Xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng trong tương lai bằng... nước tiểu

(Kiến Thức) - Sử dụng vật liệu có sẵn, bao gồm nước tiểu phi hành gia để xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng là phương án gần như không thể khác. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi giá thành vận chuyển vật tư lên Mặt Trăng cực kỳ đắt.

Khi các phi hành gia của NASA trở lại Mặt Trăng vào năm 2024 trong khoảng thời gian nhiều năm, họ sẽ cần một căn cứ đủ kiên cố để lưu trú. Các nhà nghiên cứu đang cân nhắc đến việc sử dụng nước tiểu phi hành gia là thành phần chính của hỗn hợp bê tông xây dựng nên căn cứ này.
Xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng trong tương lai gần là một phần trong chương trình Artemis của NASA
Xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng trong tương lai gần là một phần trong chương trình Artemis của NASA 
Xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng trong tương lai gần là một phần trong chương trình Artemis của NASA. Nơi đây được biết đến với điều kiện vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ chênh lệch cao giữa ngày và đêm và chịu tác động liên tục của thiên thạch. Việc tạo nên căn cứ giúp các phi hành gia lưu lại trên bề mặt Mặt Trăng an toàn hơn và thời gian lâu hơn.
Hiện tại, một trong những mục tiêu trước mắt cũng như dài hạn của chương trình Artemis là các phi hành gia phải tìm kiếm và sử dụng tài nguyên có sẵn trên Mặt Trăng, để cho phép thám hiểm lâu dài. Trong đó, nước tiểu phi hành gia là phương án gần như không thể khác, trong điều kiện hiện nay khi giá thành vận chuyển vật tư lên Mặt Trăng cực đắt.
Các nhà nghiên cứu cân nhắc việc xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng trong tương lai bằng nước tiểu của phi hành gia
 Các nhà nghiên cứu cân nhắc việc xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng trong tương lai bằng nước tiểu của phi hành gia
Theo một nghiên cứu, việc chuyển chưa đầy 0,5kg vật chất từ Trái Đất lên Mặt Trăng có thể tốn 10.000 USD. Đây là lý do tại sao rất nhiều thứ trong tàu vũ trụ được chế tạo từ vật liệu cực nhẹ.
Vậy nước tiểu của phi hành gia sẽ có tác dụng thế nào? 

Theo các nhà khoa học từ Đại học Bách khoa Cartagena, Tây Ban Nha, khi bụi mặt trăng (regolith) được trộn với một thành phần của nước tiểu người gọi là urê, sẽ tạo ra một loại bê tông có thể in 3D. Từ đó tạo ra cấu trúc phù hợp với môi trường sống của con người trên Mặt Trăng.

Mẫu 3D đã được in bằng các hỗn hợp khác nhau. Trong một thử nghiệm mới nhất bởi Cơ quan Vũ trụ châu Âu, một vật liệu tương tự regolith kết hợp với urê đã chế tạo nên hình trụ bằng máy in 3D.

Mẫu 3D tạo nên từ bụi mặt trăng (regolith) được trộn với một thành phần của nước tiểu người gọi là urê
 Mẫu 3D tạo nên từ bụi mặt trăng (regolith) được trộn với một thành phần của nước tiểu người gọi là urê

Các mẫu này được kiểm định về khà năng giữ trọng lượng nặng và hình dạng ổn định khi qua 8 chu kỳ tan băng và đóng băng, nung ở nhiệt cực 176 độ F (80 độ C)

Hơn nữa, việc sử dụng nước tiểu của các phi hành gia để xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng cũng phần nào giúp tiết kiệm lượng nước tự nhiên có thể có trên Mặt trăng. Bởi nước rất cần cho sự tồn tại của các phi hành gia trong vũ trụ.

Cảnh đặt chân lên MẶT TRĂNG đẹp mê như phim HOLLYWOOD. Nguồn: Youtube

Đủ thứ "quái đản" con người vứt lại trên Mặt Trăng

Các phi hành gia bỏ lại đủ thứ từ túi nôn cho tới máy ảnh trong 6 nhiệm vụ chinh phục Mặt Trăng từ năm 1969 tới 1972.
 

Phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin trải qua 21 giờ và 36 phút chớp nhoáng trên Mặt Trăng với chuyến đi lịch sử Apollo 11, nhưng 5 lần hạ cánh sau đó đều kéo dài đến ba ngày mỗi lần.

Ảnh chụp Mặt Trời cận cảnh chưa từng có tiết lộ sự thật bất ngờ

(Kiến Thức) - Bộ ảnh chụp Mặt Trời độ phân giải cao nhất từ trước đến nay được NASA công bố cho thấy bầu khí quyển của Mặt Trời phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Theo Tạp chí Thiên Văn, mới đây, NASA đã công bố chùm ảnh Mặt Trời cận cảnh được chụp bởi kính thiên văn chụp vành nhật hoa Hi-C.
 Theo Tạp chí Thiên Văn, mới đây, NASA đã công bố chùm ảnh Mặt Trời cận cảnh được chụp bởi kính thiên văn chụp vành nhật hoa Hi-C. 
Những bức ảnh cho thấy một phần của bầu khí quyển của Mặt Trời, trước đây được cho là tối và trống rỗng, chứa đầy các dải khí nóng tích điện.
 Những bức ảnh cho thấy một phần của bầu khí quyển của Mặt Trời, trước đây được cho là tối và trống rỗng, chứa đầy các dải khí nóng tích điện.
Các nhà nghiên cứu cho biết, mỗi dải rộng tới 500 km và có thể đạt nhiệt độ gần... một triệu độ C.
 Các nhà nghiên cứu cho biết, mỗi dải rộng tới 500 km và có thể đạt nhiệt độ gần... một triệu độ C. 
Với khả năng chụp ảnh độ phân giải cao, kính viễn vọng Hi-C của NASA có thể zoom cận cảnh cấu trúc trong bầu khí quyển của Mặt Trời. Chúng có độ lớn chỉ 70 km trong bầu khí quyển Mặt Trời, tương đương 0,01% tổng kích thước các ngôi sao.
 Với khả năng chụp ảnh độ phân giải cao, kính viễn vọng Hi-C của NASA có thể zoom cận cảnh cấu trúc trong bầu khí quyển của Mặt Trời. Chúng có độ lớn chỉ 70 km trong bầu khí quyển Mặt Trời, tương đương 0,01% tổng kích thước các ngôi sao. 
Hi-C cũng chụp rõ nét các dải nhiệt trong "vùng tối", được tạo ra từ plasma siêu nóng, lên tới triệu độ C.
 Hi-C cũng chụp rõ nét các dải nhiệt trong "vùng tối", được tạo ra từ plasma siêu nóng, lên tới triệu độ C.
Tiến sĩ Amy Winebarger, điều tra chính của Hi-C tại NASA cho biết: "Đây là phát hiện tuyệt vời. Những hình ảnh Mặt Trời độ phân giải cao mới từ Hi-C cho chúng ta cái nhìn khác về bầu khí quyển của nơi này. Điều này rất quan trọng nếu chúng ta muốn mô hình hóa và dự đoán hành vi của ngôi sao".
 Tiến sĩ Amy Winebarger, điều tra chính của Hi-C tại NASA cho biết: "Đây là phát hiện tuyệt vời. Những hình ảnh Mặt Trời độ phân giải cao mới từ Hi-C cho chúng ta cái nhìn khác về bầu khí quyển của nơi này. Điều này rất quan trọng nếu chúng ta muốn mô hình hóa và dự đoán hành vi của ngôi sao".
Tuy nhiên, các nhà thiên văn học tại Đại học Central Lancashire (UCLan) của Anh hiện vẫn chưa thể xác định thứ đã tạo nên những dải nhiệt này. Tác động của chúng đối với các cơn bão Mặt Trời có thể ảnh hưởng đến sự sống trên Trái Đất hay không vẫn là một câu hỏi lớn.
 Tuy nhiên, các nhà thiên văn học tại Đại học Central Lancashire (UCLan) của Anh hiện vẫn chưa thể xác định thứ đã tạo nên những dải nhiệt này. Tác động của chúng đối với các cơn bão Mặt Trời có thể ảnh hưởng đến sự sống trên Trái Đất hay không vẫn là một câu hỏi lớn.
Kính thiên văn Hi-C là sản phẩm sáng tạo của NASA được đưa vào không gian trên một chuyến bay tên lửa. Thiết bị này có thể chụp lại hình ảnh những ngôi sao mỗi giây trước khi nó quay trở lại Trái Đất sau 5 phút.
 Kính thiên văn Hi-C là sản phẩm sáng tạo của NASA được đưa vào không gian trên một chuyến bay tên lửa. Thiết bị này có thể chụp lại hình ảnh những ngôi sao mỗi giây trước khi nó quay trở lại Trái Đất sau 5 phút.
Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế hiện đang lên kế hoạch khởi động thêm tên lửa đưa Hi-C vào không gian một lần nữa.
Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế hiện đang lên kế hoạch khởi động thêm tên lửa đưa Hi-C vào không gian một lần nữa.  

Tàu vũ trụ đầu tiên tiếp cận gần mặt trời nhất | VOA Tiếng Việt. Nguồn: Youtube 

Tin mới