Xem Su-22M4 Syria phóng rocket tấn công quân nổi dậy

(Kiến Thức) - Quân nổi dậy Syria mới đây đăng tải trên các trang mạng đoạn clip máy bay cường kích Su-22M4 Syria phóng rocket tấn công Aleppo.

Đoạn clip cho thấy một chiếc Su-22M4 sau một hồi cơ động đã thực hiện phóng hàng loạt rocket vào mục tiêu mặt đất được nghi là điểm trú đóng của phe nổi dậy ở thành phố Aleppo.
Loại rocket được sử dụng trong cuộc tấn công trên là kiểu S-8 được Liên Xô phát triển và đưa vào phục vụ năm 1984. Rocket này có đường kính 80mm, đạt tầm bắn 1-4,5km tùy từng kiểu đạn, lắp nhiều kiểu đầu nổ khác nhau (gồm đầu nổ chống tăng, đầu đạn nổ phá mảnh, đầu đạn khói, đạn chiếu sáng, đạn đặc biệt chuyên phá hoại đường bằng, đạn nhiệt áp).
Su-22M4 phóng rocket tấn công mục tiêu ở Aleppo.
 Su-22M4 phóng rocket tấn công mục tiêu ở Aleppo.
Kể từ khi cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria nổ ra, quân chính phủ thường xuyên sử dụng các máy bay cường kích Su-22 cùng nhiều máy bay tiêm kích – cường kích khác dội bom, phóng rocket tấn công quân nổi dậy ở các thành phố bị chiếm giữ. Tất nhiên không ít máy bay (gồm cả Su-22) đã bị bắn hạ bằng tên lửa vác vai.
Hiện Không quân Syria được cho là có khoảng 40-50 chiếc cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M2/3/4 (chưa tính số bị bắn hạ).
Trong đó, biến thể Su-22M4 là hiện đại nhất có thể mang nhiều vũ khí không đối đất có điều khiển như tên lửa Kh-23, Kh-25, Kh-29, Kh-58, họ bom thông minh KAB-500/1500. Tất nhiên, nó vẫn có thể mang thùng phóng rocket và bom không điều khiển.

Dàn tàu mặt nước, tàu ngầm hiện đại tại Cam Ranh

(Kiến Thức) - Quân cảng Cam Ranh ngày nay là nơi đóng quân của nhiều tàu chiến mặt nước, tàu ngầm hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Quân cảng Cam Ranh hiện nay là nơi đóng quân của Lữ đoàn tàu chiến 162 và Lữ đoàn tàu ngầm 189. Trong đó, Lữ 162 là đơn vị được trang bị những tàu chiến đấu mặt nước hiện đại nhất hải quân Việt Nam gồm: tàu hộ vệ Gepard 3.9; tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE, BSP-500; tàu tuần tra cao tốc Svetlyak Project 10412.
Quân cảng Cam Ranh hiện nay là nơi đóng quân của Lữ đoàn tàu chiến 162 và Lữ đoàn tàu ngầm 189. Trong đó, Lữ 162 là đơn vị được trang bị những tàu chiến đấu mặt nước hiện đại nhất hải quân Việt Nam gồm: tàu hộ vệ Gepard 3.9; tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE, BSP-500; tàu tuần tra cao tốc Svetlyak Project 10412.

Trong ảnh là 2 “vị vua” Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) thuộc lớp tàu Gepard 3.9 neo đậu tại Cam Ranh. Đây là những tàu chiến mạnh mẽ nhất của nước ta trang bị hệ thống điện tử, vũ khí hiện đại, ngang hàng với tàu chiến các nước Đông Nam Á.
Trong ảnh là 2 “vị vua” Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) thuộc lớp tàu Gepard 3.9 neo đậu tại Cam Ranh. Đây là những tàu chiến mạnh mẽ nhất của nước ta trang bị hệ thống điện tử, vũ khí hiện đại, ngang hàng với tàu chiến các nước Đông Nam Á.

Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 102m, thủy thủ đoàn 100 người.
Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 102m, thủy thủ đoàn 100 người.

Tàu được trang bị hệ thống phòng không hiện đại với tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm thấp kết hợp Pantsir S1 cho phép tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa đến 20.000m. Ngoài ra, tàu Gepard 3.9 còn có 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630.
Tàu được trang bị hệ thống phòng không hiện đại với tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm thấp kết hợp Pantsir S1 cho phép tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa đến 20.000m. Ngoài ra, tàu Gepard 3.9 còn có 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630.

Hỏa lực chống tàu mặt nước của Gepard 3.9 gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran có tầm bắn 130km, đánh chìm tàu có lượng giãn nước tới 5.000 tấn.
Hỏa lực chống tàu mặt nước của Gepard 3.9 gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran có tầm bắn 130km, đánh chìm tàu có lượng giãn nước tới 5.000 tấn.

Trước đây, Lữ 162 được trang bị 2 tàu tấn công nhanh Project 1241.8 Molniya mang 16 tên lửa Kh-35 Uran-E. Tuy nhiên, năm 2013 thì 2 tàu này đã được chuyển về cho Lữ đoàn 167, vùng 2 Hải quân. Hiện tại, Lữ 162 ở Cam Ranh chỉ còn trang bị các tàu tấn công nhanh Project 1241RE có kích thước tương tự Molniya nhưng hỏa lực thì kém hơn một chút.
 Trước đây, Lữ 162 được trang bị 2 tàu tấn công nhanh Project 1241.8 Molniya mang 16 tên lửa Kh-35 Uran-E. Tuy nhiên, năm 2013 thì 2 tàu này đã được chuyển về cho Lữ đoàn 167, vùng 2 Hải quân. Hiện tại, Lữ 162 ở Cam Ranh chỉ còn trang bị các tàu tấn công nhanh Project 1241RE có kích thước tương tự Molniya nhưng hỏa lực thì kém hơn một chút.

Tàu Project 1241RE được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15M có tầm bắn 80km.
Tàu Project 1241RE được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15M có tầm bắn 80km.

Tàu tấn công nhanh BPS-500 do Việt Nam tự đóng, được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran.
Tàu tấn công nhanh BPS-500 do Việt Nam tự đóng, được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran. 

Cam Ranh cũng là “nhà” đội tàu tuần tra bờ biển hiện đại lớp Svetlyak Project 10412 do Nga sản xuất. Những chiếc tàu làm nhiệm vụ tuần tra bờ biển, hộ tống tàu, tìm kiếm cứu nạn…
Cam Ranh cũng là “nhà” đội tàu tuần tra bờ biển hiện đại lớp Svetlyak Project 10412 do Nga sản xuất. Những chiếc tàu làm nhiệm vụ tuần tra bờ biển, hộ tống tàu, tìm kiếm cứu nạn…

Đặc biệt, kể từ cuối năm 2013-đầu 2014, Cam Ranh chính thức trở thành "nhà" của tàu ngầm tấn công Kilo Project 636 hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là cầu cảng chính của Lữ đoàn tàu ngầm 189 với 2 tàu HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM.
Đặc biệt, kể từ cuối năm 2013-đầu 2014, Cam Ranh chính thức trở thành "nhà" của tàu ngầm tấn công Kilo Project 636 hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là cầu cảng chính của Lữ đoàn tàu ngầm 189 với 2 tàu HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM.

Vì sao Su-22 Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến 10.000 tấn?

(Kiến Thức) - Với tên lửa Kh-29, máy bay cường kích Su-22 của Không quân Nhân dân Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến có lượng giãn nước 10.000 tấn.

Tên lửa không đối đất Kh-29 (NATO định danh là AS-14 Kedge) do Cục thiết kế Vympel (nay thuộc Tổng công ty tên lửa chiến thuật – chiến dịch Nga KTRV) phát triển trang bị cho các loại tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/33/35 và cường kích Su-22/25/34.
Tên lửa được thiết kế chủ yếu để tấn công các mục tiêu lớn trên đất liền (gồm kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, cầu cống, sân bay). Tuy nhiên, khi cần nó có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên biển. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, Kh-29 có khả năng gây hư hỏng nặng tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn.

Tin mới