Cụ thể, khi người dùng có nhu cầu vay tiền online và cần tìm hiểu, sẽ có rất nhiều fanpage, tài khoản Facebook đứng ra nhận là nhân viên tư vấn của các ứng dụng.
![]() |
Những lời mời mọc hấp dẫn của các "nhân viên tư vấn vay online". |
![]() |
"Nhân viên tư vấn" xin thông tin OTP để đăng nhập vào ứng dụng cho vay. |
Theo ông Tuấn, người tự nhận là nhân viên kia đã lấy thông tin của ông để đăng ký gói vay hộ ông.
"Qua tìm hiểu, tôi biết được ứng dụng này sẽ trả hoa hồng cho mỗi hợp đồng vay mà một người kiếm được. Chỉ vì thiếu cảnh giác mà tôi biến mình từ tìm hiểu sang con nợ", ông Tuấn ngậm ngùi.
Ngoài chiêu trò nhận "tư vấn" vay tiền online này, một số kẻ gian còn tạo phễu, đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng để vay ở các nền tảng khác.
Trong nhiều hội nhóm vay tiêu dùng online, người dùng phản ánh việc một số ứng dụng mạo danh cho vay, thu thập thông tin của người dùng với mục đích thẩm định.
"Sau khi thẩm định, sẽ có tin nhắn trả về từ ứng dụng với nội dung khoản vay không được duyệt. Thế nhưng những thông tin đó lại được dùng để đăng ký vay tại một ứng dụng khác", tài khoản Facebook Kenybank chia sẻ trường hợp của bản thân.
Theo ông Trường An, nhân viên một ngân hàng quốc tế tại quận 1, TP.HCM, để không thành nạn nhân của các ứng dụng cho vay online, người dùng cần cân nhắc khi gửi thông tin cá nhân của mình.
"Chỉ khi nắm rõ lãi suất, cách thức cho vay, đồng ý với các điều khoản sau khi đã đọc kỹ thì người dùng mới nộp thông tin các nhân. Thông tin các nhân của người dùng khi nộp lên sẽ là bằng chứng phản lại họ khi có tranh chấp", ông An cho biết.