Xử phạt vi phạm nồng độ cồn: “Quan” cũng như dân!

 Chuyện “luật cho dân, lệ cho quan” khá phổ biến ở mọi lĩnh vực trong xã hội ngày nay. Và người dân lo lắng việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn cũng không ngoại lệ.
 

Sau hơn 20 ngày ra quân triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu biaNghị định 100 của Chính phủ, số vụ tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, ý thức chấp hành pháp luật giao thông nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, vấn đề dư luận quan tâm ở đây đó là câu chuyện xử phạt giữa dân và “quan”.

Theo đó, thời gian qua các bộ, ngành, địa phương đã đồng loạt triển khai các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng người đã sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nhờ đó, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đã có chuyển biến rất tích cực, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông được nâng lên, tai nạn giao thông đã giảm nhiều.

Cách đây vài ngày (chiều 16/1), Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia đã tổ chức buổi họp báo về triển khai Luật phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100/2019. Thông tin tại cuộc họp báo, Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, sau 15 ngày triển khai Nghị định 100/2019, số vụ TNGT đã giảm sâu. Cả nước có gần 6.300 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền hơn 21 tỉ đồng.

Cũng trong buổi họp báo, đại diện Bệnh viện Việt Đức cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện có nồng độ cồn tại bệnh viện này giảm khoảng 10%. Đây là kết quả đáng mừng, không chỉ giúp giảm tải cho ngành Y tế mà còn giúp người dân tham gia giao thông an toàn hơn.

Xu phat vi pham nong do con: “Quan” cung nhu dan!
 
Dĩ nhiên, chưa phải là con số quá lớn, nhưng đó lại là những con số “biết nói”. Bởi, cứ thời điểm gần Tết Nguyên đán, tỷ lệ tai nạn giao thông gây chết người rất cao (thường 20-30 người chết/ngày) và nguyên nhân phổ biến gây ra các các tai nạn đó là do người điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng bia, rượu gây ra.
Vấn đề ở chỗ, dư luận quan tâm đến câu chuyện “luật cho dân, lệ cho quan” – chuyện khá phổ biến ở mọi lĩnh vực trong xã hội ngày nay. Và việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn cũng không ngoại lệ.
Thực tế, đã có những giọt nước mắt của dân thường khi chỉ uống một ly bia lại bị phạt 7 triệu đồng, ngược lại cũng không ít trường hợp là cán bộ khi bị “tuýt còi” lại tỏ ra xin xỏ.
Tại Quảng Bình, có trường hợp dù thừa nhận mình đã uống rượu bia trước khi lái xe nhưng một Phó phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Ba Đồn vẫn ra sức xin xỏ và không chịu hợp tác khi kiểm tra nồng độ cồn.
Tại Hà Tĩnh, ngày 14/1, khi đội CSGT Công an huyện Nghi Xuân ra hiệu dừng ôtô biển xanh 38A-0729 để kiểm tra nồng độ cồn. Lúc này, tài xế liên tục nháy đèn rồi phóng xe qua chốt. Ông Phan Tấn Linh - Bí thư huyện ủy Nghi Xuân cho biết, tài xế chở ông về sau khi dự một chương trình văn nghệ. “Chắc do tài xế nghĩ xe biển xanh nên không phải dừng kiểm tra”..v..v.
Có lẽ, những trường hợp “xin xỏ” đó vẫn tự cho mình cái quyền là cán bộ của cơ quan này, công chức của cơ quan nọ. Và với cái mác “người nhà nước”, người ta nghĩ lực lượng CSGT sẽ bỏ qua, châm trước.
Xin nhắc lại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ thị về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng thực hiện nghiêm: “Đã uống rượu, bia - không lái xe”; Trong đó cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải nêu gương hành động.
Thủ tướng yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm minh, không nể nang, không có vùng cấm đối với các hành vi vi phạm. Tuyệt đối không can thiệp hoặc để xảy ra việc can thiệp làm sai lệch kết quả xử lý vi phạm, dẫn đến các hành vi tiêu cực trong thực thi công vụ.
Đáng chú ý, trong dịp cao điểm Tết Canh Tý và các lễ hội Xuân, vấn đề sử dụng bia rượu càng nhức nhối. Nên chỉ thị đanh thép của Thủ tướng về việc xử lý vi phạm nồng độ cồn, trong đó không có vùng cấm, “quan” cũng phải xử lý như dân.
Những quy định pháp luật hiện hành này đang nhận được sự quan tâm, đồng tình, ủng hộ của nhân dân cả nước, điều đó cho thấy nó phù hợp với thực tiễn, đi vào cuộc sống.
Do đó, đây là lúc chúng ta cùng kỳ vọng người thực thi pháp luật sẽ công tâm, khách quan, như thế mới góp phần giúp người dân thay đổi thói quen, dần hình thành văn hoá sử dụng rượu, bia lành mạnh, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông.

Video: "Tuyệt chiêu" tránh vi phạm nồng độ cồn khi lái xe có thực sự hữu dụng?

Hiện nay, trên mạng xã hội đang lan tràn rất nhiều cách để tránh vi phạm nồng độ cồn khi lái xe, vậy kết quả thực nghiệm thực tế như thế nào?

Mời quý độc giả xem video "Tuyệt chiêu" tránh vi phạm nồng độ cồn khi lái xe có thực sự hữu dụng?

Xử phạt nhiều "ma men" vừa nhậu đã lái xe ở Hà Nội

Ngày 17/4, tổ tuần tra của CSGT Hà Nội kiểm tra, phát hiện hàng loạt tài xế vừa nhậu đã lái xe tham gia giao thông trên nhiều tuyến phố thuộc quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).

Xu phat nhieu
 Tiếp tục thực hiện kế hoạch xử lý vi phạm nồng độ cồn tại các trung tâm dịch vụ ăn uống, ngày 17/5, tổ tuần tra Đội CSGT số 4 kiểm tra hàng loạt các tuyến phố thuộc quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Trọng tâm tại các khu nhà hàng ăn uống trên phố Yec-Xanh, Nguyễn Huy Tự, Tăng Bạt Hổ, Lò Đúc...

Tin mới