Xác minh vụ việc 2 tàu cá báo bị tấn công ở Hoàng Sa

Các tàu cá tại Quảng Ngãi thông qua điện đàm cho biết, khi đang khai thác hải sản trên vùng biển Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) thì bị tấn công, cướp ngư cụ và khiến nhiều ngư dân bị thương.

Đồn Biên phòng Bình Hải (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, đơn vị nhận được thông báo từ người phụ trách đài canh thông tin cộng đồng xã Bình Châu về trường hợp tàu cá QNg 95739TS bị ngăn cản, tấn công trên biển.
Trước đó, qua liên lạc với thuyền trưởng tàu cá nói trên là ông Nguyễn Thanh Biên (trú thôn Châu Thuận Biển) được  biết, hiện nay trên tàu có 3 thuyền viên bị gãy tay, gãy chân; 7 thuyền viên bị thương (chưa rõ họ tên từng người bị thương).
Qua theo dõi trên hệ thống giám sát hành trình, hiện tàu cá QNg 95739TS đang di chuyển về bờ, theo hướng Tây - Tây Nam, tốc độ di chuyển 6 hải lý/giờ. Dự kiến sáng 1/10 sẽ về đến địa phương.
Xac minh vu viec 2 tau ca bao bi tan cong o Hoang Sa
Tàu cá Quảng Ngãi trình báo có 10 ngư dân bị thương do bị tấn công trên biển Hoàng Sa.
Tàu đã liên hệ với Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II và các lực lượng chức năng để được hỗ trợ cứu nạn.
Chính quyền xã Bình Châu cho hay, hiện tàu cá này cùng các ngư dân đang trên đường quay vào bờ, vẫn chưa liên lạc lại để có thể nắm bắt thêm thông tin.
Trước đó, lúc 8h30, ngày 30/9, Đồn Biên phòng Bình Hải cũng nhận tin báo của bà Nguyễn Thị Thảo (sinh năm 1982, thôn Châu Thuận Nông, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là vợ của ông Võ Thành Tân (sinh năm 1977, thôn Châu Thuận Nông) thuyền trưởng tàu cá QNg-90659 TS bị một tàu nước ngoài ngăn cản, lấy tài sản. 
Qua liên lạc với bà Thảo bằng Icom, thuyền trưởng cho biết rằng khoảng 15h ngày 29/9, tàu QNg-90659 TS đang neo đậu tại tọa độ 16011’N- 112023’E thì bị một tàu nước ngoài áp sát, lên tàu khống chế, hành hung thuyền trưởng và uy hiếp các thuyền viên, sau đó lấy hết trang thiết bị và hải sản gồm 7 bành dây hơi, 7 đôi chân vịt, 7 bộ đồ lặn, khoảng 3,5 tấn cá các loại. Tổng thiệt hại ban đầu khoảng 300 triệu đồng.
Hiện ông Tân bị thương nhẹ, các thuyền viên khác không bị thương tích và phương tiện không bị hư hại. Ông Tân đang cho tàu cá neo đậu tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa và chờ liên hệ với các tàu cá hành nghề gần đó để mượn ngư cụ tiếp tục hành nghề. Tàu cá QNg-90659 TS, đăng ký hành nghề lặn ở quần đảo Hoàng Sa, trên tàu có 13 thuyền viên.
Hiện vụ việc đang được BĐBP Quảng Ngãi tiếp tục xác minh và làm rõ nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của ngư dân Quảng Ngãi khi hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đắm tàu cá ở Quảng Ninh, 6 ngư dân thoát nạn

(Kiến Thức) - Khi đang neo đậu tại khu vực cảng Hải quân, một tàu cá bất ngờ bị đắm. Các ngư dân trên tàu đã được cứu giúp ngay sau đó nên thoát nạn…

Đắm tàu cá ở Quảng Ninh, 6 ngư dân thoát nạn
Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cứu hộ huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) vừa cho biết, vào hồi 4h00 sáng ngày 16/8, tàu vỏ gỗ BKS HT-0369 TS khi tàu đang neo đậu tại khu vực cảng Hải quân (thôn 3, xã Thanh Lân) thì bị đắm.
Thông tin ban đầu về vụ đắm tàu cá trên vùng biển Cô Tô, vào khoảng 4h00 ngày 16/8, tàu vỏ gỗ BKS HT-0369 TS, trọng tải khoảng 12 tấn, trên tàu gồm 6 người do ông Phạm Văn Hùng (SN 1981, địa chỉ Quảng Thạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) là chủ tàu kiêm thuyền trưởng làm nghề thả lưới cá, khi tàu đang neo đậu tại khu vực cảng Hải quân (thôn 3, xã Thanh Lân) thì bị đắm.

Chìm ca nô ở Cửa Đại: Có khởi tố hình sự?

Vụ chìm tàu ca nô ở biển Cửa Đại đã khiến 17 người thiệt mạng, vậy vụ tai nạn có bị khởi tố hình sự, ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật?.

Chìm ca nô ở Cửa Đại: Có khởi tố hình sự?
Sau vụ chiếc tàu ca nô bị chìm ở biển Cửa Đại (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) làm 17 người tử vong, dư luận đặt câu hỏi liệu vụ tai nạn thảm khốc này có bị cơ quan chức năng khởi tố vụ án hình sự, ai sẽ chịu trách nhiệm về hậu quả nặng nề và thương đau này?.
Chim ca no o Cua Dai: Co khoi to hinh su?
 Tàu QNa-1152 gặp nạn ở biển Cửa Đại.

Thuyền trưởng tàu chìm: "Đau xót vì quá nhiều người chết trên biển"

Sau nhiều giờ vượt biển, tàu 466 Vùng 4 Hải quân đã tiếp cận tàu chở hàng nước ngoài, đón 5 ngư dân Bình Thuận đưa về bờ. Các ngư dân dù được cứu nhưng không giấu được nỗi buồn khi chứng kiến các bạn thuyền tử nạn.

Thuyền trưởng tàu chìm: "Đau xót vì quá nhiều người chết trên biển"

5 thuyền viên sức khỏe ổn định, đang được đưa về bờ

Sáng 23/7, trao đổi P.V VietNamNet, đại diện Ban Tuyên huấn, Vùng 4 Hải quân đóng tại Khánh Hòa cho biết, 20h hôm qua, tàu 466 thuộc Hải quân đã tiếp cận tàu chở hàng nước ngoài, làm thủ tục tiếp nhận 5 thuyền viên ngư dân Bình Thuận.

Khi đến nơi, lực lượng Hải quân dùng xuồng sang tàu hàng để đưa các ngư dân qua tàu Hải quân an toàn. Hiện, các thuyền viên sức khỏe ổn định, đang hồi phục. Tàu Hải quân đang trên hành trình trở về bờ, dự kiến 21h hôm nay sẽ đến vịnh Cam Ranh, và sẽ tổ chức bàn giao cho cơ quan chức năng cùng gia đình vào sáng 24/7.

Thuyen truong tau chim:

Tàu 466 cơ động tiếp cận tàu hàng BUFFALO để đưa 5 thuyền viên về bờ. Ảnh: Tàu 466

Sáng qua, tàu chở hàng Buffalo trên hành trình Ai Cập đi Trung Quốc, khi cách Nha Trang 240 hải lý về phía đông đã phát hiện 5 ngư dân trên thuyền thúng đã tiếp cận, cứu vớt. Đây là 5 thuyền viên đã nhảy xuống thuyền thúng khi tàu đánh cá Bình Thuận bị chìm, hôm 10/7. Đó là thuyền trưởng Bùi Văn Toàn, 50 tuổi; các thuyền viên Nguyễn Văn Mỹ, 58 tuổi; Bùi Văn Vinh, 42 tuổi; Lê Văn Dũng, 36 tuổi và Nguyễn Thành La, 40 tuổi.

Thuyen truong tau chim:

Ngư dân được bác sĩ quân y chăm sóc y tế trên tàu 466 sau khi tiếp nhận từ tàu hàng. Ảnh: 466

Sau khi được cứu, thuyền viên Nguyễn Thành La, 40 tuổi, cho biết ông cùng 7 người khác ở trên thuyền thúng. Sau nhiều ngày lênh đênh, trôi dạt trên biển thì có 3 người kiệt sức, đành phải thả thi thể xuống biển (không rõ vị trí).

Xót xa chứng kiến bạn thuyền chết vì kiệt sức

Sau khi được tàu nước ngoài cứu và được chăm sóc, sức khỏe của các ngư dân đang hồi phục, tinh thần dần ổn định. “Chúng tôi được sống lại thêm lần nữa, nhờ có tàu cứu, nhưng đau xót chỉ cứu người sống, còn đồng nghiệp đã không còn”, ông Bùi Văn Toàn, thuyền trường tàu cá BTh 97478 TS, nói.

Thuyen truong tau chim:

Bà Trần Thị Phượng, vợ thuyền trưởng Toàn “đứng ngồi không yên” khi nghe tin tàu chồng gặp nạn. Ảnh: An Phước

Ngày 21/6, tàu cá của ông Toàn với 15 thuyền viên xuất bến tại TP Phan Thiết, vươn khơi. Sau 20 ngày đánh bắt, tàu trên đường trở về bờ thì gặp giông gió. Từng cột sóng cao 4 m liên tục vỗ mạnh vào mạn tàu, nước tràn bên trong. Mọi người chia nhau bơm, tát nước, nhưng tàu chìm rất nhanh, đành bất lực. Lúc này, 15 thuyền viên đã bỏ hai thuyền thúng xuống biển, chia làm hai nhóm thoát thân. Ông Toàn cùng 7 thuyền viên khác lên một thuyền thúng. Thúng khác có 7 thành viên. Sau thời gian chống chọi với sóng dữ, hai thuyền thúng bị lạc nhau.

Nhiều ngày trôi dạt trên biển trong điều kiện sóng gió, đói và khát, khiến mọi người kiệt sức dần, có khi họ phải hớp đỡ nước biển cho bớt khô họng. Khi trời mưa, họ hứng nước uống cầm hơi, hy vọng có tàu đi qua phát hiện để cứu. Khi đó, mọi người phải động viên nhau để vượt qua.

Tuy nhiên, ba đồng nghiệp của ông đã không cầm cự được, kiệt sức rồi qua đời. “Chúng tôi đau xót phải thả thi thể anh em xuống biển, chứ không còn cách khác”, ông Toàn nói.

Ông cho biết, thúng nhỏ quá, tám người chứa không hết; những người nào còn sống chỉ cứu mạng, chứ người chết thì không thể giữ được.

Thuyen truong tau chim:

Thuyền viên Nguyễn Thành Luyến gặp gỡ người thân tại quê nhà Bình Thuận sau chuyến biển định mệnh. Ảnh: Châu Ngọc

Theo ông Toàn, suốt thời gian trên biển, có nhiều tàu đi qua, họ liên tục la lớn, gọi khàn cả cổ họng, nhưng không ai nghe. Trải qua ngày thứ 12, có tàu hàng nước ngoài chạy qua, các ngư dân cố lấy sức la lớn với hy vọng được phát hiện, nhưng các thuyền viên tàu này không hay biết. Đến gần trưa, điều kỳ diệu cũng đến với họ khi tàu này quay trở lại, phát hiện các ngư dân rồi cứu vớt.

Ngoài biến cố lần này, cách đây 8 năm, ông Toàn cùng em trai là Bùi Văn Vinh, và anh em ông Nguyễn Thành La, Nguyễn Thành Luyến là những người từng gặp nạn khi tàu chìm ở biển Kê Gà (Bình Thuận). Khi đó, ông Toàn cùng các thuyền viên khác phải bám vào bè tre và các vật dụng nổi trên tàu, chơi với giữa biển khơi hơn chục giờ trong điều kiện biển động, sóng lớn. Sau đợt đó, các ngư dân nghỉ biển một thời gian, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, họ trở lại với nghề, rồi gặp nạn.

Trong khi đó, ở quê nhà Bình Thuận, thân nhân các ngư dân những ngày qua sống trong thấp thỏm, mong ngóng tin tức mỗi giờ. Vợ thuyền trưởng Toàn, bà Trần Thị Phượng “đứng ngồi không yên”. Bà Phượng liên tục nhận điện thoại hỏi thăm từ nhiều người thân, bạn bè sau khi tin tàu chồng bị nạn, cũng như thoát chết.

Dáng vẻ mệt mỏi, bà Phượng cho biết vừa nằm viện trở về sau khi trải qua phẫu thuật căn bệnh dạ dày, sức khỏe chưa ổn, phải nằm nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, khi nghe tin chồng cùng các thuyền viên bị nạn, bà cứ thao thức, lo lắng.

“Chỉ tới khi biết chồng được cứu tôi mới thở phào, nhưng buồn khi có nhiều bạn thuyền đã đi mà không trở về”, bà Phượng nói.

Tin mới