Vướng những sai phạm nào cựu giám đốc SYT Long An bị truy tố?

(Kiến Thức) - Ngày 3/1, Viện KSND tỉnh Long An cho biết, vừa tống đạt cáo trạng, quyết định truy tố ra trước TAND tỉnh Long An để xét xử bị can Lê Thanh Liêm, cựu giám đốc Sở Y tế.

Vướng những sai phạm nào cựu giám đốc SYT Long An bị truy tố?
Trước đó, ngày 14/12/2016, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An đã khởi tố vụ án, khởi tố ông Lê Thanh Liêm - cựu giám đốc Sở Y tế Long An, để điều tra về việc "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Vụ án mà cảnh sát kinh tế đang điều tra có liên quan đến sai phạm trong thực hiện gói thầu cung cấp, lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh thuộc công trình Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm mỹ phẩm, Trung tâm Giám định y khoa, Trung tâm Giám định pháp y, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm do Sở Y tế tỉnh Long An làm chủ đầu tư.
Theo cáo trạng, ông Liêm làm Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An từ năm 2007 đến 2017. Năm 2014, Sở Y tế được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư công trình tòa nhà bốn cơ quan (Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm mỹ phẩm, Trung tâm giám định y khoa, Trung tâm giám định pháp y, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm).
Vuong nhung sai pham nao cuu giam doc SYT Long An bi truy to?

Cựu giám đốc Sở Y tế Long An Lê Thanh Liêm. Ảnh: Tuổi Trẻ. 

Sau đó, Công ty Đông Nam Á (trụ sở ở TP Tân An) đề xuất gói thầu, lắp đặt thiết bị điện tử cho công trình này và trúng thầu với giá hơn 1,9 tỷ đồng, ký hợp đồng thi công với Sở Y tế trong thời hạn 60 ngày.
Trong thời gian thi công, ông Liêm biết rõ các thiết bị của hệ thống camera giám sát an ninh đã bị nhà thầu thay đổi xuất xứ, model, từ Nhật Bản sang Malaysia, Trung Quốc; từ xuất xứ Mỹ sang xuất xứ Thái Lan... nhưng không chỉ đạo tham khảo lại giá. Ông cũng không phê duyệt điều chỉnh dự toán để làm cơ sở điều chỉnh lại giá trị hợp đồng đã ký hết. Tổng số tiền ngân sách nhà nước bị thất thoát trên 900 triệu đồng.
Tháng 4/2017, ông Liêm bị Công an cửa khẩu lập biên bản ngăn chặn không cho lên máy bay đi du lịch Nhật, do yêu cầu của Công an Long An. Sau khi ông khiếu nại, quyết định cấm xuất cảnh bị dỡ bỏ.
Đến cuối năm 2017, ông Liêm nhận quyết định nghỉ hưu và bị khởi tố, được cho tại ngoại. VKS tỉnh Long An đã trả hồ sơ vụ án để bổ sung hai lần, Thường trực Tỉnh ủy Long An cũng đã phải yêu cầu các ngành có kết luận sớm. Giữa tháng 5/2019, ông Liêm được tạm đình chỉ điều tra, do cần xác định giá của hệ thống camera đã lắp đặt. Hai tháng sau, công an phục hồi điều tra vụ án.
>>> Xem thêm video: Sai phạm BOT phải xử như tham nhũng

Nguồn: VTC Now.

Công bố kết luận sai phạm Thủ Thiêm: Xem xét trách nhiệm cán bộ sai phạm

(Kiến Thức) - Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều vi phạm, khuyết điểm của UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Công bố kết luận sai phạm Thủ Thiêm: Xem xét trách nhiệm cán bộ sai phạm
Ngày 26/6, Thanh tra Chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm, TP.HCM. Qua đó, TTCP đã chỉ ra nhiều vi phạm, khuyết điểm của UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong Kết luận thanh tra này. 

Sai phạm đất đai tại Thủ Thiêm: Có thể sẽ chuyển cơ quan điều tra

(Kiến Thức) - TTCP cho rằng, trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để gây thiệt hại tài sản nhà nước thì chuyển hồ sơ sang CQĐT để xem xét, xử lý.

Sai phạm đất đai tại Thủ Thiêm: Có thể sẽ chuyển cơ quan điều tra
Ngày 26/6, Thanh tra Chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra sai phạm đất đai tại Thủ Thiêm, TP.HCM và chỉ ra nhiều vi phạm, khuyết điểm của UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
>>> Đọc thêm: Công bố kết luận sai phạm Thủ Thiêm: Xem xét trách nhiệm cán bộ sai phạm

Chủ tịch TP HCM chưa nhận được Kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm

(Kiến Thức) - Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết chưa nhận được kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm tại dự án khu đô thị Thủ Thiêm, sau khi nhận được kết luận thanh tra, UBND TP.HCM sẽ báo cáo với Thường trực Thành ủy. Sau đó sẽ tổ chức họp báo.

Chủ tịch TP HCM chưa nhận được Kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm
Thông tin này được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong trao đổi với báo chí bên lề đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP HCM lần XI (sáng nay 27/6).
Theo đó, Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết đã nắm được thông tin qua báo chí về kết luận thanh tra về dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra Chính phủ. Tuy nhiên, về văn bản kết luận vụ Thủ Thiêm theo đường chính thống từ Thanh tra Chính phủ thì chưa được chuyển đến UBND TP HCM.
Ông dự kiến, thứ 2 tuần sau UBND TP HCM sẽ báo cáo với Thường trực Thành ủy. Sau đó sẽ tổ chức họp báo. Ông khẳng định UBND TP HCM đang lập kế hoạch thực hiện những đầu việc liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Chu tich TP HCM chua nhan duoc Ket luan thanh tra vu Thu Thiem
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong. 
Về quyền lợi của người dân khiếu kiện Thủ Thiêm, không được nhắc đến trong kết luận thanh tra, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết vấn đề này đã có trong Thông báo 1483 của Thanh tra Chính phủ.
Trước đó, chiều 26/6, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hàng loạt khuyết điểm, sai phạm đã được chỉ ra trong quá trình thực hiện dự án này.
Cụ thể, Thường trực Thành ủy, UBND TP phê duyệt chi phí đầu tư bình quân 1 m2 đất thương mại - dịch vụ - nhà ở trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm là 26 triệu đồng/m2. Trong khi giá ban đầu các sở, ngành đề xuất là gấp đôi con số này.
Toàn bộ hơn 220 ha quỹ đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm có được từ nguồn vốn ngân sách nhưng TP đã sử dụng chủ yếu để thanh toán đối ứng cho các dự án BT được chỉ định nhà đầu tư không qua đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm về đấu thầu và quản lý sử dụng đất đai.
Trách nhiệm liên quan thuộc các sở, ngành như KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Xây dựng, Ban quản lý KĐTM Thủ Thiêm.
Kết luận thanh tra cũng khẳng định, UBND TP HCM chấp thuận chủ trương chỉ định giao cho Công ty cổ phần Đại Quang Minh là nhà đầu tư dự án bốn tuyến đường chính Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng chưa đánh giá kinh nghiệm, năng lực tài chính của nhà đầu tư… là chưa thực hiện đúng quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
UBND TP đã phê duyệt dự án, phê duyệt tổng mức đầu tư là hơn 12.000 tỉ đồng cho việc xây dựng bốn tuyến đường khi chưa làm rõ ý kiến của các sở, ngành liên quan. Qua thanh tra phát hiện một số khoản phê duyệt không đúng quy định với tổng giá trị hơn 1.500 tỉ đồng.
Từ đó tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo giao cho Kiểm toán Nhà nước trong quá trình kiểm toán xem xét gần 4.000 tỉ đồng chênh lệch giảm giữa các quyết định phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất để thanh toán cho dự án BT bốn tuyến đường chính thiếu căn cứ; hơn 1.700 tỉ đồng các khoản do phê duyệt tổng mức đầu tư của các dự án BT tăng sai và hơn 25 tỉ đồng chi phí không đủ điều kiện quyết toán vào dự án của Công ty Đại Quang Minh.
Căn cứ kết quả thanh tra, Tổng thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP thu hồi, hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm ứng từ ngân sách Nhà nước không đúng quy định đã đầu tư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đến 30-9-2018 là hơn 26.315 tỉ đồng; sớm có giải pháp huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ các khoản vay ngân hàng đã đầu tư cho khu đô thị mới này trên 4.286 tỉ đồng.
Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong kết luận.

Trong kết luận nêu, giao UBND Thành phố chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền như: Ban Quản lý KĐTM Thủ Thiêm; các sở Giao thông vận tải, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch – Kiến Trúc, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố; các đơn vị Tư vấn, các nhà đầu tư dự án, v.v đã có khuyết điểm, vi phạm đã nêu trong Phần Kết quả và Kết luận thanh tra.

Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong Kết luận thanh tra này.

Trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31/12/2019 thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Tin mới