Xét xử vợ chồng Cty Lâm Quyết: Đề nghị triệu tập thượng tá Cao Giang Nam

(Kiến Thức) - Tại phiên phúc thẩm xét xử vợ chồng chủ công ty Lâm Quyết, luật sư đề nghị triệu tập Thượng tá Cao Giang Nam, nguyên Phó Trưởng Công an, nguyên Phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình.

Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ vợ chồng chủ Công ty TNHH Lâm Quyết (Thái Bình) là ông Nguyễn Văn Lẫm (58 tuổi) và vợ Phạm Thị Quyết (53 tuổi, trú TP Thái Bình) lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sáng 11/5, luật sư của 2 bị cáo Lẫm, Quyết, đề nghị triệu tập Thượng tá Cao Giang Nam, nguyên Phó Trưởng Công an, Phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình đến phiên tòa.
Cụ thể, luật sư Trần Hồng Lĩnh, Trưởng văn phòng Luật sư Lĩnh Chính Thắng (Đoàn Luật sư TP Hải Phòng) đề nghị HĐXX triệu tập ông Cao Giang Nam, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Thái Bình, từng là Phó trưởng Công an TP Thái Bình và một số điều tra viên.
Xet xu vo chong Cty Lam Quyet: De nghi trieu tap thuong ta Cao Giang Nam
Bị cáo Lẫm và Quyết tại tòa. 
Các luật sư cho rằng, bị cáo đã có đơn tố cáo ông Cao Giang Nam và Cơ quan điều tra Công an thành phố Thái Bình bao che, không khởi tố đơn tố cáo Đường “Nhuệ” chiếm đoạt Công ty TNHH Lâm Quyết làm mất hết giấy tờ biên nhận trả tiền ông Đỗ Văn Tới.
Trước đề nghị của các luật sư, Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm cho biết, trong quá trình xét xử, nếu thấy cần thiết sẽ triệu tập ông Cao Giang Nam và các điều tra viên.

>>> Mời độc giả xem video toàn cảnh phiên xét xử vợ chồng chủ công ty Lâm Quyết:

  
Trao đổi với báo chí trước khi phiên xét xử trên diễn ra một ngày, luật sư Trần Hồng Lĩnh, người bào chữa cho bị cáo Lẫm và bị cáo Quyết cho biết, ông đã đề nghị Tòa triệu tập đại diện cơ quan điều tra đến phiên phúc thẩm lần này.
"Ngay từ khi còn bị tạm giam, ông bà Lẫm, Quyết đã có đơn đề nghị triệu tập cơ quan điều tra đến phiên toà. Luật sư cũng có đề nghị Tòa triệu tập Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra là ông Cao Giang Nam và các điều tra viên. Đây là một vụ án vi phạm tố tụng, cho nên cần thiết phải có cán bộ phụ trách điều tra ra để đối chứng trước tòa, công khai tranh luận để làm rõ các vấn đề đúng, sai" - luật sư Trần Hồng Lĩnh nói.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Hà, con trai bị cáo Lẫm và Quyết cho biết, gia đình cũng đề nghị triệu tập Đường “Nhuệ” và các cán bộ điều tra vụ án đến phiên tòa.
Trước đó, ngày 10/4, anh Nguyễn Văn Hà (SN 1989, trú tại phường Trần Lãm, TP Thái Bình) là cán bộ công an phường Phúc Khánh, TP Thái Bình đã gửi đơn kêu cứu khẩn cấp gửi đến các cơ quan chức năng và các cơ quan báo chí kiến nghị làm rõ 2 vụ án liên quan đến bố mẹ anh Hà là ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết (chủ Công ty TNHH Lâm Quyết từng bị Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ) cho đàn em đến đập phá do nợ tiền đối tượng này).
Đáng chú ý, trong đơn kêu cứu, anh Hà đã chỉ đích danh một số cán bộ, lãnh đạo Công an TP Thái Bình và cho rằng, họ đã có biểu hiện bao che khi tham gia thụ lý các vụ án.
Liên quan vụ án trên, trong phiên xử sơ thẩm,  bị cáo Phạm Văn Lẫm, Nguyễn Thị Quyết bị TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt lần lượt 14 năm tù và 13 năm tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản" theo khoản 4, điều 175, Bộ luật Hình sự.
Theo hồ sơ vụ án, năm 2013 và năm 2016, ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết vay số tiền 900 triệu đồng của ông Đỗ Văn Tới bằng hợp đồng thế chấp tài sản là chiếc xe ô tô Camry, biển số 17K-9966, cam kết không thế chấp, không bán cho, tặng bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu không được sự thỏa thuận của ông Tới trong thời gian vay số tiền trên.
Ngày 12/4/2017, khi chưa trả nợ số tiền trên cho ông Tới, ông Lẫm và bà Quyết đem chiếc xe đã thế chấp vay tiền của ông Tới bán cho ông Phạm Công Tự mà không được sự đồng ý của ông Tới, nhưng vẫn nói dối ông Tới là chưa bán xe.
Đồng thời ông Lẫm, bà Quyết gian dối, nại ra lý do ông Nguyễn Xuân Đường chiếm đoạt công ty TNHH Lâm Quyết làm mất giấy biên nhận trả tiền cho ông Tới để chiếm đoạt số tiền 900 triệu đồng.

Vì sao chủ công ty Lâm Quyết bị Đường Nhuệ “dọa giết” được tại ngoại?

(Kiến Thức) - TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa có Quyết định thay đổi biện pháp tạm giam đối với vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm và Phạm Thị Quyết chủ doanh nghiệp Lâm Quyết từng bị trùm giang hồ Đường "Nhuệ" dọa giết.

TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa quyết định thay đổi biện pháp tạm giam với vợ chồng bi cáo Nguyễn Văn Lẫm (SN 1962) và Phạm Thị Quyết (SN 1967), trú tại tại tổ 4, phường Trần Lãm (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Đây là 2 bị cáo trong vụ “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Thông tin trên được luật sư Trần Hồng Lĩnh, Văn phòng Luật sư Lĩnh Chính Thắng (Đoàn Luật sư Hải Phòng), người bào chữa cho ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Phị Quyết bị cho biết chiều 29/4.

Vợ chồng tố cáo Đường Nhuệ được tại ngoại: Trách nhiệm TAND tỉnh Thái Bình thế nào?

(Kiến Thức) - Vợ chồng Lẫm - Quyết từng bị Thẩm phán của Tòa án ND tỉnh Thái Bình tuyên án ở vụ xét xử sơ thẩm ngày 12/6/2019, tổng cộng 27 năm tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", nay được toại ngoại do có liên quan đến Đường "Nhuệ". 

Ngày 28/4 vừa qua, TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn với 2 bị cáo Nguyễn Văn Lẫm và vợ là Phạm Thị Quyết (Giám đốc công ty Lâm Quyết) từ tạm giam thành bảo lãnh cho tại ngoại. Trước khi bị tòa tuyên án, vợ chồng ông Lẫm đang tố cáo Đường Nhuệ đe dọa tính mạng, đòi nợ, đập phá và lấy đi nhiều tài sản của công ty.
Cụ thể, ngày 12/6/2019, TAND tỉnh Thái Bình đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Lẫm 14 năm tù, Phạm Thị Quyết 13 năm tù về tội danh "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản"; cáo buộc vợ chồng ông đã gian dối, tạo ra việc bị nhóm người do Nguyễn Xuân Đường chỉ đạo chiếm giữ, hủy hoại trụ sở công ty hòng trốn tránh việc trả nợ, nhằm chiếm đoạt số tiền đã vay trước đó của một người khác cùng trú tại TP Thái Bình.

Tin mới