Xe quá tải - Một loại giặc nguy hiểm

(Kiến Thức) - Ai cũng biết xe quá tải là thủ phạm hàng đầu khiến đường sá nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng, làm cho ngân sách nhà nước mất hàng trăm, ngàn tỉ mỗi năm để khắc phục, sửa chữa.

Cuộc chiến chống xe quá tải hơn hai năm qua vì thế ngày càng trở nên gay go quyết liệt. Công tác kiểm soát tải trọng xe như Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đánh giá tại cuộc họp về kiểm soát tải trọng phương tiện sáng 30/10, dù có nhiều chuyển biến, nhưng tình trạng xe quá tải, xe gắn logo vẫn ngang nhiên hoạt động mà không bị xử lý.
Một loạt câu hỏi được Bộ trưởng đặt ra: “Các anh báo cáo cái gì cũng làm tốt, vậy tại sao nhiều đoàn xe quá tải chạy lông nhông qua các tỉnh mà không bị bắt? Tại sao vẫn còn xe logo hoạt động? Tại sao xe quá tải chở kính đi qua 5 tỉnh và thành phố mà không biết?... Xe không phải cái kim mà sao lại không biết”. Và ông coi xe quá tải là "giặc", muốn "diệt giặc" thì tất cả lực lượng phải vào cuộc mạnh mẽ.
Khi đã buộc phải gọi đích danh xe quá tải là “giặc” cũng có nghĩa là Bộ trưởng đã cho dư luận thấy rằng vấn nạn này đã nghiêm trọng lắm rồi. Nó không chỉ tàn phá cơ sở hạ tầng mà còn gián tiếp đẩy nợ công tăng cao bởi nhà nước phải bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm để khắc phục, sửa chữa đường sá bị hư hỏng, xuống cấp do xe quá tải gây nên.
Tàn phá đường sá, gây tai nạn giao thông... xe quá tải thực sự là một loại giặc nguy hiểm. Ảnh: Người Lao Động.
 Tàn phá đường sá, gây tai nạn giao thông... xe quá tải thực sự là một loại giặc nguy hiểm. Ảnh: Người Lao Động.
Bằng mắt thường, không khó để nhận diện được loại “giặc” này, bởi chúng vẫn đi lông nhông từng đoàn xuyên qua tỉnh này sang tỉnh nọ chứ đâu phải cái kim mà không thấy. Không khó để trị chúng bởi đã có chế tài, có lực lượng trong tay. Vậy mà không hiểu sao chúng vẫn chạy thoát, điển hình như đoàn xe 10 chiếc chở kính quá tải chạy từ Quảng Nam ra đến Hà Tĩnh mới bị phát hiện.
Vì sao “giặc” xe quá tải lộng hành như vậy? Câu trả lời thật đơn giản mà dư luận bấy lâu nay đã chỉ ra: Bảo kê!
Vâng, đấy chính là “giặc” bảo kê ăn tiền. Chúng hiện diện khắp nơi, không chỉ trong lĩnh vực xe quá tải. Loại “giặc” này vô cùng nguy hiểm, nó là nguồn gốc của mọi tệ nạn đang từng ngày từng giờ gặm nhấm, tàn phá đất nước vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.
Diệt “giặc” này không dễ bởi chúng xâm nhập vào máu thịt, ẩn náu trong vỏ bọc “trong sạch” của những cá nhân có chức quyền nhưng thoái hóa, biến chất.
Chừng nào chưa diệt được “giặc” bảo kê thì chừng ấy “giặc” xe quá tải và trăm ngàn loại “tặc” khác vẫn còn ngang nhiên tồn tại, kéo lùi sự phát triển của đất nước.
Và đây, Bộ trưởng Thăng cũng đã chỉ đích danh: “Xe quá tải có thể lọt trạm cân thì xử lý cán bộ tại trạm, có như vậy mới giải quyết được vấn đề”. Hoàn toàn tán thành và ủng hộ Bộ trưởng trong cuộc chiến không có tiếng súng nhưng hết sức cam go này.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)

Chủ tịch Đà Nẵng: “Lột lon” CSGT bảo kê xe quá tải

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ yêu cầu nếu phát hiện ra nạn cảnh sát giao thông bảo kê xe quá tải thì phải "lột lon".

Chu tich Da Nang:
Tình trạng xe ben chở đất đá quá tải đang xảy ra khá phổ biến ở Đà Nẵng - Ảnh: Hữu Khá 
Ông Thơ yêu cầu nếu phát hiện ra nạn cảnh sát giao thông bảo kê thì phải "lột lon".

Cháy chung cư Xa La: Chưa thể khẳng định tòa nhà có thể sập

(Kiến Thức) - Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến kết cấu, nhưng cần phải có những khảo sát rất cụ thể mới đánh giá được tác động của vụ cháy chung cư Xa La đến vật liệu.

Lo nhà sập vì cháy
Vụ cháy chung cư Xa La (Hà Nội) gây ra hoang mang cho người dân sinh sống ở đây. Ngoài những thiệt hại về vật chất, nỗi lo về chất lượng khu nhà sau vụ cháy được một số người dân gửi đến báo, mong được có cái nhìn tổng thể về tác động của nhiệt cháy đối với kết cấu vật liệu của tòa nhà. Quang cảnh sau vụ cháy, dưới sức nóng của đám cháy, hiện tại bê tông tầng hầm bị phồng rộp, bong tróc.

Tin mới