WHO họp khẩn về nguy cơ bùng phát dịch bệnh mới

Sau hàng loạt ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia, WHO họp khẩn, lo ngại virus hiếm gặp này sẽ gây ra làn sóng dịch mới.

Ngày 21/5, Guardian dẫn lời ông Hans Kluge, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu, lo ngại về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ vào mùa hè, khi các cuộc tụ tập đông đúc, lễ hội diễn ra thường xuyên. Vị chuyên gia dự báo các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể tăng nhanh trong những tháng tới. Hiện tại, virus gây bệnh này lan khắp châu Âu với khoảng 100 ca mắc.

Theo Reuters, hôm 20/5, nhóm Cố vấn Chiến lược và Kỹ thuật về các mối đe doạ truyền nhiễm nguy cơ trở thành dịch và đại dịch (STAG-HI), thuộc WHO, tổ chức cuộc họp khẩn bàn về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian gần đây.

STAG-IH là nhóm chuyên gia gồm các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, do Giáo sư David Heymann, Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London (Anh) dẫn đầu.

Loại virus gây bệnh đậu mùa khỉ với triệu chứng đặc trưng là các mụn mủ nhưng hiếm khi tử vong. Trước đó, bệnh được phát hiện ở Trung và Tây Phi. Nhưng những tuần gần đây, hàng loạt quốc gia châu Âu như Anh, Bồ Đào Nha, Thuỵ Điển, Canada, Bỉ, Đức, Australia và Mỹ đã ghi nhận hàng chục ca bệnh. Ông Kluge gọi sự lây lan này là “không điển hình”.

“Trừ một số trường hợp thì hầu hết ca bệnh đều không có lịch sử liên quan những khu vực bệnh đậu mùa khỉ lây lan”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Các quan chức y tế cảnh báo tình trạng lây lan có thể ngày càng nhiều hơn bởi thực tế một số ca bệnh bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục đồng giới, nhiều người không nhận ra mình có triệu chứng bệnh. Hầu hết người mắc là nam giới quan hệ tình dục đồng tính và khi có các mụn mủ, họ tới điều trị ở các phòng khám sức khỏe tình dục. Theo ông Kluge, điều này cho thấy sự lây lan có thể đã xuất hiện một thời gian.

Tại Mỹ, một quan chức cấp cao nhận định: "Có vẻ như rủi ro vẫn thấp ở thời điểm này".

Trong khi đó, giới chức y tế Đức gọi đây là đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ lớn nhất, lan rộng nhất ở châu Âu trong lịch sử.

Tại Anh, từ đầu tháng 5 đến nay, quốc gia này đã xác định được tổng cộng 9 ca nhiễm virus đậu mùa khỉ. Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) đánh giá đây là sự gia tăng virus "hiếm gặp và bất thường".

Bệnh đậu mùa khỉ là họ hàng của bệnh đậu mùa - vốn đã được xóa sổ vào năm 1980. Đậu mùa khỉ ít lây truyền hơn và gây ra các triệu chứng nhẹ hơn, ít nguy cơ tử vong.

Bệnh thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể sau 5-21 ngày nhiễm bệnh. Triệu chứng của người mắc đậu mùa khỉ thường là sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một số triệu chứng đặc hiệu giúp bác sĩ phân biệt bệnh đậu mùa thông thường và đậu mùa khỉ. Khi người bệnh bị sốt, đặc trưng của virus đậu mùa khỉ là phát ban khó chịu, khởi phát sau 1-3 ngày. Các vết phát ban thường bắt đầu ở mặt, sau đó lan sang những bộ phận khác của cơ thể.

Các tổn thương trên cơ thể người bệnh sẽ trải qua quá trình từ rát (tổn thương phẳng) đến sẩn (tổn thương nổi), mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch) sau đó là mụn mủ. Cuối cùng, các vết tổn thương đóng vảy trước khi rụng hết và khỏi bệnh, để lại sẹo.

Bệnh có thể bị nhầm lẫn về mặt lâm sàng với các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như giang mai, herpes hoặc virus varicella zoster.

Dạy con kỹ năng sống trong thiên tai dịch bệnh

Không chỉ dạy con những biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế mà việc dạy con các kỹ năng sống một mình, hoặc sống trong môi trường thiếu sự chăm sóc của người thân trong gia đình là rất cần thiết.

Day con ky nang song trong thien tai dich benh

Chuyên gia dinh dưỡng áp dụng chế độ ăn nào để phòng bệnh Covid-19?

(Kiến Thức) - Phần lớn mọi người muốn cải thiện khả năng miễn dịch thông qua chế độ ăn và cả thuốc thang. Tuy nhiên, không nên cố lựa chọn các loại thực phẩm chuyên biệt; thực tế, bổ sung dinh dưỡng toàn diện, cân bằng mới là quan trọng.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, tình hình chống dịch ở một số nước trên thế giới như Ý, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức, Mỹ... không hề lạc quan.

Trong thời điểm quan trọng này, để ngăn ngừa dịch bệnh tái bùng phát, mỗi người dân nên tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bằng cách rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh cá nhân trong gia đình và nơi công cộng. Đồng thời, cũng rất quan trọng, đó là nâng cao sức đề kháng tự thân.

Như người ta vẫn thường nói, cơ thể khỏe mạnh là chìa khóa chiến thắng bệnh tật, phải đảm bảo sức khỏe thật tốt thông qua bốn việc chính, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, giữ tâm trạng lạc quan, nghỉ ngơi đầy đủ.

Chuyen gia dinh duong ap dung che do an nao de phong benh Covid-19?
 

"Bệnh xuất phát từ miệng", câu nói này thực sự rất đúng, ngoại trừ các nguyên nhân dẫn đến lão hóa tế bào tự thân, quan trọng nhất là do chế độ ăn uống không phù hợp. Vì vậy, để nâng cao đề kháng của cơ thể, đảm bảo sức khỏe, ưu tiên số một đó là lựa chọn các loại thực phẩm cẩn thận.

Liên quan đến vấn đề "trong dịch bệnh ăn gì tốt nhất?", mới đây, các chuyên gia đến từ Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam cho biết, phần lớn mọi người muốn cải thiện khả năng miễn dịch thông qua chế độ ăn và cả thuốc thang. Tuy nhiên, mọi người không nên cố lựa chọn các loại thực phẩm chuyên biệt. Thực tế, bổ sung dinh dưỡng toàn diện, cân bằng mới là quan trọng.

WHO công bố SARS-CoV-2 là đại dịch toàn cầu

Kiến nghị mọi người nên tuân thủ chế độ ăn như sau:

- Ăn 120-200g protein chất lượng cao mỗi ngày, chẳng hạn như cá, thịt, trứng, sữa, đậu và các loại hạt.

- Ăn hơn 300-500g rau quả tươi và 200-350g trái cây mỗi ngày. Ưu tiên thực phẩm giàu vitamin C, D và E, ví dụ như quả chà là tươi, kiwi, cam quýt, dâu, đậu và các loại hạt.

- Ăn khonarg 250-400g ngũ cốc mỗi ngày.

- Lượng muối hàng ngày không vượt quá 6g, dầu ăn không vượt quá 25-30g, lượng đường thêm vào không vượt quá 50g và lượng axit béo trans không vượt quá 2g.

- Đảm bảo rằng lượng nước nạp vào cơ thể không ít hơn 1500ml mỗi ngày.

- Không ăn kiêng, không giảm cân, không ăn quá nhiều và trộn thực phẩm chay.

- Tuyệt đối không ăn thịt động vật hoang dã.

Cùng chung tay chặn đứng dịch bệnh COVID-19!

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khủy tay áo; tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng; hạn chế tiếp xúc gần trong khoảng cách 1m với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở; thường xuyên lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. Người dân không đi du lịch đến các nước, khu vực đang có dịch COVID-19.

Tin mới