Vua sáng chế Lê Văn Tri: Biết cách không bao giờ nghèo
Từng liều lĩnh bán nhà để đầu tư nghiên cứu khoa học, TS. Lê Văn Tri đã có một gia sản lớn là mấy chục bằng sáng chế. Theo ông, muốn thành công phải kiên trì, tạo ra nhiều sáng chế sẽ "không bao giờ nghèo".
Thu Hà
Nhìn vào “gia tài” của vua sáng chế TS. Lê Văn Tri, Tổng Giám đốc Biogroup ai cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ. Sau hơn 40 năm làm khoa học, ông đã có hơn 80 công trình khoa học và bài viết trong nước và quốc tế, tác giả của hơn 20 bằng độc quyến sáng chế...
Mê phòng thí nghiệm
TS. Lê Văn Tri, sinh ra tại Thanh Hóa trong một gia đình công chức, từ nhỏ đã thể hiện khả năng nhạy bén với môn Toán và Sinh học.
TS. Lê Văn Tri
Năm 1969, ông du học tại Đại học Tổng hợp Kisinhop, Liên Xô cũ khoa Tổng hợp sinh, chuyên ngành vi sinh vật.
Trong suốt những năm học tập, ông ít ra ngoài mà dành phần lớn thời gian trên giảng đường, phòng thí nghiệm. Nhiều ngày ông rời trường lúc vào lúc đêm khuy đồng hồ đã điểm sang ngày mới thường xuyên một mình trên xe điện về nhà.
Mỗi dịp nghỉ hè hoặc nghỉ đông, trong khi bạn bè cùng lớp đi tham quan hoặc du lịch, ông tìm đến thư viện để thỏa sức đọc các sáng chế và nghiên cứu.
Khi bạn bè làm thêm tại nhà máy hoặc hái hoa quả thuê kiếm tiền, ông tìm cách xin thầy phụ việc ở phòng thí nghiệm dù chỉ là rửa chai lọ, hoặc với vai trò là thí nghiệm viên. "Đôi lúc thấy mệt mỏi, nhưng đó là quãng thời gian tôi được sống với đam mê và thật sự thấy hạnh phúc”, ông nói.
Với sự cần mẫn, nghiêm túc, cuối năm thứ tư, phần thưởng ông nhận được là giải nhì "Olympic sinh viên với tiến bộ khoa học kỹ thuật toàn liên bang Nga" khi mới 20 tuổi.
Năm 1975, ông trở về quê phục vụ đất nước. Vài năm sau, ông quay lại Nga làm nghiên cứu sau tiến sĩ. Học xong, cũng đã có lúc ông đắn đo về cơ hội làm việc ở trời Tây.
Nhưng lời căn dặn của cha "Một đứa đi học để xây dựng đất nước, còn một đi bộ đội bảo vệ đất nước" khiến ông thấy có trách nhiệm với gia đình và quê hương. Thế là ông vác ba lô về nước, bỏ lại phía sau nhiều cơ hội tốt cả về nghiên cứu khoa học lẫn tài chính vững vàng.
Bán nhà làm khoa học
Về Việt Nam đúng vào thời điểm nước ta chưa có doanh nghiệp khoa học công nghệ, TS. Lê Văn Tri và một số người bạn lên ý tưởng thành lập liên doanh khoa học và sản xuất với mong muốn đưa sản phẩm tới người dân, tránh tình trạng nghiên cứu xếp ngăn kéo.
TS. Lê Văn Tri khẳng định muốn thành công trong nghiên cứu khoa học phải kiên trì, tạo ra nhiều sáng chế ứng dụng vào thực tiễn sẽ "không bao giờ nghèo"
Chính trong giai đoạn này TS. Lê Văn Tri nhận được đơn đặt hàng khoai tây giống từ Nga. Bài toán đặt ra là ông phải tìm được nồng độ gibberelin, chất kích thích sinh trưởng thực vật thích hợp phun lên củ khoai tây trong điều kiện đóng gói, làm thế nào để khoai sau khi đến Nga nảy nầm được.
TS. Lê Văn Tri từng chia sẻ, thời điểm đó là công ty vừa mới ra đời, khó trăm bề, ông đánh liều khi về nhà thuyết phục vợ gom hết tiền và bán tài sản trong nhà để có thể trả lương cho công nhân.
“Tôi là người tổng hợp và đã bảo vệ luận án tiến sỹ về gibberelin. Thế nên nếu tôi không làm được thì kém quá. Đó là khoa học, là nghề của tôi, nếu tôi không dám tin vào nó thì còn ai dám tin? Doanh nhân không ai liều vậy đâu, nhưng tôi là nhà khoa học”.
Và khoai tây đã nảy mầm trên đất Nga. Đối tác Nga thanh toán bằng đạm. Số đạm ấy TS, Lê Văn Tri giữ lại một phần, còn lại đem bán, thu lãi lớn.
“Người ta hỏi tôi có ký hợp đồng trở thành đại lý đạm không nhưng tôi từ chối, dù biết rằng đi buôn sẽ giàu có. Tôi sẵn sàng đánh cược tài sản để kinh doanh trên nền tảng khoa học của mình nhưng không muốn trở thành một đại lý đơn thuần”.
Nhiều người khuyên nên suy nghĩ lại, ông vẫn một mực nói: Tôi biết cày xới trên con đường mình chọn và tôi tin thành công đang ở phía trước.
Và ông vua sáng chế...
Sau 40 năm tập trung làm nghiên cứu khoa học, thành quả đã chứng minh những điều ông kiên định năm xưa là đúng. Không chỉ có gia tài nghiên cứu khoa học đồ sộ, ông còn trở thành vua sáng chế.
Bằng sáng chế của ông nhiều không đếm được, từ chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ và quy trình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ sử dụng chế phẩm này; Chế phẩm vi sinh xử lý H2S trong nuôi trồng thủy sản, Chế phẩm hương liệu men sinh học tổng hợp; Chế phẩm tăng năng suất lúa…
Các công nghệ đều được chuyển giao và nhận phản ứng tích cực từ người sử dụng. Ông cho biết, sáng chế phải đi từ phòng thí nghiệm đến người dân mới thành công. Vì vậy dù là doanh nghiệp nhưng ông luôn xác định lấy khoa học làm nền tảng.
Nhìn lại chặng đường đã qua, TS. Lê Văn Tri khẳng định muốn thành công trong nghiên cứu khoa học phải kiên trì, tạo ra nhiều sáng chế ứng dụng vào thực tiễn sẽ "không bao giờ nghèo".
Năm 2012, TS. Lê Văn Tri đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) xác lập là “Người có nhiều bằng sáng chế trong lĩnh vực Công nghệ sinh học nhất”.
TS. Lê Văn Tri cho biết, ý tưởng sáng tạo đến với ông như dòng nước chảy không ngừng. Ông luôn đặt câu hỏi tại sao không làm cái này và nếu làm thì sẽ thế nào. Ngoài ra, ông luôn tâm niệm, phải say mê nghiên cứu, chắt chiu đến lúc nào đó như giọt nước cuối cùng làm tràn ly thì ý tưởng sẽ đến và bắt tay tạo nên sản phẩm ưu việt nhất.
Bi kịch khiến hơn 2.000 lính Liên Xô bỏ mạng trong Thế chiến 2
Tháng 11/1942, máy bay ném bom xuất phát từ tàu sân bay của Anh đánh chìm tàu vận tải Rigel của Đức quốc xã ở ngoài khơi phía Bắc Na Uy. Sai lầm này khiến hơn 2.000 lính Liên Xô bỏ mạng.
Cho đến nay, vụ chìm tàu vận tải Rigel (trong ảnh) chở tù binh Liên Xô là một trong những thảm họa hàng hải tồi tệ nhất trong lịch sử Na Uy. Nguyên nhân là bởi hơn 2.000 lính Liên Xô chết đuối trong thảm kịch này.
Vượt qua định kiến sinh viên kỹ thuật yếu ngoại ngữ, Ngô Tấn Hoàng Khoa, ĐH Bách khoa TP.HCM đạt điểm tuyệt đối ở ba lần thi TOEIC, giành nhiều học bổng, xin việc làm với mức lương hậu hĩnh ở một hãng hàng không khi chưa tốt nghiệp.
Sốc vì trượt cùng lúc 4 môn
Ngô Tấn Hoàng Khoa vốn là cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến, một ngôi trường công lập bình thường ở TP.HCM. Sau nhiều cân nhắc Khoa quyết định chọn Trường ĐH Bách khoa TP.HCM nhưng gặp không ít cú sốc.
Nam sinh ngành Kỹ thuật Nhiệt, kể đã nghe rất nhiều lời đồn là học Bách khoa rất khó nhưng không ngờ sự thật này lại vận vào mình khi năm đầu tiên thành tích học tập không tốt, chưa kể có những môn phải học lại.
GS Ngô Bảo Châu được bầu là thành viên danh dự Hiệp hội Toán học London
GS Ngô Bảo Châu - một trong 4 nhà toán học xuất sắc không làm việc tại Anh vừa được Hiệp hội Toán học London (LMS) bầu chọn trở thành thành viên danh dự của hiệp hội năm 2021.
Năm nay, 4 thành viên danh dự được bầu chọn vào hiệp hội gồm GS Ngô Bảo Châu, làm việc tại ĐH Chicago (Mỹ) và Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (Việt Nam); GS Laure Saint-Raymond, công tác tại Viện Nghiên cứu cao cấp của Pháp (IHES); GS Peter Sarnak, công tác tại Viện Nghiên cứu cao cấp (Princeton, Mỹ); GS Ya-xiang Yuan công tác tại Viện Khoa học Trung Quốc.
GS Ngô Bảo Châu vừa được bầu là thành viên danh dự Hiệp hội Toán học London