Đó là nhờ một trang web được thiết kế bởi một nhà văn có tên Philip Bump. |
Nếu là người dân Mexico sẽ chết "yểu". |
Đó là nhờ một trang web được thiết kế bởi một nhà văn có tên Philip Bump. |
Nếu là người dân Mexico sẽ chết "yểu". |
Hai ngày gần đây, dân mạng đang rất quan tâm đến loạt ảnh có nội dung khá nhạy cảm mà trong đó, một cô gái Việt còn rất trẻ bị đánh đập dã man, dẫn đến rất nhiều đồn đoán khác nhau. |
Tìm hiểu thì được biết, đây là một bộ ảnh tham dự thi "Ducky D... Got Talent" do một Dev... - một studio trực tuyến trên Facbook tổ chức. Người tham dự sẽ bốc các lá thăm để lựa chọn trang phục, cảm xúc để định hình phong cách cho bộ ảnh và thực hiện theo đó. |
Được biết, vai nữ chính trong bộ ảnh có nick name Trang Hàn. Cô thực hiện bộ ảnh của mình với các lá thăm trang phục: cosplay; cảm xúc: sợ hãi. |
Trong bộ ảnh, cô xuất hiện cùng với một nhân vật nam có vẻ ngoài hầm hố, ăn mặc kì quái và cả hai đã diễn những cảnh rất... "máu me". |
Theo mô tả đăng kèm bộ ảnh, "Cảm xúc ở đây được lột tả là sự sợ hãi vì bị bạo hành, hãm hiếp mà không một chút sức lực phản kháng..." Do vậy, những cảnh trong bộ ảnh được dàn dựng khá táo bạo. Tuy nhiên, hình ảnh vai nữ chính với trang phục rách tơi tả, lộ rõ vòng một bị nhận xét là khêu gợi, phản cảm. |
Hơn nữa, những cảnh "máu me" với sự xuất hiện của con dao bầu gớm ghiếc cũng làm tăng tính bạo lực, "khó coi" cho những bức ảnh. |
Bộ ảnh đang gây ra rất nhiều tranh cãi về nội dung những tấm hình và việc gọi đây là bộ ảnh "cosplay" có đúng hay không? Nhiều người cho rằng đây hoàn toàn không phải là cosplay đúng nghĩa. Vì chủ nhân của bộ ảnh đã không xác định được nhân vật cụ thể mà mình muốn "cos" lại và trang phục cô gái mặc (maid) không phải là trang phục cosplay, không tượng trưng cho một nhân vật nào. |
Theo ý kiến của Mai Anh, sinh viên RMIT Hà Nội, thành viên hội những người yêu thích cosplay ở Việt Nam: "Cosplay nói chung là những hoạt động, trò chơi mô phỏng lại theo các nhân vật truyện tranh, game... Cosplayer sẽ xác định một nhân vật cụ thể để hóa thân và dĩ nhiên mỗi nhân vật lại có những bộ trang phục đặc trưng. Vậy nên rất dễ hiểu vì sao những người am hiểu sẽ không đồng ý dán mác cosplay cho bộ ảnh không xác định được nhân vật này". |
Bị "ném đá" khi tự nhận là cosplay, bộ ảnh còn làm dấy lên nhiều đồn đoán từ phía dân mạng. Nick name Hồng Ánh bình luận: "Nhìn qua là đã biết đây chẳng ra cái kiểu cosplay gì cả. Liệu đây có phải là một chiêu 'khoe da bán thịt', cố ý tạo sự chú ý không?". |
Hiện chủ nhân của bộ ảnh vẫn chưa lên tiếng. Mặc dù những tấm ảnh này đang bị chế, chỉ trích rất nhiều, thậm chí còn bị đem dựng thành bìa đĩa giống những DVD phim khiêu dâm. Dân mạng, đặc biệt là những người am hiểu cosplay vẫn tiếp tục phản đối việc dán mác cosplay cho bộ ảnh phản cảm này, do lo ngại sẽ gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của những người chưa hiểu về cosplay; lo sợ một bộ phận sẽ đánh giá phiến diện rằng cosplay là phải ăn mặc hở hang, khoe da thịt, diễn cảnh bạo lực. |
Cosplay xuất phát từ Nhật Bản và hiện được ưa chuộng ở rất nhiều quốc gia. Cosplay phổ biến và gắn liền với giới trẻ Nhật Bản tuy nhiên nó không được coi là một cách ăn mặc phổ biến. Ở Việt Nam hiện nay, cosplay mới chỉ dừng lại ở việc mô phỏng hình dáng, trang phục, tính cách của các nhân vật cụ thể trong truyện tranh, phim giả tưởng hoặc trò chơi điện tử. |
Sau khi đăng tải bài viết: Kiếm tiền trên nỗi đau của trẻ mắc bệnh hiểm nghèo, rất nhiều độc giả đã gửi ý kiến phản hồi, bày tỏ sự bức xúc về người mẹ vô lương tâm, đồng thời cung cấp thêm thông tin về nhân vật trong bài viết. Các ý kiến cũng đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc để ngăn chặn kịp thời những hành vi có dấu hiệu tội phạm, ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội, tới truyền thống nhân đạo tốt đẹp của người Việt.