Xét xử Đinh La Thăng: Căn cứ nào khiến VKS nhận định có “lợi ích nhóm“?

(Kiến Thức) - Việc ông Đinh La Thăng bổ nhiệm bị cáo Vũ Đức Thuận và Trịnh Xuân Thanh vào các vị trí chủ chốt, chỉ định PVC làm tổng thầu cho thấy có "lợi ích nhóm" trong vụ án này, theo nhận định của VKSND.

Sáng ngày 15/1, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng cùng 21 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) tiếp tục diễn ra với phần đối đáp của VKSND TP Hà Nội.
Theo đại diện VKS, trong vụ án này VKS có đủ cơ sở căn cứ truy tố các bị cáo nhưng các bị cáo đều phủ nhận, chỉ chịu trách nhiệm do thiếu kiểm tra giám sát mới dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay. VKS không thể cho các bị hưởng hưởng tình tiết giảm nhẹ. VKS cũng phân tích nếu hưởng tình tiết giảm nhẹ chỉ khi các bị cáo khai báo thành khẩn, ăn năn hối lỗi.
Chính phủ không có văn bản cho PVC làm tổng thầu mà chỉ đạo PVN lựa chọn nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực. Bị cáo Đinh La Thăng biết rõ tình trạng PVC năng lực không lành mạnh nhưng trong báo cáo Chính phủ không nêu ra.
Chính phủ không có văn bản cho PVC làm tổng thầu mà chỉ đạo PVN lựa chọn nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực. Bị cáo Đinh La Thăng biết rõ tình trạng PVC năng lực không lành mạnh nhưng trong báo cáo Chính phủ không nêu ra.
PVC không đủ năng lực làm tổng thầu
Trong phần đối đáp, đặt vấn đề PVN chỉ định PVC làm tổng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có đủ năng lực hay không, đại diện VKSND TP Hà Nội dẫn lời khai tại tòa trước đó của bị cáo Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV PVN cho rằng do sức ép của cấp trên, thực hiện chủ trương “người Việt dùng hàng Việt”.
Tuy nhiên theo đại diện VKS, văn bản của Nhà nước không đề cập gì cụ thể về dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Chính phủ không có văn bản cho PVC làm tổng thầu mà chỉ đạo PVN lựa chọn nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực.
Năng lực thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 của PVC phải đánh giá tổng thể chứ không chỉ thể hiện ở chi tiêu và lợi nhuận để nói PVC đủ năng lực. Dẫn số liệu báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh của PVC, đại diện VKS cho hay, năm 2010 PVC vốn của PVC gặp khó khăn, PVC có báo cáo gửi PVN để thực hiện kế hoạch cân đối lại. Tuy nhiên Chủ tịch HĐTV PVC biết rõ tình trạng, lãnh đạo PVN cũng nắm được năng lực tài chính PVC không lành mạnh nhưng trong báo cáo gửi Chính phủ PVN lại không nêu ra.
Quan điểm của VKS khẳng định PVC không đủ năng lực làm tổng thầu mặc dù PVC chỉ mới tham gia một số dự án như nhà máy nhiệt điện Vũng Áng và Nhơn Trạch 2 nhưng chỉ tham gia xây dựng, không tham gia thiết kế, việc đánh giá hồ sơ đáp ứng yêu cầu là không có cơ sở.
Theo đại diện VKS, tại tòa, chính bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cũng khẳng định, thời điểm đó PVC không đủ năng lực mà chỉ có Lilama đủ khả năng. Do PVN chỉ định PVC không có năng lực làm tổng thầu dẫn đến hệ luỵ dự án thi công kéo dài gấp đôi, chi phí phát sinh hàng trăm tỷ đồng.
Tiếp đó đại diện VKS dẫn những căn cứ về xác định thiệt hại 119 tỷ đồng trong vụ án này là có căn cứ, hợp lý.
Lợi ích nhóm?
Đại diện VKS cho rằng xét về các mối quan hệ cho thấy bị cáo Vũ Đức Thuận - nguyên TGĐ PVC và Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT - TGĐ PVC đều do bị cáo Đinh La Thăng cân nhắc nắm giữ những vị trí chủ chốt.
Bị cáo Đinh La Thăng đã bỏ qua các quy định của pháp luật chỉ định PVC không đủ năng lực vẫn làm tổng thầu của dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, chỉ đạo các bị cáo liên quan ở PVPower ký hợp đồng EPC số 33, tạm ứng 6.6 triệu USD và 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 119.8 tỷ đồng.

"Qua đó cho thấy mối quan hệ mang tính lợi ích nhóm trong vụ này", đại diện VKS nói.