Xuất hiện loại tắc kè hoa tưởng như đã tuyệt chủng sau 100 năm

Sau 1 thế kỷ, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện cá thể tắc kè hoa Voeltzkow xuất hiện trở lại.

Xuat hien loai tac ke hoa tuong nhu da tuyet chung sau 100 nam
Phát hiện loại tắc kè hoa tưởng như đã tuyệt chủng sau 100 năm

Các nhà khoa học phát hiện tắc kè hoa Voeltzkow được cho đã vĩnh viễn mất tích trong chuyến thám hiểm quanh hòn đảo phía tây bắc châu Phi. Đây là loài tắc kè hoa vô cùng khó nắm bắt, phát hiện lần cuối ở Madagascar cách đây 100 năm.

Tắc kè hoa Voeltzkow thường sinh sống trong mùa mưa, sinh sản và lớn rất nhanh, tuổi thọ ngắn ngủi.

Chúng có khả năng nguỵ trang tài tình. Những con cái thường chuyển màu sắc sặc sỡ khi bị căng thẳng, khi mang thai hoặc khi chạm trán với con đực. Môi trường sống cùng với tuổi thọ vô cùng ngắn đã biến chúng thành một trong những loài bò sát khó nắm bắt nhất trong tự nhiên.

Xuat hien loai tac ke hoa tuong nhu da tuyet chung sau 100 nam-Hinh-2
Tắc kè hoa nổi tiếng  trong việc ẩn mình tránh né những kẻ săn mồi cũng như khi đi săn bắt con mồi, nhưng việc ẩn danh quá lâu suốt 1 thế kỷ thật là ấn tượng.

Bước đột phá lần này có ý nghĩa quan trọng khi các nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát và hy vọng lần đầu tiên hiểu được mô hình hành vi cũng như nhiều thông tin khác vì ngay cả những dữ liệu cơ bản nhất cũng không tồn tại từ trước đến nay.

Salamandra, nhóm gồm các nhà nghiên cứu của Cơ quan thu thập các loài động vật đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy phân tích gen của tắc kè hoa Voeltzkow phát hiện chúng có liên quan mật thiết với loài tắc kè hoa Labord từng được biết đến trước đây.
Xuat hien loai tac ke hoa tuong nhu da tuyet chung sau 100 nam-Hinh-3

Tắc kè hoa Voeltzkow có vòng đời ngắn ngủi, chỉ sống được khoảng vài tháng, là tuổi thọ ngắn nhất từng được ghi nhận đối với động vật có xương sống bốn chân.  Trong môi trường sống tự nhiên, trứng của loài này sẽ nở khi có những cơn mưa đầu tiên ở  tháng 11.

Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng đến khoảng tháng 1, chúng đạt đến độ trưởng thành thành thục sinh dục. Sau đó sẽ tìm bạn tình, đẻ trứng khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3.

Tắc kè hoa Voeltzkow lần đầu tiên được mô tả vào năm 1893 do nhà khoa học người Đức Oskar Boettger thực hiện. Sau này nó được gọi tên đầy đủ là Alfred Voeltzkow để vinh danh nhà sinh vật học người Đức Alfred Voeltzkow .

Điểm danh 10 loài vật đã tuyệt chủng ở Việt Nam 2 thập kỷ qua

Tê giác hai sừng, bò xám, lợn vòi... là những loài động vật đã bị xác nhận tuyệt chủng ở Việt Nam trong khoảng 2 thập kỷ qua:

Diem danh 10 loai vat da tuyet chung o Viet Nam 2 thap ky qua

10 động vật sắp biến mất khỏi trái đất vĩnh viễn

Do tác động của con người và hiện tượng nóng lên toàn cầu, lượng động vật tuyệt chủng ngày một tăng. Mỗi ngày có tới 150 loài vĩnh viễn biến mất.

10 dong vat sap bien mat khoi trai dat vinh vien

 Lượng động vật tuyệt chủng ngày một tăng, mỗi tiếng có 3 loài và mỗi ngày có tới 150 loài động vật vĩnh viễn biến mất. trong danh sách các loài động vật tuyệt chủng này phải kể đến chim dẽ mỏ mảnh (còn chưa tới 50 cá thể): Số lượng loài chim này còn lại rất ít (bên phải, cạnh chim dẽ Á Âu). Các cá thể chủ yếu sống ở Italy, Hy Lạp, Morocco và Hungary.

10 dong vat sap bien mat khoi trai dat vinh vien-Hinh-2
 Tê giác Java (60 cá thể): Tê giác Java có màu xám nhạt với sừng đơn dài khoảng 30 cm. Loài ăn cỏ này có thể cao 1,7 m, dài 3,2 m. Chúng chỉ sinh sống ở vườn quốc gia Ujung Kulon, Java, Indonesia.

Tin mới