Xem xét đình chỉ cơ sở gây ô nhiễm không khí

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ thị yêu cầu các địa phương rà soát các nguồn gây ô nhiễm bụi, khí thải. Trường hợp gây ô nhiễm nghiêm trọng có thể đình chỉ hoạt động.

Xem xet dinh chi co so gay o nhiem khong khi
 

Triển khai ngay trong 6 tháng đầu năm

Thời gian qua, ô nhiễm không khí tại nhiều địa phương trên toàn quốc có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, mức độ, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, ảnh hưởng phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân chính là bụi, khí thải từ phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, công nghiệp với lượng thải lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả, diện tích cây xanh, mặt nước trong phát triển đô thị chưa đạt yêu cầu. Việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, chương trình, nhiệm vụ về kiểm soát ô nhiễm không khí chưa đồng bộ, hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố, từ nay đến giữa năm 2021, thực hiện ngay việc rà soát, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật về kiểm soát bụi, khí thải tại các cơ sở công nghiệp, hoạt động giao thông, xây dựng. Với các cơ sở có hành vi phát thải gây ô nhiễm không khí, cần kiên quyết xử lý nghiêm. Với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét tạm đình chỉ, đình chỉ theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Yêu cầu Sở TN&MT các tỉnh, thành phố đôn đốc, giám sát các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở TN&MT để có thể theo dõi trực tuyến 24/24h. Bộ Công an chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm pháp luật về môi trường gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Cần giám sát các làng nghề

Theo ông Lê Vũ Tuấn Anh, Chánh thanh tra Bộ TN&MT, sau Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Môi trường đang xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2021, trong đó có thể đề xuất thanh tra chuyên đề các nguồn phát thải lớn, giao cho Tổng cục Môi trường thực hiện. Tổng cục đã lên ý tưởng về việc thanh tra diện rộng các nguồn phát thải lớn xung quanh Hà Nội và sẽ triển khai sau khi kế hoạch được phê duyệt.

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, cho rằng, việc kiểm soát các nguồn phát thải lớn là vấn đề mấu chốt để kiểm soát chất lượng không khí của Hà Nội cũng như các địa phương khác. Vì vậy, các nội dung trên cần được triển khai càng sớm càng tốt. Hiện nay, cơ sở pháp lý cho việc xử lý, đình chỉ hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm đã có đầy đủ, vấn đề là sự sẵn sàng vào cuộc, sự quyết liệt của cơ quan chức năng.

Theo TS Tùng, cũng cần lưu ý hoạt động phát thải của các làng nghề. “Chúng ta có hơn 20 nhà máy nhiệt điện, mấy chục nhà máy xi măng… Các nguồn thải này có thể kiểm kê và giám sát qua hệ thống quan trắc tự động liên tục. Tuy nhiên, các nguồn thải từ làng nghề, với công nghệ lạc hậu, thải nhiều chất ô nhiễm là vấn đề rất đáng lo ngại”, ông nói.

Ông Tùng cho rằng, cùng với việc thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng cần đối thoại với doanh nghiệp để giúp họ tìm kiếm lối đi, cải thiện công nghệ phù hợp. “Việc thanh tra, kiểm tra là để hướng tới sửa, chứ không chỉ hướng tới phạt, bởi mục đích cuối cùng là cải thiện công nghệ, giảm phát thải chất ô nhiễm. Vì vậy, cần cho doanh nghiệp lộ trình và hướng dẫn để cải tiến công nghệ. Riêng đối với doanh nghiệp cố tình tìm cách chây ì, vi phạm, cần có biện pháp xử lý mạnh tay”, ông nói. Ông đề xuất, các kết quả rà soát, kiểm tra, thanh tra các nguồn thải lớn cần phải được công khai để cộng đồng biết và cùng giám sát việc thực hiện.

2 tháng, Hà Nội hứng chịu 8 đợt ô nhiễm nghiêm trọng

Theo Hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air, chỉ trong hai tháng 11 và 12/2020, Hà Nội trải qua 8 đợt ô nhiễm không khí với mức độ ô nhiễm ở ngưỡng xấu (có hại cho sức khỏe tất cả mọi người) và ngưỡng rất xấu (rất có hại cho sức khỏe tất cả mọi người). 23/61 ngày có chất lượng không khí Hà Nội ở ngưỡng xấu và rất xấu, chiếm 37,3% tổng số ngày của hai tháng 11 và 12/2020. Từ đầu tháng 1 đến nay, Hà Nội cũng trải qua nhiều ngày ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng, trong đó đợt ô nhiễm đang diễn ra dự báo sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới.

'Thổi giá' đất nền vùng ven, nhà đầu tư cẩn trọng khi xuống tiền

Theo Savills, thị trường đất nền tại Hà Nội đặc biệt là các khu vực ngoại thành ghi nhận có nhiều mức giá, do đó nhà đầu tư cần có khả năng so sánh, định giá và đánh giá đúng giá trị của lô đất nền tránh các trường hợp “nhảy giá”.

Nhận định về cơn sốt dịch chuyển đầu tư đất nền từ khu vực nội thành sang các khu vực vùng ven, bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó Giám đốc Bộ phận Định giá và Tư vấn Tài chính Savills Hà Nội cho biết, quỹ đất khu vực nội thành đang dần hạn hẹp và thủ tục pháp lý đầu tư còn phức tạp, làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư.
“Đang có không ít các dự án đang dần phát triển tại các khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận, với cơ sở hạ tầng tốt hơn, tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư với đất nền. Do đó, khi thị trường đất nền ghi nhận có nhiều mức giá, nhà đầu tư cần có khả năng so sánh, định giá và đánh giá đúng giá trị của lô đất nền”, bà Vân đánh giá.
'Thoi gia' dat nen vung ven, nha dau tu can trong khi xuong tien
Thị trường đất nền tại khu vưc ven Hà Nội ghi nhận có nhiều mức giá, nhà đầu tư cần có khả năng so sánh, định giá và đánh giá đúng giá trị của lô đất nền.
Theo bà Vân, trên bình diện định giá một tài sản đất nền, có hai tình huống đặt ra cho các nhà đầu tư là làm thế nào xác định giá trị của một dự án phát triển đất nền ở khu vực ngoại thành có quy mô diện tích trên 1000m2 đã có phê duyệt quy hoạch và đã hoàn thành nghĩa vụ về tiền sử dụng đất? (tình huống số 1) và làm thế nào xác định giá trị của một lô đất ở nhỏ lẻ với diện tích thông thường dưới 100m2 nằm bên ngoài khu đô thị mới ở khu vực ngoai thành? (tình huống số 2)
Đối với tình huống số 1, vị chuyên gia của Savills cho hay có thể áp dụng hai phương pháp xác định giá trị.
Thứ nhất, là phương pháp so sánh. Để xác định giá trị từ phương pháp so sánh, người định giá phải tìm được ít nhất 3 so sánh trên thị trường tương đồng về quy mô diện tích, vị trí, phê duyệt phát triển, thời hạn sử dụng đất... Sau đó, tiến hành điều chỉnh các khác biệt dựa trên các yếu tố kể trên và lập luận các điều chỉnh dựa trên các bằng chứng thị trường. Từ đó quy ra được giá trị trên một mét vuông đất xác định.
Thứ hai, là phương pháp giá trị đất thặng dư. Dựa vào phê duyệt phát triển, chúng ta sẽ giả định các doanh thu và chi phí ước tính liên quan đến việc phát triển dự án để xác định giá trị đất thặng dư. Theo đó, đối với ước tính doanh thu, người định giá sẽ phải xác định giá bán, tỷ lệ tăng giá, lịch thu tiền, tốc độ bán dựa trên các dữ liệu thị trường của các dự án tương đồng đang chào bán trên thị trường. 
Đối với ước tính chi phí, người định giá phải xác định đơn giá xây dựng trên đơn vị, thời gian xây dựng, tỷ lệ lạm phát, chi phí lãi vay các số liệu này cũng được ước tính theo dữ liệu thị trường. Do dòng tiền doanh thu và chi phí sẽ được trải ra theo thời gian, người định giá phải xác định mức tỷ lệ chiết khấu thị trường cho loại tài sản này để chiết khấu toàn bộ dòng tiền về hiện tại. Giá trị ước tính từ phương pháp này phản ánh việc nhà đầu tư có thể chấp nhận trả bao nhiêu cho dự án với phê duyệt phát triển đã có.
Từ đó, chúng ta sẽ so sánh giá trị ước tính từ hai phương pháp định giá để xác định giá trị thị trường của dự án này.
Đối với tình huống số 2, do giao dịch đối với các diện tích đất nhỏ lẻ khá phổ biến trên thị trường nên phương pháp so sánh được áp dụng. Đối với những khu vực có hiện tượng tăng giá ảo, người định giá cần kiểm tra và xác định dựa trên các giao dịch thực thay vị dựa trên các giá chào trên thị trường do giá chào thường bị đẩy lên khá cao. 
Ngoài ra, người định giá cần phải so sánh với các lô đất tương tự cũng nằm bên ngoài các khu đô thị mới phát triển thay vì so sánh với giá đất ở đang chào bán trong khu đô thị cho dù có nằm ngay sát bên. Vì để đạt được đơn giá đất ở cao trong khu đô thị, thì chủ đầu tư của các đô thị lớn này đã phải bỏ ra các chi phí rất lớn về phát triển hạ tầng và tiện ích đồng bộ chưa kể đến các chi phí liên quan đến phê duyệt dự án. 
“Trên thực tế, có không ít người mua đất nền ở ngoại thành không căn cứ vào giá trị thực. Về dài hạn, khi dòng tiền tiếp tục có xu hướng đổ về thị trường đất nền, nhà đầu tư cần tránh vội vàng và có quyết định phù hợp sau khi cân nhắc các yếu tố quan trọng về giá trị tài sản và tránh tâm lý đám đông”, Phó Giám đốc Bộ phận Định giá và Tư vấn Tài chính Savills Hà Nội khuyến cáo.
'Thoi gia' dat nen vung ven, nha dau tu can trong khi xuong tien-Hinh-2
Hoàng loạt dự án cũ trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) bất ngờ được thổi giá tăng phi mã sau chục năm "đắp chiếu". Ảnh: Ninh Phan.

Theo khảo sát của PV, thời gian gần đây, trên nhiều diễn đàn và các trang mua bán bất động sản rao bán đất nền, đất ven đô Hà Nội tăng cao, nhiều dự án tăng giá cao bất thường chỉ trong vài tháng. Điển hình là hàng loạt dự án cũ thuộc địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) như: Dự án Khu biệt thự Vườn Cam - Orange Graden; dự án An Lạc Green Symphony; dự án Hà Đô Charm Villas.... nằm "đắp chiếu" cả chục năm đang được “cò” chào bàn rầm rộ, đẩy giá tăng phi mã 30 - 40% chỉ trong thời gian ngắn.
Hay trong báo cáo mới đây, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết, năm 2020 thị trường bất động sản nóng lên, sốt đất bùng phát ở một số khu vực nông thôn, vùng chuẩn bị lên quận.
Theo thống kê của VARs, đối với khu vực đất đai trong khu dân cư hiện hữu, việc đô thị hóa mạnh các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức… đã đẩy giá đất trong làng xã khu vực này lên mức 25-30 triệu đồng/m², tăng so với năm 2019 khoảng 50%. Trong khi đó, các vùng như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20-30% so với năm 2019. 
“Mặc dù tăng giá nhưng hiện tượng giao dịch thực diễn ra không nhiều mua bán chủ yếu qua lại giữa các nhà đầu cơ với nhau”, VARs chỉ rõ. 

Bất động sản 2021 phục hồi tăng, chưa xuất hiện 'bong bóng'?

(Vietnamdaily) - Theo HoREA, thị trường bất động sản cả nước và TP HCM trong 2021 vẫn tiếp tục phục hồi, tăng trưởng trở lại, chưa có tình trạng 'đóng băng' hay 'bong bóng' do sức mua và tổng cầu nhà ở có khả năng thanh toán vẫn cao.

Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có Báo cáo đánh giá thị trường bất động sản năm 2020, dự báo thị trường bất động sản năm 2021.

Giá nhà tăng nóng trong năm 2020