Vua tôm Minh Phú lãi bình quân 1,5 tỷ đồng/ngày trong năm 2020

Năm 2020, cả doanh thu và lãi ròng của công ty mẹ Tập đoàn Minh Phú đều sụt giảm 2 chữ số, tuy nhiên mức lãi ròng bình quân “vua tôm” ghi nhận được vẫn đạt gần 1,5 tỷ đồng/ngày.

Vua tôm Minh Phú lãi bình quân 1,5 tỷ đồng/ngày trong năm 2020
Báo cáo tài chính riêng công ty mẹ quý IV/2020 của Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) cho biết hoạt động kinh doanh quý cuối năm đã ghi nhận ổn định trở lại. Tuy nhiên, mức tăng doanh thu những tháng cuối năm vẫn không đủ bù đắp đà sụt giảm những tháng trước đó do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến các đơn hàng xuất khẩu.
Cụ thể, tính riêng quý IV/2020, doanh thu thuần tập đoàn mẹ Minh Phú là 2.722 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019. Nhờ việc giá vốn tăng thấp hơn doanh thu, biên lãi gộp của “vua tôm” trong quý gần nhất đạt gần 7,5%, cao hơn nhiều so với mức 4,1% cùng kỳ
Kết quả này giúp lợi nhuận gộp công ty đạt được trong quý cuối năm 2020 tăng gấp đôi so với cùng kỳ, mang về hơn 203 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong khi doanh thu hoạt động tài chính giảm gần 3 lần từ hơn 180 tỷ xuống hơn 60 tỷ đồng, cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại tập đoàn mẹ đều tăng 2 chữ số.
Kết quả này khiến lợi nhuận trước và sau thuế tập đoàn mẹ Minh Phú thu về trong kỳ đều giảm so với cùng kỳ, đạt lần lượt 152 tỷ trước thuế và 138 tỷ đồng sau thuế. So với quý IV/2019, hai chỉ tiêu lợi nhuận này đã giảm lần lượt 9% và 16%.

Lũy kế cả năm 2020, dù doanh thu đã tăng trở lại trong quý cuối năm nhưng số này không đủ bù đắp đà sụt giảm của 3 quý liền trước. Kết quả, tập đoàn mẹ Minh Phú ghi nhận mức doanh thu thuần gần 9.340 tỷ, giảm 13%, tương đương mức hụt thu hơn 1.400 tỷ đồng tuyệt đối.

Biên lợi nhuận gộp có cải thiện so với năm 2019 nhưng việc doanh thu hoạt động tài chính giảm hơn 180 tỷ (-37%) đã khiến các khoản lợi nhuận “vua tôm” thu về trong năm vừa qua đều sụt giảm.

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế tập đoàn mẹ ghi nhận được là 598 tỷ đồng, giảm 13% và lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế Thu nhập doanh nghiệp là 547 tỷ, cũng thấp hơn 16% so với năm 2019.

Tính bình quân trong năm vừa qua, doanh nghiệp được mệnh danh là “vua tôm” tại Việt Nam ghi nhận gần 25,6 tỷ doanh thu và gần 1,5 tỷ tiền lãi ròng mỗi ngày.

Tính đến cuối năm 2020, tập đoàn mẹ Minh Phú có tổng tài sản đạt gần 7.455 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm.

Đáng chú ý, để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh năm vừa qua, “vua tôm” đã phải đẩy mạnh hoạt động vay nợ tài chính. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đến cuối năm 2020 của doanh nghiệp đạt trên 1.727 tỷ đồng, tăng 85% so với đầu năm.

Vua tom Minh Phu lai binh quan 1,5 ty dong/ngay trong nam 2020

"Vua tôm" Minh Phú là doanh nghiệp nằm dưới sự chi phối và quản lý của nữ đại gia Chu Thị Bình và chồng Lê Văn Quang. Ảnh: Trương Khởi. 

Nếu tính cả các khoản đã tất toán trong năm, “vua tôm” đã huy động gần 7.800 tỷ đồng từ tiền vay trong năm. Tuy vậy, công ty cũng chi gần 7.000 tỷ đồng để trả nợ gốc và gần 50 tỷ đồng nợ lãi.

Liên quan tới hoạt động xuất khẩu tôm, cuối năm 2020 vừa qua, Cơ quan Hải quan Mỹ (CBP) đã có kết luận sản phẩm tôm đông lạnh của Minh Phú xuất khẩu vào thị trường này phải chịu thuế chống bán phá giá với tôm Ấn Độ.

Theo CBP, Minh Phú đã không cung cấp được đầy đủ bằng chứng như yêu cầu để chứng minh công ty không sử dụng tôm có nguồn gốc từ Ấn Độ xuất khẩu vào Mỹ. Do đó, phía Mỹ nhận định Minh Phú đã vi phạm lệnh thuế chống bán phá giá đang áp trên tôm Ấn Độ.

Trong khi đó, phía Minh Phú cho rằng CBP “không dựa trên các bằng chứng thuyết phục”. Công ty cho biết đã hợp tác toàn diện với cuộc điều tra, chứng minh rõ ràng cách xử lý và tách biệt tôm có xuất xứ Việt Nam và tôm có xuất xứ Ấn Độ trong dây chuyền sản xuất, để đảm bảo chỉ tôm Việt Nam mới được xuất đi Mỹ.

Dù Minh Phú đã chủ động hợp tác và có lời mời nhưng CBP đã không sang Việt Nam và không thực hiện việc thẩm tra tại thực địa. Điều này dẫn đến việc nhận định chưa chính xác về hệ thống truy xuất tôm nhập khẩu và tôm nguyên liệu Việt Nam của doanh nghiệp.

Tiểu thư nhà giàu Việt đình đám một thời giờ “xuống giá” trầm trọng

(Kiến Thức) - Nhiều tiểu thư nhà đại gia Việt từng xuất hiện hoành tráng với hàng loạt thành tích đáng nể nhưng lại nhanh chóng “xuống giá” trầm trọng.

Tiểu thư nhà giàu Việt đình đám một thời giờ “xuống giá” trầm trọng
Hai năm trước, dân mạng từng xôn xao trước những tấm hình một cô gái xinh đẹp ăn tối cùng cựu danh thủ David Beckham tại Việt Nam. Đó là Nguyễn Ngọc Mỹ, tiểu thư nhà đại gia Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam (ALP).

Hai năm trước, dân mạng từng xôn xao trước những tấm hình một cô gái xinh đẹp ăn tối cùng cựu danh thủ David Beckham tại Việt Nam. Đó là Nguyễn Ngọc Mỹ, tiểu thư nhà đại gia Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam (ALP).

Ngoài Đặng Lê Nguyên Vũ, cặp vợ chồng đại gia nào cùng điều hành DN?

(Kiến Thức) - Cùng nhau gây dựng và điều hành, các cặp vợ chồng doanh nhân này đã đưa công ty họ quản lý đang ngày càng phát triển, với doanh thu, lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng khiến mọi người phải trầm trồ, ngưỡng mộ.

Ngoài Đặng Lê Nguyên Vũ, cặp vợ chồng đại gia nào cùng điều hành DN?
Trước khi câu chuyện ly hôn của vợ chồng doanh nhân vua cà phê dậy sóng trên các phương tiện truyền thông, người ta từng nhớ tới Trung Nguyên với niềm tự hào và kiêu hãnh. Ảnh: Nguoinoitieng.
 Trước khi câu chuyện ly hôn của vợ chồng doanh nhân vua cà phê dậy sóng trên các phương tiện truyền thông, người ta từng nhớ tới Trung Nguyên với niềm tự hào và kiêu hãnh. Ảnh: Nguoinoitieng.

Các cặp vợ chồng nghìn tỷ Việt chia tỷ lệ sở hữu thế nào?

Hầu hết cặp vợ chồng tỷ phú Việt đều giao người chồng giữ vai trò lãnh đạo cao nhất tại doanh nghiệp, nhưng vẫn có một vài ngoại lệ khi vai trò điều hành chính thuộc về nữ doanh nhân.

Các cặp vợ chồng nghìn tỷ Việt chia tỷ lệ sở hữu thế nào?
Tại thương trường Việt Nam, không thiếu những cặp vợ chồng tỷ phú cùng nhau xây dựng doanh nghiệp từ con số không tới những thành công hiện tại. Dù cả hai cùng tham gia lãnh đạo và sở hữu doanh nghiệp, tại mỗi nơi, việc phân chia vị trí, công việc và sở hữu cổ phần lại khác nhau.

Tin mới