Xót xa số phận máy bay Tu-160 bị xẻ thịt ở Ukraine trong quá khứ
(Kiến Thức) - Cách đây hơn 20 năm, dàn máy bay chiến lược Tu-160 của Ukraine đã rơi vào cảnh hiểm nghèo và suýt nữa đã bị rã bán sắt vụn hoàn toàn nếu không được Nga may mắn cứu vớt.
Trần Trân
Xem toàn bộ ảnh
Ngay sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine đã sở hữu tới 19 chiếc Tu-160 trong lãnh thổ của quốc gia này. So với tổng cộng 44 chiếc Tu-160 được Liên Xô sản xuất trước đó, con số máy bay chiến lược Tu-160 mà Ukraine sở hữu rõ ràng là quá lớn. Nguồn ảnh: Sina.
Trong giai đoạn từ năm 1993 tới năm 1996, phía Nga đã nhiều lần kiểm tra dàn máy bay ném bom Tu-160 thuộc sở hữu của Ukraine và cho rằng tất cả đều nằm trong điều kiện tốt. Tuy nhiên cái giá mà Ukraine đưa ra cho việc mua lại toàn bộ 19 chiếc oanh tạc cơ này lên tới 3 tỷ USD và không được Nga chấp thuận. Nguồn ảnh: Sina.
Ukraine sau đó đã thực hiện chương trình hợp tác với Mỹ và NATO, theo chương trình mang tên Nunn-Lugar, phía Ukraine sẽ dần dần phá hủy toàn bộ 44 chiếc Tu-160 và Tu-95 của mình do đây là loại vũ khí được đánh giá "có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho NATO". Nguồn ảnh: Sina.
Tháng 11/1998, chiếc Tu-160 đầu tiên của Ukraine đã bị mang ra "xẻ thịt" theo đúng nghĩa đen, toàn bộ công nghệ trên chiếc Tu-160 khi này đã bị lộ, người thực hiện việc "xẻ thịt" máy bay Tu-160 lại là một nhà thầu tư nhân tới từ Mỹ, được Washington chỉ định đích danh. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, vào tháng tư năm 1999, sau khi NATO đánh bom Nam Tư, Nga đã quay trở lại bàn đàm phán với Ukraine để mua lại chín chiếc Tu-160 cùng với ba máy bay ném bom Tu-95MS, tất cả đều là lô hàng cuối cùng của Liên Xô, được sản xuất năm 1991. Nguồn ảnh: Sina.
Không rõ Moscow đã thỏa thuận với Ukraine ra sao, tuy nhiên toàn bộ mười một chiếc máy bay bao gồm hai loại oanh tạc cơ hiện đại bậc nhất thế giới, kèm theo 575 tên lửa hành trình Kh-55SM đã được Ukraine đồng ý bán cho Nga với giá rẻ mạt chỉ 285 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.
Đây có thể coi là khoản hợp đồng mua vũ khí rẻ nhất tới nay khi chỉ chi ra chưa tới 300 triệu USD, Nga đã sở hữu được dàn oanh tạc cơ mạnh nhất nhì châu Âu thời điểm đó, đủ để tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Chưa hết, thậm chí Nga còn không phải chi ra một đồng nào để mua dàn máy bay này về nước, khoản tiền 285 triệu USD theo hợp đồng Moscow ký với Kiev sẽ được... trừ vào khoản nợ mua khí đốt của Ukraine những năm trước đó. Nguồn ảnh: Sina.
Trong thời gian từ năm 1999 tới năm 2001, các chuyên gia, thợ máy và phi công Nga đã liên tục có mặt ở sân bay Pryluky của Ukraine để lần lượt đưa từng chiếc oanh tạc cơ chiến lược về nước. Nguồn ảnh: Sina.
Những chiếc máy bay Tu-160 còn lại của Liên Xô bị kẹt ở Ukraine sau khi liên bang Xô Viết tan rã đã bị phá hủy dần và bán sắt vụn trong những năm sau đó. Ukraine hiện chỉ còn giữ lại duy nhất một chiếc Tu-160 đặt trong Bảo tàng Không quân Chiến lược Tầm xa Poltava. Nguồn ảnh: Sina.
Về phía Nga, nước này đã sở hữu 17 máy bay ném bom Tu-160 cho tới khi mở lại dây chuyền lắp ráp loại oanh tạc cơ này. Cuối năm 2018, Nga đã cho ra lò chiếc Tu-160M2 cải tiến đầu tiên và dự kiến toàn bộ những chiếc Tu-160 cũ sẽ được nâng cấp lên chuẩn M2 trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.
Sức mạnh của dàn oanh tạc cơ Tu-160 trong biên chế lực lượng Không quân Vũ trụ Nga.