Xỉa răng cũng gây bệnh

(Kiến Thức) - Xỉa răng, chải răng, dùng chỉ nha khoa không đúng cách... mang đến không ít nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ răng miệng.

Chăm sóc răng miệng là việc thường ngày ai cũng làm, nhưng điều này lại có thể gây ra các bệnh về răng miệng và nướu. Theo các kết quả điều tra trên thế giới, chỉ có khoảng 30% dân số biết đánh răng đúng cách. Xỉa răng, chải răng, dùng chỉ nha khoa không đúng cách, không vệ sinh bàn chải đánh răng... là những nguyên nhân mang đến cho bạn không ít nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ răng miệng. 
Xỉa răng giúp vi khuẩn phát triển
ThS.BS Nguyễn Khoa Việt, Phòng khám Nha khoa Việt Hưng cho biết, người dân Việt Nam vẫn giữ thói quen xỉa răng sau khi ăn và cho rằng đó là cách làm sạch răng miệng. Tuy nhiên, đây là một thói quen xấu có hại cho răng, thậm chí dùng tăm không đúng kích cỡ có thể làm chảy máu chân răng, xô đẩy răng lâu dần khiến chân răng bị xô lệch. 
Đồng quan điểm, TS y khoa Richard H. Price, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng sẽ tốt hơn dùng tăm để xỉa răng. Theo ông, thói quen dùng tăm xỉa răng là nguyên nhân chính khiến kẽ răng bị rộng hơn, thức ăn sẽ dễ bị lưu giữ lại đó, tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm nướu... Các bệnh về răng tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế đó lại là nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với rất nhiều chứng bệnh về tim mạch, huyết áp, cũng như nguy cơ ung thư cao hơn bình thường. 
Đánh răng đủ lâu
Nhiều người cho rằng, đánh răng nhiều cũng không tốt và việc đánh răng 2 lần/ngày vào lúc vừa ngủ dậy và trước khi đi ngủ là đủ. Thực tế, đánh răng 2 lần vào sáng và tối chỉ làm sạch vi khuẩn bám ở răng chứ không thể làm sạch được răng sau mỗi lần ăn uống. 
Các chuyên gia khuyên rằng, tốt nhất là nên đánh răng 3 lần sau mỗi bữa ăn chính và thời gian chải răng cần đủ lâu để làm sạch các cặn thức ăn và mảng bám. Thời gian hợp lý là từ 2 - 3 phút và không nên quá tập trung vào răng cửa mà nên chia hàm răng thành 4 phần, mỗi phần chải ít nhất 30 giây. Nhiều người cho rằng, cần chải răng thật mạnh để làm sạch răng, nhưng điều đó không quan trọng bằng việc chải kỹ càng các góc, thậm chí chà răng quá mạnh cũng góp phần làm hại lớp men răng.  
ThS.BS Nguyễn Khoa Việt cho hay, việc đánh răng bao nhiêu lần thực tế không quan trọng bằng việc phải đánh răng đúng cách. Thói quen chải răng của nhiều người không làm sạch được các kẽ răng, mà còn làm hỏng lớp men răng bên ngoài. Tốt nhất là chải răng theo chiều dọc để bàn chải đánh răng có thể len lỏi được vào hết các kẽ răng và lùa sạch thức ăn thừa còn bám sâu trong đó. Việc đánh răng cũng không nên thực hiện ngay sau khi ăn, mà nên sau ăn khoảng 10 phút. Lý do là vì khi đó các chất enzym có trong nước bọt sẽ giúp phân hủy bớt và các mảng bám hữu cơ bám ở răng, khi đó việc đánh răng sẽ hiệu quả.
Thói quen dùng tăm xỉa răng là nguyên nhân chính khiến kẽ răng bị rộng hơn.
Thói quen dùng tăm xỉa răng là nguyên nhân chính khiến kẽ răng bị rộng hơn. 
Đừng biến bàn chải thành ổ vi khuẩn
Theo các chuyên gia nha khoa, vi khuẩn có thể sản sinh trong bàn chải bẩn và thâm nhập vào cơ thể khi bạn dùng lại. Vì vậy, hãy rửa sạch bàn chải sau đánh răng, tốt nhất hằng tuần nên ngâm bàn chải trong nước muối nóng. Việc này có thể làm bàn chải mau hỏng nhưng chắc chắn bạn sẽ muốn loại bỏ vi khuẩn bám trong các kẽ bàn chải hơn là dùng mãi một chiếc bàn chải cáu bẩn. 
Các chuyên gia cũng khuyên, nên để bàn chải khô hẳn mới sử dụng. Khi dùng xong nên dựng đứng bàn chải để nước có thể róc khô, tránh ẩm ướt ở lông bàn chải. Hầu hết, mọi người thường để bàn chải đánh răng trong phòng tắm. Trong khi đó, nhà tắm thường kết hợp luôn với bệ toilet. Đây thực sự là cơ hội tốt để các loại vi khuẩn, vi trùng, vi sinh vật trong nhà vệ sinh bám vào bàn chải. Vì vậy, bạn nên chọn nơi để bàn chải hợp lý, cao và cách xa bệ vệ sinh ít nhất là 2m, hoặc nên dùng loại có nắp đậy. Các hộp đựng bàn chải có chức năng sấy và tiệt trùng bằng tia cực tím là một gợi ý hữu ích.  
Trước khi lấy kem đánh răng, cần rửa sạch bàn chải dưới vòi nước ít nhất trong 1 - 2 phút. Thay bàn chải khi màu lông bàn chải mờ dần đi hoặc sau mỗi 3 tháng sử dụng dù trông nó vẫn còn mới. 
ThS.BS Nguyễn Khoa Việt

Tăm xỉa răng nằm trong bàng quang một phụ nữ

Ngày 25/2, bác sĩ Lê Quang Dũng, Trưởng khoa Ngoại niệu, Bệnh viện đa khoa TƯ Cần Thơ cho biết, nơi đây vừa nội soi gắp thành công cây tăm xỉa răng có đầu nhọn, dài khoảng 4cm trong bàng quang của bệnh nhân T.T.Đ (51 tuổi, ngụ xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ).

Hôm 22/2, bà Đ. vào bệnh viện khám với triệu chứng bị tiểu buốt, được chẩn đoán có dị vật trong bàng quang. Theo lời bà Đ., trước đó 3 ngày các cháu của bà đùa giỡn, bỏ tăm xỉa răng lên chiếc võng trước nhà; sau đó vì vô ý, bà đã nằm lên và bị cây tăm đâm thủng, chui lọt vào bàng quang (?!).

Cho trẻ xỉa tăm, có ngày chết hóc

- Cháu Nguyễn Thu Trang (3 tuổi) suýt hóc tăm. Nguyên nhân được biết, cháu hay bắt chước người lớn xỉa răng.

5 cách phá thai đáng sợ

(Kiến Thức) - Những cách phá thai này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là gây vô sinh.

Phá thai bằng rau. Phá thai bằng rau cũng đang được truyền miệng khá phổ biến và được các cô gái không may “dính” bầu ngoài ý muốn xem là một phương pháp an toàn để “giải quyết” vấn đề. Người ta thường dùng rau ngót giã sống hoặc xay lấy nước rồi uống, hoặc là ăn các loại rau thơm như rau răm với mức độ nhiều và thường xuyên.
Phá thai bằng rau. Phá thai bằng rau cũng đang được truyền miệng khá phổ biến và được các cô gái không may “dính” bầu ngoài ý muốn xem là một phương pháp an toàn để “giải quyết” vấn đề. Người ta thường dùng rau ngót giã sống hoặc xay lấy nước rồi uống, hoặc là ăn các loại rau thơm như rau răm với mức độ nhiều và thường xuyên.