WHO công bố hệ thống đặt tên mới cho các biến thể SARS-CoV-2

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới thông báo hệ thống đặt tên mới cho các biến thể SARS-CoV-2 được phát hiện ở các nước trên thế giới. Hệ thống đặt tên này sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp.

Thay vì gọi các biến thể SARS-CoV-2 bằng những nơi chúng được phát hiện đầu tiên, WHO mới đưa ra thông báo về việc gán nhãn mới cho các biến thể gây đại dịch COVID-19. Theo đó, giới truyền thông và người dân có thể gọi tên các biến thể SARS-CoV-2 bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp.
Cụ thể, theo thông báo của WHO, biến thể SARS-CoV-2 được phát hiện tại Vương quốc Anh" (B.1.1.7) được gọi là "Alpha"; Biến thể B.1.351 phát hiện ở Nam Phi" được gọi là "Beta"; Biến thể P.1 phát hiện ở Brazil được gọi là Gamma; Biến thể B.1.617.2 phát hiện ở Ấn Độ được gọi là Delta; Biến thể B.1.427/429 phát hiện ở Mỹ được gọi là Epsilon; Biến thể P.2 phát hiện ở Brazil được gọi là Zeta; Biến thể B.1.525 phát hiện ở nhiều quốc gia được gọi là Eta; Biến thể P.3 phát hiện ở Philippines được gọi là Theta; Biến thể B.1.526 phát hiện ở Mỹ được gọi là Iota; Biến thể B.1.167.1 phát hiện ở Ấn Độ được gọi là Kappa.
WHO cong bo he thong dat ten moi cho cac bien the SARS-CoV-2
 
Theo nội dung đăng tải trên website của WHO, Hội đồng chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp để chỉ các biến thể.
Tất cả các loại virus, bao gồm SARS-CoV-2, có thể đột biến hoặc thay đổi theo thời gian. Đây là những gì dẫn đến các biến thể. WHO cũng lưu ý rằng, các nhãn mới không thay thế các tên khoa học hiện có của các biến thể SARS-CoV-2.

Hà Nội: 3 trường hợp dương tính test nhanh không mắc COVID-19

Theo Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn, các trường hợp xét nghiệm nhanh dương tính ngày 1/4 qua xét nghiệm khẳng định đều không mắc COVID-19.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong chiều tối 2/4, bác sĩ Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, trong ngày hôm nay, các trạm xét nghiệm nhanh lưu động trên địa bàn thành phố đã xét nghiệm được thêm cho 1.782 trường hợp.
Đối với các mẫu test nghi ngờ được phát hiện trong ngày, ông Tuấn cho hay, sẽ được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm lại bằng Realtime RT-PCR - phương pháp phát hiện SARS-CoV-2 để khẳng định và công bố sau.

Phương pháp giúp xét nghiệm Covid-19 “thần tốc” của Việt Nam lên tạp chí quốc tế

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí y học The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene đã trình bày về cách Việt Nam xét nghiệm chuẩn RT-PCR cho 100.000 người ở Đà Nẵng chỉ trong 14 ngày, đồng thời tiết kiệm 77% sinh phẩm.

Đó chính là phương pháp xét nghiệm SARS-CoV-2 mẫu gộp. Công trình được thực hiện bởi các tác giả từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, Sở Y tế Đà Nẵng, Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng, Viện Pasteur Nha Trang, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford đặt tại TP HCM, Khoa Y Nuffield từ Trung tâm Y học Nhiệt đới và sức khỏe toàn cầu Đại học Oxford (Vương Quốc Anh).

Tin mới