Xiaomi - “Apple Trung Quốc” và tham vọng bành trướng toàn cầu

Với mục tiêu 100 triệu smartphone bán ra trong năm nay, Xiaomi đang không ngừng mở rộng thị trường bằng các smartphone giá “rẻ” hơn nhiều so với các đối thủ.

Tham vọng mở rộng thị trường
Nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đã có hơn 6 tháng để cố gắng đạt được mục tiêu bán được 100 triệu smartphone trong năm 2015. Hôm qua (1/7), Xiaomi công bố rằng, họ đã bán được 34,7 triệu smartphone trong nửa đầu năm 2015, tăng 33% so với năm ngoái.
Mặc dù cũng chịu tác động bởi sự suy giảm tại thị trường Trung Quốc nhưng doanh số bán hàng của công ty được gia tăng nhờ các thị trường mới như Ấn Độ và Indonesia, cho dù Xiaomi từ chối cung cấp phân tích về doanh số bán hàng của họ.
CEO của Xiaomi Lei Jun cho biết, năm ngoái, công ty lên kế hoạch bán 100 triệu smartphone trong năm 2015 và hiện tại mới chỉ bán được 35 triệu chiếc, chưa được một nửa so với con số dự kiến ban đầu nhưng công ty đang tiếp tục mở rộng phân phối sản phẩm của hãng ra thêm các thị trường mới, chẳng hạn như Brazil.
Brazil là thị trường đầu tiên được thương hiệu smartphone Xiaomi thâm nhập bên ngoài thị trường Châu Á và nhận được sự hưởng ứng của những fan địa phương. Xiaomi đã phải tổ chức sự kiện ra mắt lần thứ hai ngay sau khi lần ra mắt đầu tiên đã quá đông fan tham dự và đã có hàng trăm người bị mắc kẹt bên ngoài nhà hát ở Sao Paolo – nơi Xiaomi tổ chức sự kiện.
“Đó là một trong những ngày điên rồ nhất của cuộc đời tôi”, Hugo Barra người đứng đầu mảng kinh doanh quốc tế của Xiaomi cho biết trong cuộc phỏng vấn với Cnet ngay sau sự kiện.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Chiến lược của Xiaomi nhắm tới các thị trường đang nổi (tránh thị trường Mỹ và Châu Âu) với các điện thoại giá rẻ như Xiaomi Redmi 2 đến nay đã chứng minh được sự thành công.
“Trước đây, khoảng 90% sản lượng của Xiaomi bán tại Trung Quốc, tiếp theo là Ấn Độ với khoảng cách doanh số khá xa. Chắc chắn Mỹ và Tây Âu là các thị trường quan trọng nhưng xét về số lượng, mỗi một thị trường smartphone đó chỉ chiếm khoảng 10% thị trường toàn cầu hiện nay. Mặt khác, Ấn Độ được dự kiến có sức tiêu thụ điện thoại còn lớn hơn Mỹ vào năm 2017”, Bryan Ma – Phó Chủ tịch của IDC Châu Á cho biết.
Nhưng công ty không chỉ tập trung vào thị trường bình dân, Xiaomi cũng chế tạo các thiết bị cao cấp như Mi Note và Mi 4i. Mức giá thấp hơn nhiều so với hầu hết các smartphone hàng đầu hiện nay.
Xiaomi cho biết, họ có thể cung cấp mức giá thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm cao cấp vì họ cắt giảm chủ yếu khâu trung gian và bán trực tiếp cho người sử dụng. Xiaomi cho biết, 70% doanh số bán smartphone của họ trực tiếp thu về từ trang Mi.com. Trong năm ngoái họ đã bán được 61 triệu điện thoại.
Đâu là điểm thâm nhập tiếp theo?
Tại thị trường quê nhà, Xiaomi phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ đồng hương. Điển hình nhất là Huawei và Lenovo- cả hai nhà sản xuất này đều nằm trong Top 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới và cũng là các thương hiệu Trung Quốc có thế lực lớn. Huawei cũng đã công bố smartphone hàng đầu - chiếc Honor 7 với giá rất “mềm” 323USD. Công ty cho biết tại một sự kiện riêng diễn ra ở Bắc Kinh, họ dự kiến bán 40 triệu dòng điện thoại Honor, gấp đôi so với cách đây 1 năm.
Tuy nhiên, Xiaomi không chỉ bán smartphone. Họ hợp tác với các nhà sản xuất nhỏ hơn và cung cấp các phụ kiện khác với giá thường rất cạnh tranh. Ngoài Redmi 2, Xiaomi sẽ bán các phụ kiện tại Brazil như dây đeo theo dõi tập thể dục Mi Band và sạc dự phòng Mi Power Bank – có dung lượng pin lên tới 10.400mAh.
Công ty không vội vàng để mở rộng ở Mỹ Latin vượt ra ngoài Braxil, Barra nói. Ông cũng lưu ý rằng, họ chỉ có 15 người quản lý hoạt động của Xiaomi tại khu vực này nhưng vẫn sẽ mở rộng sang các quốc gia lân cận khác.
Xiaomi có thể sẽ gắn bó với các thị trường đang nổi như Brazil nhiều hơn. Bởi vì tại các thị trường này, người tiêu dùng nhạy cảm về giá và nơi các sản phẩm của công ty cung cấp thực sự gây được tiếng vang. Trở lại Châu Á, Barra cũng nói tới việc tiếp cận thị trường Việt Nam và Thái Lan nhưng chưa tiết lộ chi tiết về kế hoạch này.
Xiaomi cũng đã nhúng chân vào thị trường phương Tây. Họ đã mở cửa hàng trực tuyến tại Mỹ hồi tháng 5 dù chỉ để bán các phụ kiện như tai nghe, thiết bị theo dõi tập thể dục và pin dự phòng. “Bước vào thị trường Mỹ, là một thách thức rất lớn đối với Xiaomi”, Barra nhận định.

Xiaomi là fan cuồng của Apple?

(Kiến Thức) - Trong sự kiện công bố Mi4, CEO Lei Jun của Xiaomi "nhái" phong cách Steve Jobs, từ cách trình làng cho đến kiểu dáng sản phẩm mới của Apple.

Xiaomi - một hãng điện thoại Trung Quốc - đã cho ra đời dòng điện thoại thông minh chất lượng cao và bán chúng với giá bằng một nửa iPhone hay Samsung Galaxy. Ngay khi dòng Mi4, smartphone với màn hình 5-inch sắc nét và thông số kỹ thuật mạnh mẽ, có thể mua với giá 320 USD (trên 6,7 triệu) ra mắt, nó được chú ý bởi mức giá khá "mềm".

Tuy nhiên, sự chú ý dành cho sản phẩm không kéo dài lâu. Bởi ngay lập tức báo chí phương Tây đã chỉ ra những điểm Xiaomi đang bắt chước Apple.

Thử nghiệm hiệu năng: Bphone "bóp chết" Sony Xperia Z4

Trong 3 bài thử nghiệm hiệu năng, Bphone với bộ vi xử lý Snapdragon 801 lõi tứ đã thắng áp đảo chiếc Xperia Z4 với chip Snapdragon 810 tám lõi tám.

Thu nghiem hieu nang: Bphone
 Cụ thể, cả Bphone và Xperia Z4 đều cùng trải qua 3 bài test tốc độ: khởi chạy cùng lúc 10 ứng dụng, khả năng quản lý đa nhiệm và tốc độ khởi chạy từng ứng dụng riêng biệt. Kết quả thử nghiệm hiệu năng Bphone khá bất ngờ khi Bphone dù có chip xử lý khiêm tốn hơn nhưng luôn tỏ ra lấn lướt chiếc Xperia Z4 đời mới của Sony.

Ảnh đập hộp tai nghe RHA T20 "sang chảnh" dành cho iPhone

Tai nghe HA T20 của Anh Quốc làm bằng vật liệu thép không gỉ, hệ thống bộ lọc có thể thay đổi và tuỳ chỉnh chất âm, công nghệ màng loa DualCoil.

Anh dap hop tai nghe RHA T20
 Mặt trước hộp đựng tai nghe RHA T20 tương tự như T10i.