng bị chém chết tại trận”.
Vua Baldwin IV đã đập tan lực lượng xâm lược, chiếm được đoàn hành lý của Saladin. Ông cho truy kích Saladin đến đêm, sau đó rút về nghỉ ngơi ở Ascalon.
Bị ngập lụt bởi 10 ngày mưa lớn và đau khổ mất đến khoảng 90% quân đội, Saladin bỏ chạy. Chưa đến 1/10 quân đội quay được trở lại Ai Cập với ông ta.
Nằm cáng ra chiến trường
Năm 1183, nhà vua bị mù, tàn phế hoàn toàn, nhưng uy danh của ông vẫn khiến Saladin khiếp sợ.
Năm 1184, Saladin lại cho quân bao vây Kerak và ngay sau đó cũng phải rút quân, sau khi Baldwin IV nằm trên cáng ra chiến trường.
Ngày 16.5.1185, Baldwin IV qua đời khi mới 24 tuổi. Hai năm sau, Jerusalem bị Saladin chinh phục.

Cuộc sống ở đất thánh Jerusalem thời xa xưa

(Kiến Thức) - Những bức ảnh dưới đây phần nào tái hiện cuộc sống ở  đất thánh Jerusalem giữa lòng Trung Đông cách đây hàng trăm năm.

Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua
Một cửa hàng tạp hóa ở vùng đất thánh Jerusalem trong bức ảnh chụp vào khoảng năm 1900 đến 1920. 
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-2
Hai người phụ nữ trò chuyện với nhau ở Jerusalem hàng trăm năm trước. 
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-3
Cảnh tấp nập trên đường phố phía trong Cổng Jaffa thuộc thành phố cổ Jerusalem nhiều năm về trước. 
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-4
 Nhóm người Bedouin đang chuẩn bị cà phê trong một túp lều năm 1936.
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-5
Một khu chợ bán rau ở Nazareth vào khoảng năm 1934-1937. 
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-6
 Quán cà phê đông khách ở Jerusalem trong bức ảnh chụp hồi đầu thế kỷ 20.
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-7
Người phụ nữ mang hàng hóa ra chợ bán vào khoảng năm 1898-1914. 
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-8
Một người bán hoa quả trên đường phố hồi đầu thế kỷ 20. 
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-9
 Quầy hàng bán bánh mỳ vào khoảng năm 1900 đến 1920.
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-10
 Rất đông người đổ về Nebi Musa năm 1936.
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-11
 Các nghệ nhân cần cù làm việc vào khoảng năm 1898-1914.
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-12
 Người phụ nữ ngồi trước nhà ở Jerusalem cách đây hơn 100 năm.
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-13
Hai người phụ nữ đang làm việc vào khoảng năm 1898 đến 1914. 
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-14
 Người đàn ông bán thịt và bánh mỳ trên phố vào khoảng đầu thế kỷ 20.
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-15
 Một số người ăn xin trong bức ảnh chụp vào khoảng năm 1900 đến 1920. (Nguồn ảnh: ATI)

Thành phố Jerusalem 50 năm sau Chiến tranh Sáu ngày

(Kiến Thức) - Sau cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Israel đã giành quyền kiểm soát thành phố Jerusalem và một số vùng lãnh thổ rộng lớn khác của thế giới Arập.

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay
Theo Wikipedia, Chiến tranh Sáu ngày là cuộc chiến giữa Israel và các nước láng giềng Arập, bao gồm Ai Cập, Jordan và Syria, vào năm 1967. Kết quả, Israel thắng lợi trong cuộc chiến này và giành quyền kiểm soát thành phố Jerusalem cùng nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn khác,... 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-2
 Lực lượng Israel bắn phá căn cứ của quân đội Arập để chiếm quyền kiểm soát những quả đồi xung quanh thành phố cổ Jerusalem trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày, từ ngày 5 đến 10/6/1967, tại Trung Đông.

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-3
Trong ảnh là khu Wadi al-Joz ở Đông Jezusalem (phía trước) và xa xa là núi Ôliu sau 50 năm chiến tranh kết thúc. 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-4
Đối với người dân Israel, toàn bộ Jerusalem, bao gồm thành phố cổ Jerusalem và vùng ngoại ô phía đông, là thủ đô “vĩnh viễn và không thể chia cắt” của họ. Ảnh: Những người đàn ông ngồi bên quán cà phê vỉa hè ở Thành phố cổ Jerusalem năm 1967. 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-5
Hình ảnh quán cà phê này sau 50 năm. 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-6
Những người dân Palestine đứng trước Nhà thờ Hồi giáo Dome of the Rock ở thành phố cổ Jerusalem năm 1967.  

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-7
Hình ảnh Nhà thờ Hồi giáo này sau 50 năm. Được biết, nhiều người Palestine sống ở phần Đông Jerusalem vẫn hy vọng sẽ thiết lập miền này thành thủ đô tương lai của một Nhà nước Palestine độc lập.

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-8
Ngôi mộ Avshalom và khu vườn Gethsemane ở Jerusalem trong bức ảnh chụp 50 năm về trước. 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-9
Địa điểm này dường như không thay đổi nhiều sau 50 năm. 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-10
Lối đi dẫn tới công trình Qayt Bay Fountain ở thành phố cổ Jerusalem năm 1967. 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-11
Một người phụ nữ đi qua địa điểm này năm 2017. 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-12
 Rất đông người tập trung trước Cổng Damascus dẫn vào bên trong thành phố cổ Jerusalem năm 1967.

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-13
 Ảnh chụp khu vực trước Cổng Damascus sau 50 năm.
Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-14
 Đông đảo người dân tập trung tại quảng trường gần Thánh đường Hồi giáo al-Aqsa, địa điểm linh thiêng thứ ba của người Hồi giáo, trong buổi cầu nguyện ngày Thứ Sáu năm 1967.

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-15
Ảnh chụp khu vực Thánh đường Hồi giáo al-Aqsa 50 năm sau cuộc Chiến tranh Sáu ngày. (Nguồn ảnh: Reuters)

Tin mới