Yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá khỏi vùng biển của Việt Nam

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá khỏi vùng biển của Việt Nam và tôn trọng quyền chủ quyền được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ảnh vệ tinh cho thấy đội tàu Trung Quốc hiện diện trở lại trong khu vực cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao đã nêu quan điểm trước thông tin này trong họp báo chiều nay (4/11).

Yeu cau Trung Quoc rut tau ca khoi vung bien cua Viet Nam
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao trong họp báo chiều nay. 

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế; được hưởng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình được xác lập phù hợp với Công ước LHQ về Luật biển 1982.

Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp và chính đáng đó.

Theo bà Hằng, việc các tàu Trung Quốc hoạt động trong phạm vi lãnh hải Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm các quy định của UNCLOS 1982 và đi ngược lại tinh thần và nội dung của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá khỏi khu vực nói trên, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.

Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trụ sở tại Washington (Mỹ), tuần trước công bố ảnh vệ tinh chụp ngày 17/10 cho thấy đội tàu Trung Quốc hiện diện trở lại trong khu vực cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo AMTI, các tàu Trung Quốc dàn đều ở khu vực phía bắc cụm Sinh Tồn, một số quay lại neo đậu ở khu vực bãi Ba Đầu.

Trung Quốc chuẩn bị kéo giàn khoan lớn nhất thế giới ra Biển Đông

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, giàn khoan "Biển sâu số 1" nặng hơn 100.000 tấn sẽ được kéo ra Biển Đông để khai thác khí tự nhiên ngay trong tháng 6 này.

Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn thông báo từ Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hôm 29/5 cho biết, giàn khoan "Biển Sâu số 1" do công ty tự sản xuất đã hoàn tất các công đoạn lắp đặt thiết bị, và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 này.

Cũng theo CNOOC, "Biển Sâu Số 1" là giàn khoan đầu tiên trên thế giới nặng tới hơn 100.000 tấn và sẽ được kéo ra khu vực khí Lăng Thủy ngoài khơi đảo Hải Nam trong nửa đầu tháng 6. Giàn khoan này bắt đầu công đoạn khai thác trong cùng tháng. Ước tính mỗi năm, giàn khoan "Biển Sâu số 1" có thể khai thác 3 tỉ mét khối khí tự nhiên.

Phát huy tối đa tiềm năng điện gió ngoài khơi

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển điện gió ngoài khơi. Đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhằm định hướng phát triển kinh tế biển và khai thác tiềm năng phát triển điện gió và các dạng năng lượng tái tạo khác ở vùng biển và ven biển Việt Nam, tuy nhiên lộ trình triển khai thực tế cần được cụ thể hóa, bà Ngô Thị Tố Nhiên – Giám đốc Điều hành Tổ chức sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIET) cho biết tại Toạ đàm trực tuyến “Phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam: các quy định đánh giá tác động môi trường và xã hội” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng VIET tổ chức.

Điện gió ngoài khơi - thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam

Tin mới