Xe tăng thế hệ 4 đầu tiên của Pháp động cơ mạnh thế nào?
Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới của phương Tây chính là xe tăng Leclerc Pháp; vậy loại xe tăng này động cơ có sức mạnh như thế nào?
Tiến Minh
Xem toàn bộ ảnh
Xe tăng Leclerc do Pháp phát triển, được phương Tây vinh danh là "xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới" và có giá thành không hề rẻ, khi tới 10 triệu USD/chiếc.
Điểm nổi bật nhất của phương tiện chiến đấu này là nó được trang bị hệ thống quản lý chiến trường, có thể thực hiện các chức năng chia sẻ thông tin chiến trường và lập kế hoạch di chuyển.
Quá trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc bắt đầu từ năm 1978 và bước vào giai đoạn kiểm chứng kỹ thuật vào năm 1983. Ngày 30/1/1986, nó được đặt tên là xe tăng AMX Leclerc, để tưởng nhớ tướng Philippe Leclerc của Pháp; người đã dẫn đại quân Pháp vào giải phóng Paris trong thế chiến 2.
Tổng cộng có 5 phương tiện thử nghiệm thành phần đã được phát triển trong giai đoạn xác minh kỹ thuật, 1 chiếc để thử nghiệm thiết bị treo, 3 chiếc để thử nghiệm bộ phận truyền lực và 1 chiếc để thử nghiệm hệ thống vũ khí.
Vào mùa hè năm 1986, cụm tháp pháo với tất cả các bộ phận mẫu đã được lắp đặt trên ba phương tiện thử nghiệm để kiểm tra bộ phận truyền lực và thử nghiệm trình diễn chức năng đã được thực hiện tại Trung tâm Kiểm tra Captiere.
Sáu nguyên mẫu đang được phát triển và dự kiến xe tăng Leclerc sẽ được sản xuất loạt lớn vào năm 1989. Theo kế hoạch ban đầu, xe tăng AMX Leclerc sản xuất đầu tiên sẽ rời nhà máy vào cuối năm 1991 và sản lượng hàng năm sẽ đạt 110 chiếc vào năm 1995.
Gói năng lượng bao gồm động cơ diesel Wärstsilä V8X -1500, do công ty SACM sản xuất; hộp số ESM-500 và hệ thống làm mát GIAT/Chausson. V8X-1500 là động cơ diesel bốn thì V8 làm mát bằng nước. Hệ thống tăng áp là loại tăng áp khí Turbomeca TM-307B.
Với việc sử dụng tubo tăng áp khí TM-307B, đã nâng tỷ số tăng áp gấp 3 lần so với tăng áp truyền thống, nó không chỉ đóng vai trò tăng áp mà còn cung cấp năng lượng phụ (APU), cho tất cả các hệ thống trong xe, khi động cơ chính ngừng hoạt động, để tiết kiệm nhiên liệu.
Với động cơ rất khỏe, cho xe tăng Leclerc tốc độ tối đa trên đường trường là 72 km/h và 55 km/h trên đường địa hình. Dự trữ hành trình của xe là 550 km. Công suất động cơ 1.500 mã lực; tỷ số công suất trên trọng lượng 27/52.
Xe tăng Leclerc sử dụng hệ thống truyền động với hộp số ESM-500, có thể truyền tải 1.200-1.600 mã lực và hỗ trợ các phương tiện có tải trọng lên tới 60-70 tấn; đặc điểm lớn nhất là cấu trúc nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ.
Xe tăng Leclerc có động cơ dài 1,03m, rộng 1,56m, cao 0,67m, trọng lượng rỗng 1.800kg. So với động cơ HSWL354 mà xe tăng Leopard 2 của Đức sử dụng, nó dài 1,04m, rộng 1,72m, cao 0,78m và trọng lượng rỗng đạt 2.100 kg; nên động cơ Leclerc nhẹ hơn và nhỏ gọn hơn.
Thiết bị truyền dẫn bao gồm bộ biến mô, cơ chế truyền động hành tinh, thiết bị lái thủy lực, phanh thủy lực, thiết bị truyền động quạt và bộ trao đổi nhiệt dầu-nước và các bộ phận khác. Cơ cấu truyền hành tinh có 2 hàng hành tinh, có thể cung cấp 5 số tiến và 2 số lùi.
Thiết bị lái thủy lực có thể cung cấp cho xe bán kính lái thay đổi liên tục và khả năng lái tại chỗ; bán kính lái không bị ảnh hưởng bởi tốc độ động cơ và điều kiện làm việc của bộ biến mô thủy lực.
Hệ thống thiết bị lái thủy lực bao gồm bơm pít tông có thể thay đổi dung tích và động cơ có dung tích cố định. Bơm thủy lực được dẫn động bởi tuabin biến mô với công suất đầu vào là 735kw.
Phanh thủy lực có thể cung cấp lực hãm hiệu quả cho xe tăng Leclerc di chuyển với vận tốc 35-70km/h, tốc độ giảm tốc lên tới 5m/s. Mô-men xoắn phanh của phanh tay là 30000N-n, phanh được làm mát bằng không khí và có tuổi thọ cao. Bộ truyền động quạt có ly hợp đĩa đơn, đường kính 146mm, có thể điều chỉnh tốc độ quạt.