Xúc động vì Báo KH&ĐS quan tâm nhiều tới các cụ cao niên

(Kiến Thức) - Nối tiếp thành công của cuộc thi “Bí quyết sống khoẻ” lần 1 và mong muốn những bí quyết gìn giữ sức khoẻ của các cụ nhân rộng cho xã hội, Báo KH&ĐS đã long trọng tổ chức lễ trao giải cuộc thi “Bí quyết sống khoẻ” lần 2. 

"Xúc động vì Báo KH&ĐS quan tâm nhiều tới các cụ cao niên", đó là tâm sự của nhiều cụ tới dự lễ trao giải cuộc thi Bí quyết sống khoẻ lần 2 do Báo KH&ĐS tổ chức tại Hà Nội ngày 2/4 vừa qua.
Cụ bà trên 100 tuổi nhận giải thưởng.
 Cụ bà trên 100 tuổi nhận giải thưởng.
Tham dự lễ trao giải lần này có TS Nguyễn Đình Anh, Phó Vụ trưởng, Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế; TS Phan Tùng Mậu, Phó Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cùng hàng chục câu lạc bộ dưỡng sinh, người cao tuổi trên khắp cả nước về dự.
70 tuổi vẫn còn trẻ
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Quang, Tổng Biên tập Báo KH&ĐS, Trưởng ban tổ chức cuộc thi Bí quyết sống khoẻ chia sẻ, cuộc thi “Bí quyết sống khoẻ” do Báo KH&ĐS tổ chức lần 2 diễn ra 7 tháng, ban tổ chức nhận được gần 4.000 bài từ khắp mọi miền của tổ quốc và chọn ra được 96 bài lọt vào vòng trung kết để đăng tải lên báo. 
Các bài dự thi đều có những bí quyết hay, nhưng với chúng tôi không thể trao giải tất cả 4.000 bài được mà chỉ chọn ra những tác phẩm, những nhân vật có cách sống khoẻ đơn giản mà tác dụng. Cuộc thi đã toát lên ý nghĩa, chúng ta không có tuổi già. Hầu hết những bài dự thi là các cụ ở tuổi 80, 90 mà vẫn còn khoẻ. Thậm chí tại buổi lễ trao giải có 2 cụ đã 102 tuổi vẫn minh mẫn, tự đi lại được và đến nhận giải.
Ông Hà Văn Vóc.
 Ông Hà Văn Vóc.
Ban tổ chức chọn ra các bí quyết sau để trao giải: Tinh thần luôn vui vẻ, không tham lam, cũng không giận hờn hay vui quá, buồn quá; Trí óc luôn được vận động, luôn tham gia hoạt động xã hội. Hầu hết các cụ đều không uống rượu bia, thuốc lá, ăn uống điều độ như cụ đoàn Thị Nghị (Phú thọ 102 tuổi) có bí quyết sống khoẻ là ăn chay thờ Phật. Cả đời cụ không bao giờ ăn động vật 4 chân hay có những bác bị trọng bệnh như ung thư, mổ 5 lần vì hoại tử bụng, bị bác sĩ trả về nhưng cuối cùng các bác đã luyện tập, có những bí quyết sống khoẻ để vượt qua bệnh tật. Nhiều giải thưởng ý nghĩa
Với 96 tác phẩm, ban tổ chức đã mời thêm 2 giám khảo là PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia và TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam chấm. Sau nhiều lần nâng lên, đặt xuống, xem xét kỹ lưỡng, Ban Tổ chức và Ban Giám khảo quyết định trao 7 giải thưởng cho các tác giả và 30 giải nhân vật có bí quyết sống khoẻ độc đáo nhất.
Phát biểu tại lễ trao giải, ông Hà Văn Vóc (Thanh Thủy, Phú Thọ) một trong những nhân vật đạt giải xúc động: “Tôi thấy cuộc thi rất có ý nghĩa, là nơi sẻ chia những kinh nghiệm quý báu của các cụ. Trước kia tôi không mắc bệnh nào, nhưng năm 2012 mắc bệnh khó thở, gầy sút cân, phải lên Bệnh viện Lao Phú Thọ điều trị. Bác sĩ cho biết bị tràn dịch màng phổi, điều trị 2 tháng 10 ngày, cứ suốt ngày hút dịch, người chỉ còn 38kg. Về nhà thấy con cháu đã mua quan tài, nhưng khi bác sĩ tư vấn sẽ điều trị khỏi thì tôi yên tâm. Khi về nhà chân phải phù nề, tay phải không cầm, nắm, ăn cơm được, đi lại khó khăn. Tôi đặt ra chế độ tập luyện cho mình: Kiên trì tập 2 tay 2 gậy để đi, rồi bỏ dần 1 gậy, giờ không cần gậy. Lúc đầu đi 1cây cột điện, xong đi 2 cây cột điện, giờ đi 15 cây cột điện xong về, chính vì vậy mà sức khoẻ ổn định lại...”.
Tác giả Phạm Ngọc Châu, người đạt giả nhất với tác phẩm “Sinh hoạt giản dị nuôi dưỡng tinh thần” chia sẻ: Với tư cách là độc giả lâu năm của Báo, là một trong những cộng tác viên có nhiều bài dự thi, khi viết về các cụ, tác giả không chỉ nhiệt tình mà phải thông cảm để các cụ chia sẻ cho cộng đồng, nói về cụ phải chính xác, ghi thông tin từ các cụ, con cháu các cụ, Hội Người cao tuổi... thì mới chinh phục được tòa soạn.
Giao lưu của các cụ trong buổi lễ.
 Giao lưu của các cụ trong buổi lễ.
Ông Hoàng Minh Châu, Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Dược, một trong những đơn vị tài trợ cho cuộc thi phấn khởi cho biết: Ý nghĩa nhân văn của cuộc thi rất lớn. Tôi là người trẻ, nhưng hôm nay được các bác cho nhiều kinh nghiệm về dưỡng sinh, rèn luyện sức khoẻ, đây là bài học lớn ghi được từ cuộc thi. Trên tinh thần người làm thuốc Nam thì thấy những bí quyết về dưỡng sinh, sức khoẻ của các bác, các cụ là rất quý giá đối với mọi người...
Phát động cuộc thi “Sống khoẻ - Sống cao đẹp” lần 3
Kết thúc chương trình, ông Nguyễn Minh Quang, Tổng Biên tập phát động cuộc thi “Sống khoẻ - Sống cao đẹp” lần 3 bắt đầu từ ngày 2/4/2014 đến ngày 2/4/2015. 
Tham gia cuộc thi là toàn thể bạn đọc là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên viết về gương người thật, việc thật của những người mang quốc tịch Việt Nam 60 tuổi trở lên. 
Bài viết dự thi cũng có thể do chính nhân vật viết về tấm gương của mình hoặc viết về người khác. Bài viết có nêu cao tấm gương sống khoẻ, sống đẹp, sống có ích, vươn lên trong cuộc sống, gây xúc động hoặc khâm phục cho mọi người. Ví dụ: Một người suốt đời làm từ thiện; một người có hoàn cảnh éo le như một mình nuôi con ăn học thành tài; một người bệnh tưởng chết nhưng vẫn gắng sống có ích; hai ông bà già chăm nhau không phiền đến con cái; một người tuổi rất cao có tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống; người sống đẹp, luôn giúp đỡ bà con lối xóm; người có kinh nghiệm sống khoẻ để luôn có thể chất khoẻ, tinh thần minh mẫn... Các nhân vật là phát hiện của độc giả nhưng cũng có thể là nhân vật đã được đăng báo và được cập nhật thông tin mới nhất.
Mỗi bài viết cô đọng trong khoảng 600 từ, có ảnh chụp mới trong khoảng 1 tháng, là ảnh sinh hoạt đời thường để minh họa cho bài viết (không phải ảnh chứng minh thư), có địa chỉ cụ thể. Bài viết có tên thật của tác giả, có nơi công tác, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại liên hệ. 
Bài gửi về địa chỉ của Báo KH&ĐS số 465B Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội hoặc qua địa chỉ hòm thư toasoan@gmail.com. Bài dự thi hợp lệ được là bài tuân thủ các yêu cầu do tòa soạn đặt ra, thời gian nộp bài tính theo dấu bưu điện hoặc thời gian trên hòm thư điện tử. Các bài viết gửi đến đạt yêu cầu sẽ được đăng báo và được hưởng nhuận bút của tòa soạn.

7 bí quyết sống khỏe khi mắc bệnh Parkinson

(Kiến Thức) - Đây là những bí quyết có thể giúp mọi người quản lý tốt hơn các triệu chứng của bệnh Parkinson và có một cuộc sống khỏe mạnh.

1. Một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh và uống nhiều nước rất quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt khi bạn bị bệnh Parkinson. Đó là bởi những người bị Parkinson có nhiều khả năng gãy xương hơn nếu ngã, bị táo bón, hoặc gặp khó khăn trong việc duy trì trọng lượng của họ.

1. Một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh và uống nhiều nước rất quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt khi bạn bị bệnh Parkinson. Đó là bởi những người bị Parkinson có nhiều khả năng gãy xương hơn nếu ngã, bị táo bón, hoặc gặp khó khăn trong việc duy trì trọng lượng của họ. 

Cẩm nang sống khỏe cho người vừa bị gãy xương

(Kiến Thức) - Gãy xương có thể gây nên cơn ác mộng cho người bệnh bởi họ gặp nhiều rắc rối trong làm việc, di chuyển và gặp gỡ bạn bè.

Bệnh nhân hoàn toàn có thể giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn bằng cách thực hiện những hướng dẫn sau.

Bệnh nhân hoàn toàn có thể giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn bằng cách thực hiện những hướng dẫn sau.

Sử dụng vòi hoa sen khi tắm: bạn nên sử dụng vòi hoa sen để đảm bảo an toàn thay vì tắm bồn bởi nước ở thành bồn có thể khiến bạn dễ bị trơn trượt, khiến tình hình càng xấu trở nên tồi tệ hơn. Khi tắm, bạn cũng nên đặt một miếng cao su mỏng kê chân để tránh trượt ngã.

Sử dụng vòi hoa sen khi tắm: bạn nên sử dụng vòi hoa sen để đảm bảo an toàn thay vì tắm bồn bởi nước ở thành bồn có thể khiến bạn dễ bị trơn trượt, khiến tình hình càng xấu trở nên tồi tệ hơn. Khi tắm, bạn cũng nên đặt một miếng cao su mỏng kê chân để tránh trượt ngã.

Tin mới