Xót xa ba loài rùa ở Việt Nam cảnh báo nguy cơ tuyệt diệt

Ba loài rùa đặc hữu, nguy cấp phân bố tại Việt Nam đã được Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước về thương mại quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã (Cites) lần thứ 18 mới đây thông qua, đưa vào danh mục nguy cơ tuyệt diệt.

Xót xa ba loài rùa ở Việt Nam cảnh báo nguy cơ tuyệt diệt
Xot xa ba loai rua o Viet Nam canh bao nguy co tuyet diet
Rùa hộp bua-rê (tên khoa học là Coura bourreti) có nguy cơ tuyệt diệt 
Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, Hội nghị các quốc gia thành viên Cites lần thứ 18 được tổ chức tại Geneva, Thuỵ Sỹ (từ ngày 16 đến 28/8) với sự tham dự của 167 quốc gia thành viên. Hội nghị xem xét, thảo luận, quyết định 107 chương trình nghị sự nhằm tăng cường bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã trên thế giới.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, tại Hội nghị lần này, Việt Nam đã đề xuất đưa ba loài rùa đặc hữu, nguy cấp phân bố tại Việt Nam từ Phụ lục II lên Phụ lục I (những loại bị đe dọa tuyệt diệt).
Theo đó, ba loài lùa Việt Nam đề xuất là: Rùa hộp Việt Nam (tên khoa học là Coura picturata), Rùa Trung Bộ (tên khoa học là Mauremys annamensis), và Rùa hộp bua-rê (tên khoa học là Coura bourreti). Tất cả các đề xuất của Việt Nam đều nhận được đồng thuận cao từ tất cả các nước thành viên.
Ba loài này có tên trong Danh mục đỏ của Sách đỏ - IUCN 2018 ở mức cực kỳ nguy cấp (CR). Rùa hộp Việt Nam và rùa Trung bộ chỉ phân bố tại Việt Nam, trong khi rùa bua-rê có phân bố ở Việt Nam và miền Trung Lào.
Mối đe doạ chính với cả ba loài rùa này là nạn săn bắt trộm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường buôn bán quốc tế các loài sinh vật cảnh, làm thực phẩm và môi trường sống bị suy giảm.
Ngoài ra, theo Tổng cục Lâm nghiệp, Việt Nam cũng phối hợp với Liên minh Châu Âu và Trung Quốc đưa 13 loài thạch sùng mí thuộc giống Goniurosaura phân bố chủ yếu tại Việt Nam và Trung Quốc vào Phụ lục II CITES (những loài có thể dẫn đến bị đe dọa tuyệt diệt).
Trong đó, có ba loài đặc hữu tại Việt Nam là Thạch sùng mí Cát Bà (Goniurosaura catbanensis), Thạch sùng mí Hữu liên (Goniurosaura huulienensis) và Thạch sùng mí lichtenfer (Goniurosaura lichtenfelderi ).
Đề xuất được các nước thành viên đồng thuận cao mà không cần tiến hành bỏ phiếu. Theo Danh lục đỏ của IUCN, các loài này này đều nằm ở các nhóm nguy cấp (EN) hoặc sắp nguy cấp (VU).
Cùng đó, 13 loài cá cóc châu Á giống Paramesotriton phân bố chủ yếu tại Việt Nam và Trung Quốc (gồm một loài cá cóc nổi tiếng tìm thấy lần đầu tại vườn quốc gia Tam Đảo- Cá cóc Tam đảo (Paramesotriton deloustali) cũng đã đạt được sự ủng hộ tuyệt đối của tất cả các nước thành viên và đã chính thức có tên trong phụ lục II.
Tổng cục Lâm nghiệp cũng cho biết, có 25 loài Cá cóc sần cũng đã được bổ sung vào phụ lục II. Những loài này phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và Trung Quốc, trong đó có một loài cá cóc sần việt nam (Tylototriton vietnamensis) là loài đặc hữu tại Việt Nam.
Mối đe doạ chính đối với cá cóc sần là nhu cầu thị trường tại các nước thuộc liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng cao làm sinh vật cảnh cũng như sinh cảnh bị suy giảm.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, việc đưa các loài trên vào Phụ lục CITES nhằm đồng bộ hoá pháp luật trong nước và Luật pháp quốc tế. Các loài trên đã được Chính phủ đưa vào Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/3/2019.

Kỳ dị loài rùa bị đứt đầu vẫn sống "nhăn răng"...

(Kiến Thức) - Rùa đớp có tên khoa học là Chelydra serpentina, là một trong những động vật kỳ dị nhất trên thế giới khi bị đứt đầu vẫn sống "nhăn răng" nhiều giờ đồng hồ. Kỳ dị hơn, món ăn của chúng là những xác chết trôi nổi.
 

Kỳ dị loài rùa bị đứt đầu vẫn sống "nhăn răng"...
Rùa đớp phân bố ở đông nam Canada, miền đông Nova Scotia và Florida. Ảnh Flickr.
 Rùa đớp phân bố ở đông nam Canada, miền đông Nova Scotia và Florida. Ảnh Flickr.
Đặc biệt, khi đầu lìa khỏi thân, rùa đớp vẫn có thể tiếp tục cắn hoặc đớp khi bị chạm phải suốt nhiều giờ đồng hồ sau đó. Ảnh Flickr.

Đặc biệt, khi đầu lìa khỏi thân, rùa đớp vẫn có thể tiếp tục cắn hoặc đớp khi bị chạm phải suốt nhiều giờ đồng hồ sau đó. Ảnh Flickr. 

Kinh dị hơn, một trong những “món ăn” của rùa đớp chính là những xác chết trôi nổi trên sông Hằng. Ảnh amc-nh.
 Kinh dị hơn, một trong những “món ăn” của rùa đớp chính là những xác chết trôi nổi trên sông Hằng. Ảnh amc-nh.
Rùa đớp là loài động vật nổi tiếng là nóng tính và hung dữ. Ảnh ytimg.
 Rùa đớp là loài động vật nổi tiếng là nóng tính và hung dữ. Ảnh ytimg.
Rùa đớp thích những vùng nước cạn nhưng chúng có khả năng lặn sâu tới 2m - 3m. Ảnh Wikimedia.
 Rùa đớp thích những vùng nước cạn nhưng chúng có khả năng lặn sâu tới 2m - 3m. Ảnh Wikimedia.
Rùa đớp cái có thể thực hiện các chuyến di cư để tìm địa điểm thích hợp làm tổ và đẻ trứng. Chuyến di cư dài nhất từng được ghi nhận của rùa đớp là 16km. Ảnh World Chelonian Trust.
 Rùa đớp cái có thể thực hiện các chuyến di cư để tìm địa điểm thích hợp làm tổ và đẻ trứng. Chuyến di cư dài nhất từng được ghi nhận của rùa đớp là 16km. Ảnh World Chelonian Trust.
Trứng rùa đớp sẽ nở trong 3 tuần. Ảnh Jeff Pippen.
 Trứng rùa đớp sẽ nở trong 3 tuần. Ảnh Jeff Pippen.

Mời quý vị xem video: Những động vật nguy hiểm nhất vùng rừng Amazon

Loài rùa đầu to biết trèo cây, lạ nhất TG trong sách đỏ VN

(Kiến Thức) - Rùa đầu to là một trong những loài rùa lạ nhất thế giới với đặc điểm đặc trưng là chiếc đầu có kích thước rất lớn. Ở nước ta, rùa đầu to phân bố ở Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An...

Loài rùa đầu to biết trèo cây, lạ nhất TG trong sách đỏ VN
Loai rua dau to biet treo cay, la nhat TG trong sach do VN
 Rùa đầu to sinh sống ở khu vực Đông Nam Á như như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma, Campuchia. Ngoài ra, loài rùa này còn được tìm thấy ở Trung Quốc. Ảnh khoahoc.
Loai rua dau to biet treo cay, la nhat TG trong sach do VN-Hinh-2
 Rùa đầu to có chiếc mai màu nâu và khá mượt, trơn. Chúng không thể thụt đầu vào mai, thay vào đó đầu của nó được phủ bởi các mảnh sừng rất cứng để bảo vệ. Ảnh wikimedia.
Loai rua dau to biet treo cay, la nhat TG trong sach do VN-Hinh-3
 Rùa đầu to sống ở các khe suối trong rừng, nơi nước trong và chảy chậm. Lúc sẩm tối hoặc đêm xuống chúng mới đi kiếm ăn. Ảnh biosch.
Loai rua dau to biet treo cay, la nhat TG trong sach do VN-Hinh-4
 Động vật không xương sống, các loài thân mềm hoặc động vật giáp xác nhỏ là thức ăn của rùa đầu to. Ảnh Flickr.
Loai rua dau to biet treo cay, la nhat TG trong sach do VN-Hinh-5
 Rùa đầu to sinh sản vào mùa hè. Chúng biết trèo cây, trèo đồi khá tốt. Ảnh joelsartore.
Loai rua dau to biet treo cay, la nhat TG trong sach do VN-Hinh-6
 Rùa đầu to có tên trong Sách đỏ động vật Việt Nam. Số lượng loài rùa này đang suy giảm nghiêm trọng do rừng nguyên sinh mất dần và do bị săn bắt quá nhiều. Ảnh edgeofexistence.
Loai rua dau to biet treo cay, la nhat TG trong sach do VN-Hinh-7
 Ở nước ta, rùa đầu to phân bố ở Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Kontum, Gia Lai...Ảnh theonlinezoo.

Mời quý vị xem video: Động vật sơ sinh đáng yêu

Phát hiện xác "cụ rùa" quý hiếm 100 tuổi trôi dạt vào bờ biển Anh

Người dân địa phương không khỏi ngạc nhiên khi phát hiện xác một con rùa biển khổng lồ với hình dáng kỳ lạ xuất hiện ở một bờ biển tại Anh.

Phát hiện xác "cụ rùa" quý hiếm 100 tuổi trôi dạt vào bờ biển Anh
Richard Pears và James Mustoe cùng 2 người con của họ Barnaby và Reuben đang trở về sau chuyến dã ngoại ngoài khơi bờ biển Polkerris ở Cornwall, Vương quốc Anh thì bất ngờ phát hiện một thứ gì đó đang trôi nổi trên mặt biển.

Tin mới