Xe biển xanh chở cán bộ Sở Y tế vào quán nhậu giữa mùa dịch

Dù đang trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19 nhưng nhóm cán bộ thuộc Sở Y tế Bình Dương vẫn đi xe biển xanh vào quán nhậu trong giờ hành chính.

Nhiều người dân phản ánh, trưa nay thấy một xe ô tô biển xanh đậu trong quán nhậu trên đường Phạm Thị Tân ở trung tâm TP Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Xe bien xanh cho can bo So Y te vao quan nhau giua mua dich

Xe biển xanh chở cán bộ Sở Y tế đỗ trong quán nhậu ở Bình Dương - Ảnh chụp lúc 14h chiều nay. 

Cũng theo người dân, sau khi chiếc xe này đỗ trong bãi xe, một nhóm cán bộ bước xuống, đi vào quán nhậu trong nhiều giờ.

Đáng nói, dù đang trong thời gian hạn chế tụ tập đông người để chống dịch Covid-19, nhưng nhóm người này vẫn bất chấp vào ăn uống bên trong.

Để xác minh thông tin, trưa cùng ngày, PV VietNamNet có mặt tại quán nhậu Dê Ninh Bình (đường Phạm Thị Tân, TP Thủ Dầu Một). Tại đây, có hàng chục người đang tập trung ăn uống bên trong, phía ngoài nhiều ô tô đậu kín bãi đỗ xe.

Theo quan sát, trong bãi xe này có một xe ô tô 7 chỗ biển xanh, nhãn hiệu Innova, BKS 61M-000.06, trên xe có một số giấy tờ đóng dấu đỏ liên quan đến ngành y tế.

Đến hơn 14h cùng ngày, chiếc xe này vẫn đậu yên một chỗ trong bãi xe, nhóm người đi trên xe vẫn ăn uống trong quán.

Một bảo vệ của quán nhậu cho biết, xe biển xanh này đến quán từ khoảng 11h30, trên xe có khoảng 4 người đàn ông mặc trang phục lịch sự.

Theo tìm hiểu, xe biển xanh này thuộc quản lý của Trung tâm kiểm nghiệm Bình Dương (đơn vị trực thuộc Sở Y tế Bình Dương).

Xe bien xanh cho can bo So Y te vao quan nhau giua mua dich-Hinh-2
 Nhóm cán bộ trên xe biển xanh ngồi trong quán nhậu.
Trả lời PV, ông Lê Văn Cương - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm xác nhận xe ô tô trên là của đơn vị.

Theo ông Cương, vào ngày 24/4, Văn phòng Sở Y tế gọi điện thoại thông báo mượn xe này để chở cán bộ Sở đi công tác. Đến sáng nay, các cán bộ thuộc Phòng nghiệp vụ dược cùng tài xế của Trung tâm lấy xe đi công tác theo kế hoạch, trong số này không có cán bộ trung tâm.

“Chúng tôi chỉ biết cho Sở Y tế mượn xe và tài xế theo đề nghị trước đó, không biết tại sao chiếc xe lại nằm trong quán nhậu, có thể anh em đi công tác xong ghé quán ăn uống luôn” - ông Cương nói.

Cũng theo tìm hiểu, sáng nay Sở Y tế có kế hoạch đi thẩm định các cơ sở bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền trên địa bàn TP Thuận An. Do đó, ông Nguyễn Bình Minh - Phó chánh văn phòng Sở đã gọi điện thoại đề nghị được mượn xe công vụ của Trung tâm kiểm nghiệm để chở cán bộ Phòng nghiệp vụ dược và phòng y tế Thuận An đi công tác.

Chiều cùng ngày, PV đã liên hệ với lãnh đạo Sở Y tế để tìm hiểu vụ việc, nhưng sau nhiều lần gọi điện thoại và để lại tin nhắn vị lãnh đạo này vẫn không phản hồi.

Chỉ ít phút sau, nhóm cán bộ đang ăn uống trong quán lập tức rời khỏi bàn, bước lên xe biển xanh rời khỏi khu vực quán nhậu.

Dự án khu đô thị 43ha ở Bình Dương: Đất vàng bị bán với giá bèo như thế nào?

(Vietnamdaily) - Khu đất rộng 43ha thuộc sự quản lý của Tổng công ty Bình Dương có vốn 100% của nhà nước. Thế nhưng, khi chuyển nhượng khu đất này đã có nhiều dấu hiệu khuất tất khi không thông qua đấu giá và mức giá bán thấp gây bất ngờ.

Theo đó, tiền thân của Tổng công ty Bình Dương là Xí nghiệp sản xuất hàng cao su 3-2 Sông Bé. Sau đó, năm 1982, Tỉnh ủy Sông Bé có quyết định thành lập Tổng Công ty Bình Dương.

Sau khi tỉnh Sông Bé được tách thành Bình Dương và Bình Phước, thì Tổng công ty Bình Dương trực thuộc Tỉnh ủy Bình Dương quản lý với vốn 100% nhà nước.

Đến năm 2003, Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và phát triển Khu liên hợp Công nghệ - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương. Đến tháng 4/2004, UBND tỉnh Bình Dương ra Quyết định số 3393 về việc phê duyệt quy hoạch chung Khu liên hợp này.

Đến tháng 11/2004 Tổng công ty Bình Dương đã ký Hợp đồng “Đền bù mặt bằng đất đai và đầu tư công trình tạo lực” với Ban quản lý dự án khu liên hợp Công nghệ - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương với số tiền hơn 414 tỷ đồng cho 567 ha.

Đến tháng 7/2010, Tổng công ty Bình Dương ký Hợp đồng thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần bất động sản Âu Lạc. Lúc này, cả hai thống nhất thành lập liên doanh với tên gọi là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Phú (Công ty Tân Phú) để xây dựng và kinh doanh trên khu đất 43 ha (phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Trong đó, Tổng công ty Bình Dương góp 60 tỷ đồng, chiếm 30% vốn điều lệ và Công ty Cổ phần bất động sản Âu Lạc góp 140 tỷ đồng, chiếm 70% vốn điều lệ.

Du an khu do thi 43ha o Binh Duong: Dat vang bi ban voi gia beo nhu the nao?
Khu đất 43 ha nằm ngay giao lộ với vị trí đắc địa của TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 

Đến tháng 12/2016, Tổng công ty Bình Dương tự ý ký Hợp đồng chuyển nhượng 43 ha đất này cho Công ty Tân Phú với giá hơn 250 tỷ đồng, tương đương khoảng hơn 581.000 đồng/m2 đất mà không thông qua đấu giá.

Đến tháng 3/2017, Tổng công ty Bình Dương gửi Công văn đến Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương xin chủ trương chuyển nhượng phần vốn góp 30%  tại Công ty Tân Phú.

Tỉnh ủy Bình Dương sau đó đã ban hành Thông báo “đồng ý chủ trương cho Tổng công ty Bình Dương được chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Cổ phần bất động sản Âu Lạc”.

Đồng thời yêu cầu Tổng công ty Bình Dương phải thuê đơn vị tư vấn độc lập thẩm định giá đất làm cơ sở đàm phán ký kết hợp đồng chuyển nhượng và chịu trách nhiệm việc ký kết hợp đồng, thu tiền theo đúng quy định. Đến giai đoạn này, Tổng công ty Bình Dương hết quyền tại Công ty Tân Phú.

Như vậy có thể thấy, việc Tổng công ty Bình Dương chuyển nhượng 43 ha đất cho Công ty Tân Phú có quá nhiều mập mờ và có dấu hiệu gây thất thoát tiền của nhà nước.

Cụ thể, theo quyết định số 66/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh Bình Dương về quy định bảng giá các loại đất trên địa bàn thì bảng giá đất ở đô thị khu vực TP.Thủ Dầu Một (bao gồm khu dự án 43ha) có mức giá chuẩn tại vị trí 1 là 24,570 triệu đồng/m2. Mức giá này cao hơn đến 42 lần so với giá mà Tổng công ty Bình Dương chuyển nhượng 43 ha đất cho Công ty Tân Phú.

Liên quan đến vụ việc này, sáng 4/10, tỉnh Bình Dương tổ chức cuộc họp thông tin cho báo chí liên quan đến dự án Khu đô thị - Thương mại -dịch vụ Tân Phú (phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một).

Cuộc họp diễn ra tại Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương do ông Lê Hữu Phước, Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Động thái này diễn ra do có thông tin cho rằng Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tỉnh ủy Bình Dương đã đem 43ha đất công bán cho doanh nghiệp khác không qua đấu giá.

Ðây là khu “đất vàng” nhưng Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương tự định giá “bèo". Thương vụ này có dấu hiệu gây thất thoát Ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng.

Theo thông tin tỉnh Bình Dương cung cấp tại cuộc họp, 43 ha đất nêu trên ban đầu do Tổng công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương (doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Tỉnh ủy Bình Dương) quản lý vào năm 2004.

Ông Bùi Minh Thạnh, Chánh Văn Phòng Tỉnh ủy Bình Dương khẳng định Tỉnh ủy chỉ cho Tổng Công ty Sản xuất và xuất nhập khẩu Bình Dương liên doanh góp vốn bằng tiền với đối tác để lập ra công ty liên doanh Tân Phú chứ không cho góp vốn bằng đất, không cho bán, chuyển nhượng 43 ha khu đất dự án.

“Lãnh đạo tỉnh khẳng định không có hiện tượng không bao che và cho chuyển nhượng đất như vậy. Hiện nay, vụ ụ việc này cơ quan chức năng, cụ thể cơ quan Thanh tra của Bình Dương đang thanh tra làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan”, ông Thạnh khẳng định.

Được biết, vào tháng 1/2018, tại khu đất 43 ha nói trên, Công ty CP TM-DV Địa ốc Kim Oanh tiến hành động thổ thực hiện dự án khu đô thị Tân Phú nằm ngay vi trí đắc địa là giao lộ Võ Văn Kiệt – Phạm Ngọc Thạch, phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Theo quảng cáo, dự án khu đô thị Tân Phú sẽ cung cấp cho thị trường bất động sản tỉnh Bình Dương hơn 2.000 sản phẩm đất nền, hệ thống dịch vụ và tiện ích đắng cấp. 

Nguồn gốc khu đất vàng 43ha ở Bình Dương bán rẻ cho doanh nghiệp đang gây nhiều tranh cãi

Thời gian gần đây, nhiều cơ quan báo chí đã vào cuộc phản ánh các vấn đề liên quan tới khu “đất vàng” 43ha thuộc dự án Khu Đô thị - Thương mại – Dịch vụ Tân Phú (DA KĐT Tân Phú) do Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Tân Phú làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc xác định khu đất này có phải là đất công hay không thì đang còn nhiều ý kiến trái chiều.

Nguồn gốc khu “đất vàng” 43ha

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ mới, đầu năm 2003, UBND tỉnh Bình Dương đã có văn bản xin ý kiến của Chính phủ về việc hình thành Khu Liên hợp công nghiệp – dịch vụ - đô thị (Khu liên hợp). Dự án này được xem là động thái đúng đắn nhằm tạo bước phát triển bền vững và vóc dáng mới cho tỉnh Bình Dương trong tương lai.