Xử vụ vỡ ống nước sông Đà: Nguyên Phó Chủ tịch TP Hà Nội khai gì?

Theo nguyên Phó Chủ tịch TP Hà Nội Phí Thái Bình, việc vỡ đường ống nước Sông Đà do nhiều nguyên nhân khách quan, không phải do việc phê duyệt dự án, không thuộc trách nhiệm của HĐQT Vinaconex.

Xử vụ vỡ ống nước sông Đà: Nguyên Phó Chủ tịch TP Hà Nội khai gì?
Sáng 6/3, TAND TP Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi với 9 bị cáo và người liên quan, giám định viên… trong vụ án 18 lần vỡ đường ống nước Sông Đà – Hà Nội.
Trước đó, từ tháng 2/2012 đến tháng 10/2016, tuyến ống của hệ thống cấp nước Sông Đà đã bị vỡ 18 lần với 23 cây ống composite cốt sợi thủy tinh bị hỏng. Các sự cố khiến đơn vị khai thác phải chi hơn 16,6 tỷ đồng khắc phục hậu quả; làm 177.000 hộ dân bị mất nước sinh hoạt trong 386 giờ với lưu lượng nước bị ngừng trệ hơn 1,7 triệu m3...
Từ đó, 9 bị cáo thuộc các đơn vị sản xuất, lắp đặt đường ống và tư vấn giám sát dự án bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điểm b, Khoản 2 điều 229 BLHS với khung hình phạt tù từ 3 đến 10 năm.
Theo giám định, tuyến ống bị vỡ liên tục có nguyên nhân chính vì ống được sản xuất không đồng đều, không đạt chỉ tiêu độ cứng vòng... Tại tòa, giám định viên tái khẳng định nhà thầu thi công hệ thống ống dẫn nước chưa kiểm tra chất lượng ống, thử nghiệm độ bền dài hạn của ống, có 40 đoạn ống khuyết tật nhưng vẫn được thi công….
Đơn vị giám định đã lấy một đoạn ống tại hiện trường để kiểm tra và thấy không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, trên biên bản, hồ sơ lưu trữ không thấy nhà thầu có ghi nhận để khắc phục. Theo quy định, sau khi lắp đặt ống nhà thầu phải thử lắp đặt tĩnh nhưng do áp lực thi công nên nhà thầu và ban quản lý đã cho lắp đặt toàn bộ tuyến ống.
Các bị cáo trong vụ án.
 Các bị cáo trong vụ án.
Trong vụ án, CQĐT từng khởi tố bị can với các thành viên HĐQT Vinaconex gồm các ông Phí Thái Bình - nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Nguyễn Văn Tuân - nguyên Ủy viên HĐQT kiêm TGĐ và các Ủy viên HĐQT là ông Hoàng Hợp Thương, Vũ Đình Chầm, Tô Ngọc Thành và 2 người có trách nhiệm tham mưu, đề xuất là ông Lại Văn Bích - Giám đốc Ban quản lý dự án; Nguyễn Đức Lưu - Trưởng phòng Đầu tư Vinaconex.
Sau đó, VKSND Tối cao đã ra quyết định hủy bỏ các quyết định khởi tố nói trên vì cho rằng hành vi của họ không đủ yếu tố cấu thành tội “Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Được triệu tập đến tòa với tư cách là người liên quan nhưng ông Phí Thái Bình có đơn xin vắng mặt vì lâm bệnh. Vì vậy chủ tọa phiên tòa đã công bố lời khai của nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Lời khai của ông Bình thể hiện, dự án nước sạch Sông Đà xuất phát từ tâm huyết khắc phục tình trạng thiếu nước của nhân dân thủ đô; là dự án tiên phong đi đầu phong trào xã hội hóa, giải quyết nước sạch, đồng thời sử dụng công nghệ mới áp dụng vào dự án.
Dự án có tổng kinh phí là 1.450 tỷ đồng, gồm các nguồn vốn vay của ngân hàng (896 tỷ đồng và hơn 13,6 triệu USD), vốn tự có và vốn khác, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Ông Bình khai, về hiệu quả, giai đoạn 1 của dự án đã cung cấp hơn 500 triệu m3 nước (tương đương 30%) cho người dân thủ đô, góp phần khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nâng cao vệ sinh, sức khỏe cộng đồng.
Cũng theo ông Phí Thái Bình, việc vỡ đường ống nước Sông Đà do nhiều nguyên nhân khách quan, không phải do việc phê duyệt dự án, không thuộc trách nhiệm của HĐQT Vinaconex. Nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng khẳng định nhà máy được lựa chọn có đủ năng lực sản xuất ra ống phục vụ dự án...

Giám đốc Dự án đường ống nước sông Đà bị mất chức

(Kiến Thức) - Giám đốc Ban quản lý Dự án đường ống nước Sông Đà giai đoạn II, ông Bùi Minh Trường đã chính thức bị miễn nhiệm từ ngày 25/4.

Giám đốc Dự án đường ống nước sông Đà bị mất chức
Ngày 25/4, theo báo cáo của Công ty Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) lên Uỷ ban Chứng khoán về thay đổi nhân sự cao cấp trong công ty, Viwasupco đã chính thức có quyết định miễn nhiệm chức Giám đốc Ban quản lý Dự án đường ống nước Sông Đà giai đoạn II đối với ông Bùi Minh Trường.
Đồng thời bổ nhiệm ông Lê Minh Quý vào chức danh Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án. Ông Quý sinh năm 1971 và là thạc sỹ quản trị kinh doanh - kỹ sư xây dựng.

Săn "thủy quái" trên sông Đà sẽ chỉ còn là truyền thuyết?

Người ta vẫn gọi nghề đánh cá trên sông Đà là "nghề săn thủy quái".

Săn "thủy quái" trên sông Đà sẽ chỉ còn là truyền thuyết?
Trọng lượng mỗi con lên đến cả chục, thậm chí cả trăm cân, hình thù kỳ dị, chuyên ăn xác động vật, thậm chí là xác người chết khiến câu chuyện về "thủy quái" càng trở nên rùng rợn.

Truy tố 9 cán bộ vụ vỡ đường ống nước sông Đà

(Kiến Thức) - 9 bị can bị truy tố trong vụ án vỡ đường ông nước sông Đà gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới đời sống của hàng trăm nghìn hộ dân.

Truy tố 9 cán bộ vụ vỡ đường ống nước sông Đà
Ngày 15/12, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ban hành bản cáo trạng số 03 truy tố nhóm cựu cán bộ liên quan tới loạt vụ vỡ đường ống nước sông Đà. Cáo trạng này thay thế cáo trạng số 05/CT-VKSTC - V3 ngày 1/2/2016.
Theo đó, có 9 bị can bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” gồm: Hoàng Thế Trung (SN 1960) - nguyên Giám đốc BQL Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà; Nguyễn Văn Khải - nguyên Phó Giám đốc, Trương Trần Hiển - nguyên Trưởng phòng vật tư thiết bị Ban quản lý Dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội; Trần Cao Bằng, Vũ Thanh Hải - nguyên giám đốc và Phó giám đốc Cty CP Ống sợi thủy tinh Vinaconex; Đỗ Đình Trì - nguyên Trưởng đoàn Tư vấn giám sát Cty CP Nước và Môi trường Việt Nam (Viwase); Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống và Bùi Minh Quân - cán bộ của Viwase.

Tin mới