Xem toàn bộ ảnh
Dù có thể chứa lượng nhiên liệu cực lớn, nhưng khi cần thực hiện những nhiệm vụ tầm siêu xa (thậm chí là vượt đại dương) thì các máy bay ném bom chiến lược sẽ cần tới sự hỗ trợ từ máy bay tiếp nhiên liệu. Trong ảnh là máy bay ném bom tàng hình duy nhất trên thế giới B-2A Spirit đang tiến gần về đuôi chiếc máy bay tiếp nhiên liệu KC-135. |
Bộ phận tiếp nhận nhiên liệu trên không của B-2A Spirit được đặt ở trên lưng máy bay thay vì đầu mũi máy bay như các oanh tạc cơ Tu-95MS hay Tu-160 của Nga. |
Máy bay ném bom tàng hình B-2 có thể chứa lượng nhiên liệu tới 75,75 tấn cho phép đạt tầm bay xa đến 11.100km. |
Tiếp theo là “siêu pháo đài bay” B-52H – máy bay ném bom mang nhiều bom nhất trong số 3 máy bay ném bom của Mỹ. Bộ phận tiếp nhiên liệu của B-52 cũng nằm ở trên lưng, gần về phía buồng lái hơn. |
Nếu không tiếp nhiên liệu, những chiếc B-52H có thể đạt tầm bay tối đa tới gần 15.000km, tổng lượng nhiên liệu trong thân máy bay là 181.610 lít. |
Trong ảnh là máy bay ném bom chiến lược cánh cụp cánh xòe B-1B Lancer đang tiếp cận vào vị trí tiếp nhiên liệu trên không. B-1B là chiếc thứ 2 trong số 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược duy nhất trên thế giới thiết kế với cánh cụp cánh xòe, tốc độ hành trình vượt âm thanh (chiếc còn lại là Tu-160 Nga). |
Thiết kế bộ phận nhận nhiên liệu của B-1B Lancer nằm ở đầu mũi thay vì trên lưng máy bay. |
Lượng nhiên liệu trong thân B-1B Lancer lên tới 38.000 lít cho phép đạt tầm hoạt động gần 12.000km. |
Hiện nay, 2 “mẹ tiếp sữa” – máy bay tiếp nhiên liệu trên không chủ lực của Không quân Mỹ là KC-135 và KC-10. Trong đó, máy bay KC-135 có thể chứa lượng nhiên liệu cực đại lên tới 90,7 tấn, tầm bay xa của nó lên tới 2.415km với nhiệm vụ tiếp nhiên liệu. |
Loại máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-10 thậm chí còn “khủng” hơn KC-135 với lượng nhiên liệu cực đại mang theo lên tới 160,2 tấn. |