"Vung tay quá trán" công nghiệp quốc phòng Nga lâm cảnh nợ nần

Giới công nghiệp quốc phòng Nga đã vay tiền để đáp ứng quá trình hiện đại hóa quân đội của Điện Kremlin, nhưng quản lý yếu kém và tính toán sai chi phí khiến họ lâm vào nợ nần.
 

Kế hoạch hiện đại hóa quân đội trị giá 20.000 tỷ rúp (300 tỷ USD) của Tổng thống Vladimir Putin trong thập niên qua, đã trang bị cho quân đội Nga đầu đạn siêu thanh, tàu ngầm không người lái tiên tiến. Tuy nhiên, việc hiện đại hóa quân đội lại khiến giới công nghiệp quốc phòng lâm vào cảnh nợ nần, vì chính phủ chưa thanh toán đủ tiền cho họ, Bloomberg cho biết.
Giới công nghiệp quốc phòng Nga đang trong tình trạng “thắt lưng buộc bụng” và không đủ tiền để đầu tư vào công nghệ mới quan trọng, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov nói trong một hội nghị vào đầu tháng. “Chúng tôi đã đề nghị tổng thống giải quyết các khoản nợ hơn 2.000 tỷ rúp”, Phó Thủ tướng Borisov nói.
Tổng thống Vladimir Putin kiểm tra tiêm kích tàng hình Su-57. Ảnh: AP.
 Tổng thống Vladimir Putin kiểm tra tiêm kích tàng hình Su-57. Ảnh: AP.
Theo các quan chức quốc phòng và nhà phân tích công nghiệp, phần lớn các khoản nợ xấu đã tồn tại nhiều năm và khó có khả năng thanh toán. Các khoản nợ phát sinh từ sai lầm trong quản lý chủ yếu tại các công ty sản xuất vũ khí nhà nước.
Sau khi Điện Kremlin giảm chi tiêu quốc phòng trong năm 2017-2018 do xuất khẩu dầu sụt giảm dưới áp lực của phương Tây, kết hợp với các yếu tố khác khiến tình trạng tài chính của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga trở nên xấu đi. 
“Đó là một quả bom nổ chậm”, Konstantin Makienko, phó giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, một nhà tư vấn cho ngành công nghiệp quốc phòng của Moscow nói, Bloomberg trích dẫn.
Vị chuyên gia nhận xét cốt lõi của vấn đề nằm ở vấn đề chính phủ Nga không chi tiền cho các hệ thống vũ khí mới cho đến khi chúng được hoàn thành. Điều đó buộc các nhà sản xuất quốc phòng phải vay tiền từ các ngân hàng thương mại, thường là dưới sự bảo đảm của chính phủ để trang trải chi phí.
Tuy nhiên, lãi suất các khoản vay như vậy trung bình khoảng 10% mỗi năm, khiến các công ty có chi phí nợ rất lớn. “Sẽ rất khó khăn để giải quyết các khoản vay này vì chi tiêu của chính phủ cho các hợp đồng mua sắm mới đang giảm”, Anton Danilov-Danilyan, nhà phân tích tại Oboronprom, một trong những công ty quốc phòng lớn nhất của Nga cho biết.
Ông đổ lỗi cho quản lý lộn xộn và sai lầm. Một số người đánh giá bản thân quá cao, nhưng người khác đưa giá hợp đồng quá thấp, hoặc tỷ lệ hoàn vốn hóa ra là gần như không có. Số khác tính toán sai lầm chi phí để đưa hệ thống vũ khí mới vào sản xuất.
Thêm vào đó là sự chậm trễ trong thanh toán của các đơn hàng xuất khẩu do lo ngại lệnh trừng phạt của Mỹ đối với khách hàng mua vũ khí Nga. Hiện tại, chính phủ Nga đang có kế hoạch xóa khoảng 200 tỷ rúp nợ xấu.
Tuy vậy, Bộ Tài chính Nga đã từ chối lời kêu gọi của Phó Thủ tướng Borisov về khoản cứu trợ trị giá khoảng 600-700 tỷ rúp mà ông nói là cần thiết để cho phép tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga trở lại hoạt động bình thường.

5 vũ khí khủng khiếp nhất Nga khoe trong duyệt binh 9/5

(Kiến Thức) - Xe tăng T-14 Armata, tên lửa phòng không S-400, tên lửa đạn đạo RS-24 Yars…là những vũ khí mạnh mẽ nhất của Quân đội Nga được giới thiệu trong duyệt binh 9/5. 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5
Mặc dù thời tiết không tốt đã khiến cho lực lượng Không quân Nga không tham gia duyệt binh, thế nhưng các đơn vị cơ giới mặt đất cũng đã đủ khiến mọi thế lực thù địch với nước Nga phải e dè, kiềng nể, không dám làm liều. Trong cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng (9/5/1945-9/5/2017), Quân đội Nga đã giới thiệu tới hàng triệu người dân dàn vũ khí hiện đại bậc nhất toàn cầu. Nguồn ảnh: Sputnik 

16% sức mạnh quân đội Nga phụ thuộc vào… phái yếu

(Kiến Thức) - Là một trong những đội quân tuyển nữ giới đầu tiên trên thế giới, ngày nay hiện có tới 160.000 nữ quân nhân phục vụ trong Quân đội Nga tương đương tới 16% quân số.

16% suc manh quan doi Nga phu thuoc vao… phai yeu
 Kể từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, quân đội nga đã bắt đầu thành lập những tiểu đoàn lính toàn nữ giới đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: Sputnik.

“Pháo đài bay” B-52 lại được nâng cấp, hoạt động thêm 30 năm nữa

(Kiến Thức) - Việc nâng cấp radar là một trong những hạng mục góp phần giúp "pháo đài bay" B-52 hoạt động tới tận năm 2050, tức là thêm 30 năm nữa. 

“Phao dai bay” B-52 lai duoc nang cap, hoat dong them 30 nam nua
 Raytheon vừa được công ty Boeing lựa chọn cung cấp hệ thống radar cho chương trình hiện đại hóa radar máy bay ném bom B-52. Dựa trên hợp đồng, Raytheon sẽ thiết kế, phát triển và sản xuất hệ thống rada có anten mạng pha chủ động cho toàn bộ các máy bay B-52 còn lại. Nguồn ảnh: Airliners.net

Tin mới