Xót xa vải rẻ như rau

(Kiến Thức) - Giờ đang mùa vải. Trên trời dưới vải. Ngoài đường, ngoài chợ đỏ rực những vải là vải. Lắm chỗ có cả xe tải chở vải bán ngay tại chỗ.

Xót xa vải rẻ như rau
 
Mà rẻ thôi là rẻ, chỉ 10.000 - 12.000đ/kg, đến chiều tối thì chỉ còn 8.000đ. Rẻ đến nỗi đâm ái ngại cho người bán, không nỡ mặc cả, lại còn hô hào nhau mua vài ba cân cho người ta đỡ vất vả. 
Vậy mà có những người vẫn cố kỳ kèo mặc cả. Giá ghi là 10.000 thì họ phải mặc cả xuống 6.000 -  7.000đ. Biết là chẳng giàu nghèo gì một vài ngàn đồng này, nhưng sao mà họ hớn hở đến thế, gặp ai cũng khoe mình mua được với giá rẻ nhất chợ, trong khi vẫn chép miệng than thở thương cho người trồng vải, bán vải. Trong niềm vui ấy tôi thấy có cái gì đó thật ích kỷ và độc ác. 
Bởi vì, hãy nhìn những người nông dân vất vả cả năm với nắng mưa, phân gio... cả một năm mới có một mùa thu hoạch, mà giá rẻ như bèo thế này là lỗ vốn. Nhiều nhà còn bỏ thu hoạch vì công thuê người hái, thuê xe chở đi bán còn nhiều hơn. Năm ngoái một người quen còn nhắn nhà tôi lên mà chở vải vì nếu không thì nhà anh cũng để rụng, chả buồn thu hoạch nữa. Có nhà đã chặt cây. Vậy thì khi ăn quả vải mọng nước, ngọt ngào này, hãy nghĩ tới mồ hôi, công sức của những người đã đổ ra để có một mùa trĩu quả. Tại sao bạn có thể sẵn sàng bỏ ra cả triệu bạc để mua hoa quả ngoại nhập, trong khi lại nỡ mặc cả bớt đi vài ngàn để mua quả vải?
Hãy nhìn khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi, quắt queo vì nắng, chằng chịt những lo âu, hãy nhìn những đôi mắt mệt mỏi vì thiếu ngủ, vì lo toan, hãy nhìn những đôi tay đen đủi, nứt nẻ của những người phụ nữ bán hàng kia. Cả một ngày ngược xuôi ngoài chợ, dậy từ 3 - 4h sáng, cả ngày phơi mặt ngoài chợ đến tận xẩm tối, một xe đầy vải, mà giá rẻ thế này thì lời lãi chỉ được vài chục ngàn. Vậy thì nỡ lòng nào lại còn mặc cả để bớt đi của họ chút tiền lãi còm cõi đến thế.
Bạn có thể sung sướng vì mua được rẻ được vài ngàn đồng, nhưng niềm vui ấy ngắn lắm, chỉ đủ để đem khoe. Nhưng hãy nghĩ, vài ngàn đồng ấy sẽ là nguồn động viên đối với những người bán hàng, những người trồng cây để họ đừng nản mà bỏ cây, bỏ quả. Niềm vui ấy chắc chắn sẽ bền lâu hơn.

Niềm vui chẳng được bao lâu

(Kiến Thức) - Cô bé mới đi học buổi đầu tiên nên rất háo hức.

Niềm vui chẳng được bao lâu
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đến trường tập trung, nhận lớp, nhận cô... mà trên đường về cứ ríu rít như con chim non, hết kể chuyện lớp, chuyện bạn mới quen, chuyện xếp hàng tập khai giảng, lại đến chuyện cô giáo rất trẻ, rất xinh... Đôi mắt bé long lanh, cả gương mặt sáng bừng lên niềm vui, nhìn thật đáng yêu. 

Làm người tử tế thật là khó

(Kiến Thức) - Việc đơn giản là cúi xuống nhặt vỏ hộp sữa mà mình nhìn thấy cũng khiến tôi phải đắn đo, suy tính và ngụy biện đủ thứ, nói gì đến những việc khó khăn, gian khổ khác.

Làm người tử tế thật là khó
 
Đêm qua mưa nên sáng ra đường phố sạch sẽ, tinh khôi. Mưa đã cuốn đi mọi bụi bặm trên những mái nhà, cây cối và những con đường. Cả một không gian mát lạnh và trong lành khiến ai cũng thấy sảng khoái, phấn chấn khi bước ra đường. Bất chợt tôi nhìn thấy phía trước một cái vỏ hộp sữa mà chắc đứa trẻ nào đó vội đến trường, ngồi sau xe mẹ ăn bữa sáng xong liền vứt ngay ra đấy. Thấy thật khó chịu, niềm vui về sự sạch sẽ của đường phố đã bị vẩn đục. 

Đắng lòng “trai vẫy” vật lộn mưu sinh giữa lòng Thủ đô

(Kiến Thức) - Các trai trẻ làm nghề "vẫy khách" ở các quán nhậu không chỉ đơn thuần làm mỗi việc kéo khách vào quán, mà đôi lúc khách say còn phải đưa khách về tận nhà. 

Đắng lòng “trai vẫy” vật lộn mưu sinh giữa lòng Thủ đô
Đứng đường vẫy khách lương... 2 triệu đồng
Vào những ngày tháng 6 nóng như thiêu đốt, ở một số tuyến đường trên địa bàn Thủ đô như đường số 1 Trần Thái Tông, phường Dịch Vọng, đường Lê Đức Thọ và Lê Đức Thọ kéo dài (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội)... cứ chiều hàng ngày là có rất nhiều nam thanh niên độ tuổi từ 18 - 20 đứng hẳn ra lòng đường vẫy khách.

Tin mới