Xây dựng trên đất nông nghiệp ở Vân Côn: Trách nhiệm thuộc về ai?

Luật sư Hoàng Tùng cho biết, sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là trái với quy định pháp luật.

Như Báo Tri thức và Cuộc sống đã phản ánh, khu vực gần đền Sung thuộc địa phận xã Vân Côn, huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) xuất hiện tình trạng nhiều công trình, nhà xưởng, khu cắm trại với tên gọi TreeFarm Coffee & Glamping xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, có dấu hiệu sử dụng sai mục đích đất.
Tại khu vực này, hiện hữu hai cụm nhà xưởng rộng hàng nghìn m2. Một trong số các nhà xưởng sử dụng làm nơi kinh doanh giặt là, khí thải theo ống khói nhả trực tiếp ra môi trường. Phía sau sân nhà xưởng, các thùng can cho là chứa hóa chất tẩy giặt được chất đống, ngổn ngang, lăn lóc, không có các biện pháp bảo vệ môi trường.
Một số vị trí phía sau nhà xưởng tiếp giáp mặt sông Đáy, có đường cống thải miệng đen kịt. Nhìn từ trên cao đoạn sông Đáy chảy qua khu xưởng, nước đều chuyển màu đen xì.

Tại buổi làm việc với PV Báo Tri thức và Cuộc sống ngày 24/9, ông Đỗ Văn Quyết - cán bộ địa chính UBND xã Vân Côn (Hoài Đức) - thừa nhận, các công trình, nhà xưởng, khu cắm trại, hồ câu tại khu vực người dân phản ánh đều nằm trên đất nông nghiệp, chưa được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Các công trình, nhà xưởng này đều tồn tại từ trước năm 2018 (trước thời điểm ông Quyết về xã công tác - PV), và không có hoạt động xây mới.

Xay dung tren dat nong nghiep o Van Con: Trach nhiem thuoc ve ai?
Khu xưởng giặt là xây dựng trên đất nông nghiệp ở xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội. 
Vi phạm trên đất nông nghiệp, xử lý sao?
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý trong sự việc, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo Luật Đất đai, đất đai được phân loại thành 03 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Về nguyên tắc sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
Trước khi xây dựng nhà xưởng sản xuất, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cần phải xác định rõ quy hoạch, kế hoạch và mục đích sử dụng đất của khu đất. Trường hợp khu đất là đất nông nghiệp hoặc các loại đất khác mà không phải đất được giao để làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân này phải chuyển mục đích sử dụng đất cho phù hợp, sau đó mới được phép xây dựng nhà xưởng và hoạt động sản xuất.
Xay dung tren dat nong nghiep o Van Con: Trach nhiem thuoc ve ai?-Hinh-2
Các nhà xưởng không chỉ xây dựng trên đất nông nghiệp, mà hoạt động có dấu hiệu ô nhiễm môi trường.
Trường hợp chủ sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; xây dựng nhà cửa, công trình kiên cố trên đất nông nghiệp mà không chuyển đổi mục đích là trái với quy định pháp luật. Về nguyên tắc, các loại đất nông nghiệp thì không được xây dựng nhà ở, công trình kiên cố.
Việc áp dụng xử phạt được quy định tại điều 11, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, luật sư Hoàng Tùng cũng nhấn mạnh, cần xem xét hoạt động kinh doanh của TreeFarm Coffee & Glamping đã theo đúng quy định pháp luật hay chưa.
Theo ông Tùng, nhiều năm qua, công tác quản lý đất đai nói chung và công tác xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp tại các quận, huyện, thị xã đã được Thành ủy, UBND TP Hà Nội quan tâm chỉ đạo; tổ chức thanh tra, kiểm tra, kết luận. Các vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đã được thống kê và chỉ rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân và đề xuất hình thức xử lý theo quy định.
Tuy nhiên, ông Tùng bày tỏ băn khoăn về sự tồn tại của những công trình xây dựng có dấu hiệu trái phép, vi phạm pháp luận trên đất nông nghiệp tại xã Vân Côn (Hoài Đức). Đến nay, sau nhiều văn bản, kế hoạch về công tác xử lý các vi phạm, quản lý đất đai, trật tự xây dựng của huyện Hoài Đức, vi phạm trên vẫn chưa được giải quyết. 

Hà Nội: Nhức nhối tình trạng vi phạm TTXD ở phường Hàng Buồm

Trên địa bàn phường Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) đã và đang xuất hiện nhiều công trình có dấu hiệu vi phạm TTXD về chiều cao, mật độ, tum biến tướng, phá quy hoạch phố cổ.

Ha Noi: Nhuc nhoi tinh trang vi pham TTXD o phuong Hang Buom
Theo quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc khu phố cổ Hà Nội (ban hành kèm theo quyết định số 6398/QĐ-UBND ngày 24/10/2013 của UBND TP Hà Nội) quy định, các công trình xây dựng thuộc các tuyến phố cổ mặt ngoài chỉ được phép xây dựng 3 tầng, mặt trong là 4 tầng, chiều cao tối đa 16 m, mật độ xây dựng là 60% - 70%. 

Phường Hàng Buồm nói gì về tình trạng vi phạm TTXD trên địa bàn?

Đại diện Tổ quản lý TTXD phường Hàng Buồm (Hà Nội), bước đầu thông tin rằng công trình số 40 Nguyễn Siêu “có sai một chút”.

Những năm qua TP Hà Nội đã ban hành nhiều quy định, Quyết định về vấn đề quản lý, quy hoạch, kiến trúc Khu phố cổ, phố cũ Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số công trình vi phạm, phá vỡ quy hoạch xây dựng phố cổ.

Liên quan đến thông tin nhiều công trình xây dựng, cải tạo có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) về chiều cao, mật độ, tum biến tướng, thay đổi kết cấu,... trên địa bàn phường Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), ngày 22/2/2023, phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống đã có trao đổi trực tiếp với đại diện Tổ quản lý trật tự xây dựng đô thị phường Hàng Buồm.

Tin mới