Vựa quất lớn nhất Nam Định tất bật vào vụ, thu về tiền tỷ

Những ngày này, vùng trồng quất lớn nhất Nam Định lại trở nên nhộn nhịp. Tại các vườn, người trồng quất ai nấy đều tất bật cắt tỉa, chăm sóc cây, sẵn sàng cho mùa vụ quan trọng nhất năm.

Xã Nam Phong, TP Nam Định được biết đến là vựa quất lớn nhất của tỉnh Nam Định. Địa phương có khoảng 1.200 hộ trồng quất, với tổng diện tích lên tới 50ha. Ngoài thị trường nội tỉnh, quất Nam Phong còn được xuất bán đến nhiều địa phương lân cận như Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa...
Những ngày này, khi Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, vùng trồng quất tại xã Nam Phong lại trở nên nhộn nhịp. Tại các vườn, người trồng quất ai nấy đều tất bật cắt tỉa, chăm sóc cây, sẵn sàng cho mùa vụ quan trọng nhất năm.
Vua quat lon nhat Nam Dinh tat bat vao vu, thu ve tien ty
Vườn quất của gia đình anh Phạm Văn Hiếu có 200 cây được xuất bán, giá cao nhất 40 triệu đồng/cây.  
Chia sẻ về tình hình quất Tết năm nay, anh Phạm Văn Hiếu, chủ vườn quất lâu năm tại đây, cho biết, giá quất năm nay tăng từ 10-15% do đợt mưa bão kéo dài hồi tháng 9 làm ảnh hưởng làm giảm sản lượng. Tuy giá tăng nhưng lượng khách mua không sụt giảm vì quất ở Nam Phong luôn đảm bảo độ đẹp, độ bền.
“Vườn quất của tôi có tổng 2.000 cây, trong đó có 200 cây được xuất bán với giá bán dao động từ 3 triệu đến 40 triệu đồng/cây, tùy kích cỡ và độ đẹp.
Từ tháng 10 âm lịch khách đã rục rịch đến xem quất cảnh, đặt mua. Hiện tôi bán được hơn 2/3 số lượng, chủ yếu bán cho khách quen, doanh nghiệp đặt mua sớm”, anh Hiếu cho hay.
Vua quat lon nhat Nam Dinh tat bat vao vu, thu ve tien ty-Hinh-2
Để quất chín đúng độ Tết, quả căng mọng, lá xanh, người nông dân phải chăm sóc rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng.  
Theo anh Hiếu, một trong những yếu tố khiến quất Nam Phong luôn được khách hàng ưa chuộng mỗi dịp Tết đến là do cây được trồng trên đất thịt giàu dinh dưỡng nên phát triển khỏe mạnh, cành lá xanh tốt, quả sai, căng mọng hơn so với nhiều nơi khác.
Tuy nhiên, để chăm sóc một cây quất đến lúc xuất bán, các chủ vườn đã phải tốn nhiều thời gian và công sức, phải tính toán kỹ lưỡng để quất ra quả đúng dịp Tết, đảm bảo quả chín vàng rực, lá xanh mướt, thế cây đẹp mắt, mang ý nghĩa phong thủy tốt lành.
“Thời gian tôi ở ngoài vườn nhiều hơn ở nhà. Lúc nào cũng luôn chân luôn tay, từ tưới nước, tỉa cành, bón phân cho đến kiểm tra sâu bệnh. Một cây quất cao 2-4m được bán với giá khoảng 30 triệu sẽ phải chăm sóc từ 4-5 năm.
Việc khách hàng mua quất từ sớm không chỉ giúp người trồng quất giảm áp lực tiêu thụ vào sát Tết mà còn thể hiện sự tin tưởng của khách vào chất lượng quất Nam Phong. Dự kiến doanh thu từ vườn quất năm nay của tôi đạt hơn 1 tỷ đồng”, anh Hiếu chia sẻ.
Vua quat lon nhat Nam Dinh tat bat vao vu, thu ve tien ty-Hinh-3
 Không chỉ là một loại cây cảnh, quất còn mang ý nghĩa phong thủy, tượng trưng cho sự sung túc và may mắn.
Vua quat lon nhat Nam Dinh tat bat vao vu, thu ve tien ty-Hinh-4
 Anh Phạm Văn Phú, một khách mua quất cho biết, dù quất đắt hay rẻ anh vẫn đặt mua từ sớm để chọn được cây đẹp, ưng ý và chơi được lâu hơn.
Mùa quất Tết năm nay không chỉ riêng anh Hiếu, nhiều chủ vườn khác tại Nam Phong cũng ghi nhận tình hình khả quan. Anh Vũ Xuân Trường cho biết, vườn của anh năm nay có gần 200 cây, giá dao động từ 3 triệu đến hơn 30 triệu đồng/cây.
Đến nay, anh Trường đã bán hết 1/3 số lượng cây. Dự kiến đến đầu tháng 12 âm lịch sẽ bán toàn bộ cây to có giá trên 10 triệu đồng, còn những cây nhỏ bán đến khoảng 20/12 âm lịch sẽ hết hàng.
Tuy nhiên, anh Trường bày tỏ tiếc nuối khi năm nay vườn bị thiệt hại tới 70 cây quất lớn do đợt mưa lũ kéo dài. Nếu không, doanh thu của vườn có thể chạm mốc gần 2 tỷ đồng, thay vì dự kiến khoảng 1 tỷ đồng như hiện tại.
Vua quat lon nhat Nam Dinh tat bat vao vu, thu ve tien ty-Hinh-5
 Khách hàng đến vườn của anh Trường xem, đặt cọc rải rác từ tháng 10 âm lịch, cận Tết sẽ đánh về.
Vua quat lon nhat Nam Dinh tat bat vao vu, thu ve tien ty-Hinh-6
 Thời điểm này, nhiều khách hàng đã đánh quất về chơi Tết sớm. 

Hoa Tết bị nước lũ nhấn chìm, người dân xứ Huế lo trắng tay

Nông dân các vùng trồng hoa Tết nổi tiếng của xứ Huế đang hết sức lo lắng trước nguy cơ trắng tay khi phần lớn hoa trồng để bán dịp Tết bị ngâm nhiều ngày trong nước lũ.

Cứ đến dịp tháng 10 Âm lịch hàng năm, hàng trăm hộ dân trồng hoa bán Tết ở Thừa Thiên - Huế lại tất bật vào vụ. Trong đó, không thể không kể đến hoa cúc, mặt hàng không thể thiếu trong các phiên chợ Tết của địa phương.
Thế nhưng, cơn lũ lớn trung tuần tháng 10 làm người dân tại các vùng trồng hoa nổi tiếng của xứ Huế, như Phú Mậu, Thủy Vân,... chịu thiệt hại nặng nề. Phần lớn hoa trồng để bán vụ Tết bị nước lũ nhấn chìm. Nhiều người lo ngại trước nguy cơ mất trắng, vì hoa Tết sau nhiều ngày bị ngâm trong nước lũ đang có dấu hiệu thối rễ và úa lá, hết cách cứu chữa.
Để chuẩn bị cho vụ hoa Tết 2023, từ đầu tháng 6, gia đình ông Lê Đình Hải (tổ dân phố Dạ Lê, phường Thuỷ Vân, TP. Huế) bắt đầu xuống giống trồng hơn 1.000 chậu cúc.
Hoa Tet bi nuoc lu nhan chim, nguoi dan xu Hue lo trang tay
Hàng loạt chậu hoa của người dân Thừa Thiên - Huế bị ngập úng và có dấu hiệu úa, thối rễ.
Hoa Tet bi nuoc lu nhan chim, nguoi dan xu Hue lo trang tay-Hinh-2
Trận mưa lũ giữa tháng 10 làm các chậu hoa của ông Hải có nguy bị hư hỏng, thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Theo ông Hải, người dân trồng hoa thường có quan niệm “làm một vụ ăn cả năm”. Phần lớn thu nhập của gia đình đều trông chờ vào nghề trồng hoa. Để phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán 2023, gia đình ông đã đầu tư hơn 100 triệu đồng. Thế nhưng, mưa lũ ập đến, kéo dài nhiều ngày làm hư hại hàng loạt chậu hoa của gia đình.
Còn chưa đầy 3 tháng nữa là đến Tết, số lượng hoa dự kiến đưa ra thị trường dịp này coi như mất trắng.
Nhìn những chậu hoa cúc vừa lên xanh tốt nay bạc lá, thối rễ, ông Hải buồn bã chia sẻ, nước lũ lên cao bất thường chỉ trong một đêm, khoảng 1.000 chậu cúc Tết của gia đình ông bị nhấn chìm, phần lớn tài sản trôi theo dòng lũ.
Cùng chung cảnh ngộ, gia đình ông Nguyễn Đình Phúc (tổ dân phố Dạ Lê, phường Thủy Vân) cũng lo Tết này không có thu nhập vì hàng trăm chậu hoa cúc bị hư hại nghiêm trọng.
Để chuẩn bị vụ hoa Tết, ông đã đầu tư khoảng 50 triệu đồng trồng gần 900 chậu hoa cúc.
“Lũ lên nhanh, cả vườn cúc chìm trong biển nước. Gia đình tôi phải chạy lên chỗ cao, bất lực đứng nhìn".
Hoa Tet bi nuoc lu nhan chim, nguoi dan xu Hue lo trang tay-Hinh-3
Tranh thủ thời tiết khô ráo, ông Phúc cố gắng rửa sạch bùn đất, kích thích rễ cứu hoa ngập úng.
"Số chậu cúc bị hư hại nặng không có cách nào cứu chữa, bây giờ cứu vớt được chừng nào hay chừng đó”, ông Phúc ngậm ngùi.
Theo ông Nguyễn Thành Trung - Chủ tịch UBND phường Thủy Vân, phường có 70 hộ dân trồng hoa cúc phục vụ thị trường Tết với khoảng 35.000 chậu.
Dù đã kê đậy, đưa hoa lên giàn để tránh lũ, nhưng mưa lũ khiến hơn 80% số hoa của người dân ở địa bàn phường bị ngập úng, hư hại.
“Địa phương đang tiến hành thống kê, rà soát các hộ dân trồng hoa Tết bị thiệt hại để có chính sách hỗ trợ ban đầu và tiếp tục đề xuất lên cấp trên có giải pháp hỗ trợ cho người dân”, ông Trung cho biết.
Theo thống kê ban đầu, đợt mưa lũ vừa qua cũng khiến hơn 82ha rau màu các loại của nông dân ở TP. Huế bị thiệt hại. Riêng cúc trồng chậu vụ Tết có 40.300 chậu bị ngập hư hại trên 50%; thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng.
Ngoài các làng trồng hoa Tết ở TP. Huế, nhiều vườn hoa Tết của người dân các xã vùng thấp trũng thuộc huyện, thị xã Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy,... cũng có nguy cơ mất trắng do mưa lũ gây ngập úng diện rộng, làm thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Mùa hoa Tết 2024: Nông dân phập phồng lo hoa ế

Nhiều hộ nông dân tại TP.HCM đã bắt đầu xuống giống cây chuẩn bị cho mùa hoa Tết 2024 dù lo lắng sức mua giảm.

Còn khoảng hơn ba tháng nữa là tới tết Nguyên Đán 2024, nhiều chủ vườn hoa tại khu vực quận 12, Hóc Môn, Bình Chánh (TP.HCM) đang tranh thủ làm đất, xuống giống để chuẩn bị cho mùa hoa tết 2024.

Tin mới