Xung đột Nga - Ukraine có thể được định đoạt trong những tháng tới

Theo nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh Châu Âu (EU), số phận của Ukraine phụ thuộc vào nguồn viện trợ liên tục của phương Tây.

RT đưa tin, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho rằng “trong những tháng tới, cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể được định đoạt”.
Để Ukraine tránh thất bại, ông Borrell cho hay, các nước thành viên EU phải gửi thêm tiền mặt và vũ khí cho Kiev.
Khi được tờ El Pais của Tây Ban Nha hỏi bên nào “chiến thắng” trong cuộc xung đột, ông Borrell nói rằng Nga “chưa thắng trong cuộc chiến, nhưng họ cũng chưa thua”. Tuy nhiên, tờ báo chỉ ra rằng theo báo cáo tình báo phương Tây, “Nga đã chuẩn bị tốt và Ukraine đang mất dần ưu thế”.
Xung dot Nga - Ukraine co the duoc dinh doat trong nhung thang toi
Ông Josep Borrell. Ảnh: RT.  
“Trong những tháng tới, cuộc chiến có thể được quyết định”, ông Borrell nói.
Cuộc phỏng vấn của ông Borrell với El Pais được công bố hôm 24/2, một tuần sau khi Nga tuyên bố giành quyền kiểm soát thị trấn Avdeevka quan trọng ở Donbass. Sau đó, lực lượng Nga tiếp tục mở cuộc tấn công khác.
EU đã cam kết viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo gần 85 tỷ euro (92 tỷ USD) cho Ukraine kể từ tháng 2/2022, trong khi các quốc gia thành viên riêng lẻ của khối này đã viện trợ thêm hàng chục tỷ euro. Trong đó, Đức đã viện trợ quân sự cho Kiev hơn 17 tỷ euro, còn Đan Mạch cung cấp cho Ukraine số vũ khí và đạn dược trị giá 8,4 tỷ euro.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Nga cáo buộc Ukraine đứng sau âm mưu đầu độc nhiều phi công Nga

Bất ngờ: Nga "lật đổ" Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới

Trong điều kiện xung đột và chịu hàng ngàn lệnh trừng phạt, nền kinh tế Nga vẫn trụ vững và có bước tiến đáng nể khi lọt top 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đã được định hình lại đáng kể bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra từ tháng 2/2022. Tác động của sự kiện này đã lan tỏa đến mọi quốc gia trên thế giới. Trong đó, Mỹ và Hàn Quốc là những quốc gia được hưởng lợi lớn khi có nhiều đơn đặt hàng mua vũ khí cao cấp; những nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu ở Trung Á và vùng Vịnh Ả Rập cũng đã gặt hái được rất nhiều lợi ích từ việc giá dầu tăng vọt. 

Trái ngược hoàn toàn với những quốc gia trên, các thành viên của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Đức đang bước vào giai đoạn kinh tế gặp khó khăn nghiêm trọng. Việc mất khả năng tiếp cận thị trường Nga đối với các loại hàng xuất khẩu và việc Nga đột ngột ngừng cung cấp nguồn năng lượng rẻ tiền đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế của Đức. 

Một số chuyên gia còn cho rằng, kinh tế châu Âu càng thêm khó khăn là do mất đi những khoản tiền khổng lồ từ giới tài phiệt Nga đã đầu tư vào các nền kinh tế châu Âu trong suốt ba thập kỷ qua. Khi thị trường châu Âu suy yếu, Trung Quốc, Israel và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất đang cạnh tranh để mở rộng thị phần của họ trên thị trường hàng tiêu dùng Nga. 

“Châu Phi thứ hai”

Các nhà phân tích của tạp chí Military Watch gọi Nga là "châu Phi thứ hai" của châu Âu trong giai đoạn hậu Xô Viết, Nga đã cung cấp cho các thành viên EU tài nguyên thiên nhiên giá rẻ, nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời Nga cũng là thị trường tiêu thụ hàng đầu cho các sản phẩm xuất khẩu của EU và là chìa khóa cho sự thịnh vượng của lục địa khan hiếm tài nguyên này. 

Bat ngo: Nga
Xe tăng Leopard 2A6 của Đức bị tiêu diệt ở Ukraine vào tháng 6 năm 2023

Ukraine sẽ nối lại đàm phán với Nga trong trường hợp nào?

Ukraine sẽ chỉ nối lại đàm phán với Nga nếu được các nước phương Tây yêu cầu.

Đây là khẳng định của các chuyên gia trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu và các nỗ lực nhằm thúc đẩy đàm phán tới nay đều không đạt kết quả.
Theo nhà khoa học chính trị Sezer, cựu Đại diện thương mại Thổ Nhĩ Kỳ tại Nga, Ukraine sẽ chỉ nối lại đàm phán với Nga nếu được các nước phương Tây yêu cầu. Ông Sezer nhắc lại ý kiến của ông Arakhamia, lãnh đạo phe Người phục vụ nhân dân của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, rằng cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể đã kết thúc vào mùa xuân năm 2022, khi Ukraine và Nga tiến hành đám phán dưới sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng rất tiếc, sau đó phía Ukraine đã không đồng tình với vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ và Thủ tướng Anh, khi đó là ông Boris Johnson, đã kêu gọi Ukraine không ký kết bất cứ điều khoản nào với Nga.

Tin mới